Công nghệ AI là gì? Phân loại các công nghệ AI hiện nay

Công nghệ AI là gì?

AI (viết tắt của Artifical Intelligence - Trí Thông Minh Nhân Tạo) là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi. Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết).

Như vậy, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực của khoa học máy tính và công nghệ thông tin, liên quan đến phát triển các hệ thống và chương trình máy tính có khả năng tự động thực hiện các nhiệm vụ thông minh tương tự như con người.

Các phương pháp và kỹ thuật của AI bao gồm: học máy (machine learning), mạng nơ-ron (neural networks), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing), khai phá dữ liệu (data mining), và robot học (robotic process automation).

AI đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, tài chính, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, và nhiều lĩnh vực khác. Nó cũng được sử dụng để giải quyết các vấn đề toán học phức tạp và để phát triển các công nghệ tiên tiến như xe tự hành, máy bay không người lái, và robot công nghiệp.

AI là gì?

AI (Artificial Intelligence) nghĩa là trí tuệ nhân tạo, công nghệ này mô phỏng những suy nghĩ và quá trình tiếp thu kiến thức của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính.

 AI là gì

Tại hội nghị The Dartmouth diễn ra vào năm 1956, khái niệm về công nghệ AI xuất hiện đầu tiên bởi John McCarthy, một nhà khoa học máy tính Mỹ. Hiện nay, công nghệ AI là thuật ngữ phổ biến rộng rãi ở nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm cả quá trình tự động hoá robot đến người máy AI.

Phân loại công nghệ AI

Dựa vào mức độ phức tạp của công nghệ AI, chúng ta có thể chia nó thành 4 loại sau đây:

Loại 1: Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine)

Một ví dụ là Deep Blue, chương trình tự động chơi cờ vua của IBM đã đánh bại kì thủ thế giới Garry Kasparov vào những năm 1990. Công nghệ AI của Deep Blue có thể xác định các nước cờ và dự đoán những bước đi tiếp theo. Nó không có ký ức và không thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để tiếp tục huấn luyện trong tương lai.

Công nghệ AI phản ứng

Loại công nghệ AI này phân tích những động thái khả thi - của chính nó và đối thủ - và chọn hành động chiến lược nhất. Deep Blue và AlphaGO (chơi cờ vây) của Google được thiết kế cho các mục đích hẹp và không thể dễ dàng áp dụng cho tình huống khác.

Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế

Các hệ thống AI này có thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. Một số chức năng ra quyết định này có mặt trong các loại thiết bị không người lái như xe, máy bay drone hoặc tàu ngầm.

Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo

Đây là một thuật ngữ tâm lý. Công nghệ AI này có thể tự mình suy nghĩ và học hỏi những thứ xung quanh để áp dụng cho chính bản thân nó lên một việc cụ thể. Loại công nghệ AI này chưa khả thi trong thời gian hiện tại.

Công nghệ AI là gì 2

Công nghệ AI liệu có phức tạp như bạn nghĩ?

Loại 4: Tự nhận thức

Lúc này cả hệ thống AI có ý thức về bản thân, có ý thức và hành xử như con người. Chúng thậm chí còn có cảm xúc và hiểu được cảm xúc của những người khác. Tất nhiên, loại công nghệ AI này vẫn chưa khả thi.

Một trong các ứng dụng rõ rệt và có hiệu quả nhất của AI là nhà thông minh. Bằng việc kết nối nhiều loại sản phẩm có khả năng học hỏi thói quen của chủ sở hữu nhờ vào trợ lí ảo như Google Assistant, lúc này AI sẽ tận dụng mọi thông tin mà nó ghi nhớ được từ chủ nhân để phục vụ các nhu cầu được đưa ra một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Kết hợp các cảm biến môi trường xung quanh công nghệ AI này có thể dự đoán được tình huống và đưa ra những bước hành động tối ưu cho thiết bị. Sau đó chúng sẽ được sử dụng để đưa ra hành động trong bước tiếp theo.

Saigon Uniform