Cậu bé 10 tuổi đỗ ĐH, é.p bố mẹ mua nhà để học tiến sĩ năm 16 tuổi: Phóng viên tìm đến tận trường mới biết sự thật bất ngờ

Thần đồng Trung Quốc chỉ cần 2 năm để học tiểu học, 2 năm học cấp 2 rồi nhảy thẳng lên cấp 3. Cậu đi thi ĐH khi mới cao 1,43m và trở thành nghiên cứu sinh trẻ nhất đất nước tỷ dân.

Khi 10 tuổi, hầu hết chúng ta đang chuẩn bị vào lớp 5, thậm chí còn chưa biết tới khái niệm “thi đại học”. Thế nhưng có một cậu bé tên Trương Tín Dương khi chưa đầy 10 tuổi đã trở thành “sinh viên đại học trẻ tuổi nhất Trung Quốc”.

Không dừng lại ở đó, năm 13 tuổi, cậu được nhận vào Đại học Công nghệ Bắc Kinh để học thạc sĩ. Năm 16 tuổi, thiếu niên này gia nhập Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh và trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ trẻ nhất. Trước thềm tốt nghiệp cao học, Trương Tín Dương đã khiến công chúng xôn xao khi bắt bố mẹ mua nhà mới chịu học tiếp lên bậc tiến sĩ.

Chân dung Trương Tín Dương

Đã hơn 10 năm trôi qua kể từ khi sự việc này gây chấn động dư luận đất nước tỷ dân. Vậy cuộc sống của thần đồng Trương Tín Dương hiện ra sao?

Thần đồng với những cột mốc phi thường

Trương Tín Dương sinh năm 1995 tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Cha là công chức, mẹ là giáo viên tiểu học, gia đình có truyền thống học tập. Ở tuổi 36, người cha Trương Huệ Tường mới chào đón đứa con đầu lòng nên đặt rất nhiều kỳ vọng vào việc giáo dục Tín Dương.

Khi con trai mới 2 tuổi, ông đã dùng gậy gỗ dạy con viết trên đất. Vợ chồng ông không cho Tín Dương xem TV, thậm chí để tạo môi trường học tập yên tĩnh cho con, gia đình không tiếp khách. Trương Tín Dương cũng nhanh chóng bộc lộ năng khiếu học tập đáng kinh ngạc.

Khi mới 2 tuổi rưỡi, trong 3 tháng cậu đã biết hơn 1.000 chữ Hán. Tín Dương chỉ cần 2 năm đã hoàn thành chương trình 6 năm tiểu học. Sau khi học xong 2 năm cấp hai, cậu bé tự học ở nhà nửa năm và sau đó thì nhảy thẳng lên cấp ba. Năm 2005, khi chưa đầy 10 tuổi, Tín Dương chỉ cao 1.43m đã tham gia kỳ thi đại học.

Ở Trung Quốc chưa bao giờ thiếu truyền thuyết về những “thần đồng”. Nhưng những người có thể học đại học năm 10 tuổi, học cao học năm 13 tuổi và học tiến sĩ năm 16 tuổi vẫn rất hiếm có. Thời điểm đó, nhiều người nghĩ rằng tương lai của đứa trẻ này là vô cùng hứa hẹn. Nhưng đúng là không ai có thể đoán trước tương lai.

Trương Tín Dương trong ngày tốt nghiệp đại học

Năm 2011, Trương Tín Dương được nhận làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và đài truyền hình CCTV đã thực hiện một cuộc phỏng vấn độc quyền với thiếu niên này. Trước đó, cậu đã trực tiếp nói với bố mẹ rằng bản thân sẽ không học lên tiến sĩ nếu bố mẹ không mua nhà. Khi ấy, giá nhà ở Bắc Kinh bắt đầu ở mức hàng chục nghìn NDT mỗi mét vuông. Bố mẹ Tín Dương chỉ là những viên chức bình thường, làm sao có tiền mua nhà ở thủ đô đắt đỏ.

Cuối cùng, hai vợ chồng họ Trương chỉ có thể thuê nhà, nói dối con trai rằng đó là nhà mua để Trương Tín Dương tốt nghiệp thạc sĩ rồi thuận lợi được nhận vào học tiến sĩ. Khi người dẫn chương trình của CCTV hỏi tại sao lại đưa ra yêu cầu này, Tín Dương trả lời: “Bởi vì cha mẹ đặt ước mơ của họ lên em, vì vậy em nghĩ họ cũng nên làm việc chăm chỉ vì em”.

Hóa ra, Trương Huệ Tường từng phải từ bỏ bằng MBA tại Đại học Nhân dân Trung Quốc vì gia đình nghèo khó và ông luôn hối hận về điều này. Từ đó, người cha đã đặt mong ước của bản thân lên con trai mình, dạy dỗ Tín Dương nghiêm khắc ngay từ khi sinh ra.

Cú trượt dốc của thạc sĩ thiếu niên

Trái ngược hoàn toàn với chỉ số IQ cực cao, khả năng giao tiếp của Trương Tín Dương rất đáng lo ngại. Thần đồng này từng có nhiều phát ngôn gây tranh cãi trên mạng xã hội về các vấn đề xã hội, cãi nhau với cư dân mạng để khẳng định quan điểm của bản thân.

Trương Tín Dương nhận sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình từ nhỏ

Nguyên nhân được cho là xuất phát từ môi trường cậu lớn lên. Trương Tín Dương luôn được cha mẹ chăm lo, họ quá coi trọng kiến thức mà bỏ qua sự trưởng thành về tinh thần của đứa trẻ. Bên cạnh đó, bạn bè của Tín Dương đều lớn tuổi hơn và đã bước vào xã hội. Điều này khiến cậu cũng bắt đầu suy nghĩ về tiền bạc, công việc, nhà ở và thậm chí là bạn đời từ rất sớm.

Trương Tín Dương mang trong mình nhiều nỗi lo lắng sớm quá tuổi, nhưng lại không đủ kinh nghiệm và kiến ​​thức để chống chọi với những khó khăn, cám dỗ của cuộc đời. Vì vậy, việc học của anh dần đi vào bế tắc. Để hoàn thành bằng tiến sĩ, Trương Tín Dương đã nhiều lần thay đổi đề tài nghiên cứu nhưng không có kết quả khả quan.

Từ khi được nhận vào đại học, Tín Dương sống dưới sự tán thưởng của giới truyền thông. Hào quang mang lại danh tiếng nhưng đồng thời mang cả áp lực gấp đôi cho thiếu niên này. Giáo sư của anh từng phát biểu với phóng viên: “Ngoài ưu điểm về tuổi tác, Trương Tín Dương không có gì hơn các nghiên cứu sinh tiến sĩ khác. Truyền thông đã kìm hãm sự phát triển và tiến bộ, đồng thời làm cậu ấy lạc lối”.

Hình ảnh cuối cùng của thần đồng họ Trương xuất hiện trên truyền thông

Cuộc phỏng vấn CCTV vào năm 2011 có lẽ là lần cuối cùng Trương Tín Dương xuất hiện trước công chúng. Nhiều năm sau, phóng viên từng tìm đến Đại học không Vũ trụ Bắc Kinh nơi Trương Tín Dương học tiến sĩ mới biết chàng trai này đã rời trường năm 2019, sau 8 năm nhập học. Trong khi đó nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung Quốc mất trung bình 5 năm để tốt nghiệp.

Thế nhưng khi tìm kiếm tên Trương Tín Dương trên một nền tảng đăng các bài nghiên cứu học thuật, phóng viên chỉ tìm thấy luận văn thạc sĩ của chàng trai này, hoàn toàn không có luận án tiến sĩ. Có thông tin cho rằng thần đồng họ Trương đã trở về quê nhà làm giảng viên một trường đại học nhỏ ở địa phương nhưng vì Trương Tín Dương đã biến mất hoàn toàn khỏi truyền thông nên rất khó kiểm chứng.

Tỷ phú giáo dục Trung Quốc Du Mẫn Hồng từng nói rằng nếu cuộc đời của một đứa trẻ chỉ có học và thi, thì dù có vào được Đại học Bắc Kinh hay Đại học Thanh Hoa danh tiếng thì tương lai rất khó thành công. Mục đích của giáo dục nên là nuôi dưỡng một con người độc lập, không phải là một cỗ máy học tập.

Sự trưởng thành của mỗi đứa trẻ đều có quy luật riêng. Nếu cha mẹ quá chú trọng đến điểm số, học hành mà bỏ qua sự phát triển tâm lý, rèn luyện nhân cách của con sẽ khiến đứa trẻ mất đi sức bền và không thể hoàn thành cuộc đua marathon dài cả cuộc đời.

Bi kịch tiến sĩ từ mặt gia đình suốt 20 năm

Cô đơn trong chính căn nhà mình

Vương Vĩnh Cường (SN 1969) xuất thân trong một gia đình nông dân ở Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Anh trai bị bại liệt từ nhỏ. Do đó, Vương Vĩnh Cường sinh ra trong sự kỳ vọng của bố mẹ sau này sẽ gánh vác gia đình và chăm sóc anh trai.

Vương Vĩnh Cường (bên phải) và mẹ. Ảnh: Sohu.

Chứng kiến ​​​​cảnh gia đình nghèo khó từ nhỏ, anh ý thức được chỉ có học mới thoát nghèo. Câu nói ‘tri thức thay đổi vận mệnh’ đã giúp Vương Vĩnh Cường hạ quyết tâm học hành chăm chỉ.

Đối với các gia đình, giấy khen và phần thưởng của con là nguồn động viên tinh thần. Nhưng bố mẹ Vương Vĩnh Cường cho rằng giấy khen không có ý nghĩa thiết thực.

Điều họ mong muốn lớn nhất là Vương Vĩnh Cường ra ngoài kiếm tiền càng sớm càng tốt và anh phải có trách nhiệm chăm sóc anh trai.

Vươn lên trong nghịch cảnh

Khoảng cách từ nhà đến trường là 50km, để tiết kiệm chi phí cho gia đình anh đi bộ. Thậm chí, Vương Vĩnh Cường thường lang thang ở bãi rác để tìm mẩu bút chì, tẩy, vở nhặt về làm đồ dùng học tập.

Trên con đường tìm kiếm tri thức, Vương Vĩnh Cường luôn cần mẫn, chăm chỉ, điểm số nằm top đầu trường, lớp. Bóng dáng của anh không thể thiếu trên bục trao thưởng của trường. Dù điều kiện học tập thiếu thốn, nhưng anh luôn cố gắng hết mình.

Ở tuổi 15, Vương Vĩnh Cường tốt nghiệp loại xuất sắc cấp THCS. Anh có nguyện vọng học lên THPT nhưng bị bố mẹ phản đối bởi không ít bạn bè cùng trang lứa trong làng anh đã bỏ học từ tiểu học để phụ giúp gia đình.

Bố mẹ nghĩ đến việc cho Vương Vĩnh Cường nghỉ học lên thành phố tìm việc. “Nhà chúng ta quá nghèo, con học đã học hết cấp 2. Nếu không đi học, con có thể kiếm tiền phụ gia đình”, bố mẹ nói với Vương Vĩnh Cường.

Với quyết định này của bố mẹ, anh như ‘sét đánh ngang tai’. Sau khi thỏa thuận với gia đình, Vương Vĩnh Cường chấp nhận vừa học vừa làm. Thời gian rảnh, anh đi nhặt rác và bán đồ phế liệu để có thêm thu nhập.

Năm 1987, anh tham gia kỳ thi Cao khảo và đỗ vào ĐH Đông Ngô (ĐH Soochow). Thay vì vui mừng con trai đỗ ĐH, bố mẹ tiếp tục phản đối việc học và quở trách Vương Vĩnh Cường chưa kiếm được tiền.

Vì thành tích tốt, anh nhận được học bổng và trợ cấp sinh hoạt. Mỗi tháng, Vương Vĩnh Cường gửi toàn bộ số tiền này về nhà. Thời gian rảnh, anh làm việc bán thời gian để có tiền sinh hoạt.

Tốt nghiệp đại học, bố mẹ mong muốn Vương Vĩnh Cường đi làm, nhưng anh tiếp tục học lên thạc sĩ. Xuất sắc vượt qua kỳ thi tuyển sinh sau ĐH, anh nhận được học bổng.

Vương Vĩnh Cường quyết định không nói với bố mẹ việc học thạc sĩ. Tuy nhiên, khi biết tin, mẹ anh chỉ trích con là người vô tâm, không có ý thức phụ giúp gia đình.

Gia đình rạn nứt

Học thạc sĩ, anh không có thời gian đi làm thêm, nên số tiền hàng tháng gửi về cho bố mẹ ít hơn. Do đó, mẹ anh không thể chấp nhận, nên đã đến trường đòi thêm tiền.

Sự việc này là khởi đầu cho chuỗi bi kịch. Vương Vĩnh Cường chăm chỉ học hành để cải thiện điều kiện sống của gia đình. Nhưng nỗ lực của anh không được công nhận, sự đòi hỏi của gia đình ngày càng nhiều. Anh kiệt quệ về thể chất và tinh thần.

Những đòi hỏi của bố mẹ đã khơi dậy sự phản kháng của Vương Vĩnh Cường. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, anh rời Tô Châu lên Bắc Kinh học tiến sĩ.

Vương Vĩnh Cường. Ảnh: Sohu.

Vương Vĩnh Cường học tiến sĩ tại ĐH Bắc Kinh. Trong quá trình học, anh phải lòng con gái một giáo sư tại ĐH Bắc Kinh. Sau vài năm tìm hiểu, cả 2 tiến đến hôn nhân.

Cuộc hôn nhân của anh không được bố mẹ ủng hộ. Họ cho rằng, sau khi lấy người này con trai ở lại Bắc Kinh sẽ không gửi tiền về cho gia đình. Bất chấp sự phản đối, ngày cưới anh không mời người nhà đến dự vì sợ bố mẹ gây chuyện.

Sau khi kết hôn, Vương Vĩnh Cường hàng tháng vẫn gửi tiền về cho gia đình. Năm 1999, anh quyết định sang Nhật Bản với tư cách trao đổi nghiên cứu sinh.

Trước khi đi, anh gọi cho mẹ thông báo ra nước ngoài nghiên cứu, 2 năm sau sẽ về. Sau khi ra nước ngoài sinh sống, anh quyết định cắt liên lạc với gia đình.

Sau 20 năm, cố gắng học hành giờ đây Vương Vĩnh Cường có địa vị xã hội, nhưng mối quan hệ với gia đình ngày càng tệ. Hàng loạt biến cố trong đời khiến anh mất đi tình cảm với gia đình. Anh bị người thân coi như ‘máy rút tiền’ và phải gánh vác trách nhiệm nặng nề.

Đỉnh điểm khi mẹ anh bị u.ng th.ư. Gia đình tìm cách liên lạc qua phương tiện truyền thông, nhưng anh vẫn từ chối về nhà gặp mẹ. Trước lời cầu xin của bố khi nói với truyền thông: “Con trai hãy về nhà, mẹ rất nhớ con”. Anh lạnh lùng nhắn cho chú r.uột hy vọng gia đình ngừng tìm kiếm.

Hiện tại, Vương Vĩnh Cường sống một mình, đã ly hôn vợ vì m.âu th.uẫn cuộc sống. Anh là kỹ sư phần mềm tại một công ty ở Mỹ. Khi được hỏi về chuyện của gia đình, anh từ chối trả lời.

Câu chuyện của gia đình Vương Vĩnh Cường đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Một số khán giả bình luận bênh vực anh khi cho rằng việc quyết định c.ắt đ.ứt liên lạc là do Vương Vĩnh Cường bị dồn vào đường cùng bởi không ai muốn từ bỏ tình thân.

Saigon Uniform