Bản đồ nước Argentina hay bản đồ các đơn vị hành chính đất nước Argentina trên bản đồ thế giới giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của nước này chi tiết.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin Tất Tần Tật về nước Argentina từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2023.
Mục lục [Ẩn]
Thông tin sơ lược giới thiệu về nước Argentina
Argentina có tên gọi chính thức là Cộng hòa Argentina là quốc gia lớn thứ hai ở lục địa Nam Mỹ theo diện tích. Lãnh thổ của đất nước Argentina trải dài từ dãy núi Andes ở phía tây cho đến biển Đại Tây Dương ở phía đông.
Tên chính thức | Cộng hòa Argentina |
Tên tiếng Anh | Argentina |
Thủ đô | Buenos Aires |
Diện tích | 2.780.400 km2 (diện tích lớn thứ 8 trên thế giới) |
Vị trí địa lý | Đất nước nhỏ đông dân cư nằm ở Tây Bắc Âu với ba vùng lãnh thổ đảo ở Caribbean |
Địa hình | Chia thành 4 phần: đồng bằng màu mỡ Pampa ở trung tâm đất nước, là vùng nông nghiệp chính |
Loại chính phủ | Công hòa liên bang |
Tên miền quốc gia | ar |
Dân số | 45.793.652 người (Năm 2021) |
Ngôn ngữ chính | Tây Ban Nha (chính thức), tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Pháp. |
Đơn vị tiền tệ | Peso |
Thành phố lớn | Buenos Aires, Córdoba, Rosario |
Múi giờ | UTC-3 |
Mã điện thoại: | +54 |
Dân tộc chính | Châu Âu 97%, chủ yếu là người gốc Tây Ban Nha và Ý; Mestizo, Amerindian hoặc các nhóm không phải người da trắng khác 3% |
Diện tích nước Argentina bao nhiêu
Nước Argentina có tổng diện tích tự nhiên 2.780.400 km2 (diện tích lớn thứ 8 trên thế giới và lớn nhất trong số các nước nói tiếng Tây Ban Nha). Trong đó, 92,11% dân số sống ở thành thị (41.630.282 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình là 31,8 tuổi.
Đơn vị hành chính của Nước Argentina: Cấp đơn vị hành chính địa phương thứ nhất của Argentina bao gồm 24 đơn vị, trong đó có 23 đơn vị gọi chung là provincia và một thành phố tự trị (ciudad autónoma) Buenos Aires.
Dân số của nước Argentina bao nhiêu người?
Tính đến năm 2021, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của nước Argentina là 45.793.652 người. Tổng dân số các nước nước Argentina hiện chiếm chiếm 0,58% dân số thế giới.
Argentina đang đứng thứ 32 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số đạt 17 người/km2.
Nước Argentina tiếp giáp với nước nào?
Argentina trải dài 3.900 km từ Bắc xuống Nam, và 1.400 km từ Đông sang Tây (chỗ rộng nhất)
Argentina giáp với Chile tại phía Tây, phía bắc với Bolivia và Paraguay, phía đông (từ phía bắc tới phía nam) với Brazil, Uruguay và Đại Tây Dương, và phía nam với Pasaje de Drake. Argentina giao với Thái Bình Dương thông qua Eo biển Magellan
Địa hình
Bề mặt địa hình của Argentina có thể được chia thành 4 phần: đồng bằng màu mỡ Pampa ở trung tâm đất nước, là vùng nông nghiệp chính yếu của đất nước này;
Vùng cao nguyên từ bằng phẳng tới đồi bát úp giàu tài nguyên Patagonia trải dài từ nửa phía nam của đất nước tới Tierra del Fuego.
Quốc kỳ
Quốc kỳ Argentina là biểu tượng của nhà nước và quốc gia Argentina. Với thiết kế có ba dải màu nằm ngang kích thước bang nhau: màu xanh biển nhạt, màu trắng, màu xanh biển nhạt. Có nhiều cách giải thích về lý do cho những màu sắc.
Bản đồ hành chính nước Argentina khổ lớn năm 2023
Bản đồ du lịch Argentina
Tóm tắt lịch sử của người Argentina
Chính phủ của Raúl Alfonsín đã áp dụng các biện pháp điều tra cho những sự mất tích, thiết lập sự hạn chế dân sự đối với các lực lượng vũ trang, và củng cố thể chế dân chủ. Các thành viên của ba hội đồng quân sự bị truy tố và kết án. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của chế độ trước đã để lại cho nền kinh tế Argentina gánh nặng bởi những điều kiện áp đặt lên nó do cả hai chủ nợ tư nhân và IMF, và ưu tiên trả lãi nợ nước ngoài trong chi tiêu các công trình công cộng và tín dụng trong nước. Sự thất bại của Alfonsín nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế đang tồi tệ đi làm ông mất lòng tin của công chúng. sau một cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1989 dẫn đến một sự tăng giá đột ngột 15 lần và tai hại, ông rời bỏ chức tổng thống sớm năm tháng.
Tổng thống mới đắc cử Carlos Menem bắt đầu theo đuổi sự tư nhân hóa và, sau một đợt siêu lạm phát thứ hai năm 1990, đã tìm đến nhà kinh tế học Domingo Cavallo, người đã áp đặt một tỷ giá hối đoái cố định giữa đồng peso và đô la Mỹ năm 1991 và thông qua những chính sách kinh tế thị trường sâu rộng, tháo gỡ hàng rào bảo hộ và các quy định thương mại, trong khi thúc đẩy sự tư nhân hóa.
Những cải cách này góp phần làm tăng đáng kể về đầu tư và tăng trưởng với sự ổn định giá cả hầu hết suốt thập niên 90; nhưng giá trị cố định của đồng peso chỉ có thể được duy trì bằng sự tràn ngập thị trường với đồng đô la, dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài. Hơn nữa, vào khoảng năm 1998, một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và sự đánh giá quá cao vào sự ổn định của đồng peso dẫn đến sự trượt dần vào khủng hoảng kinh tế. Chiều hướng ổn định và thịnh vượng đã thống trị trong thập niên 90 bị xói mòn nhánh chóng, vào cuối nhiệm kỳ của ông năm 1999, các vấn đề đang chồng chất và những báo cáo tham nhũng đã khiến Menem mất lòng dân chúng.
Tổng thống Fernando de la Rúa thừa kế khả năng cạnh tranh giảm sút trong xuất khẩu, cũng như mức thâm hụt ngân sách tồi tệ. Liên minh cầm quyền ngày càng rạn nứt, và việc bổ nhiệm trở lại nhà kinh tế học Cavallo vào bộ kinh tế được các nhà đầu cơ hiểu như là một động thái khủng hoảng. Quyết định backfired và Cavallo cuối cùng buộc phải thực hiện biện pháp ngăn chặn một làn sóng rút vốn đầu tư và ngăn cuộc khủng hoảng nợ sắp xảy ra (đỉnh điểm là việc đóng băng các tài khoản ngân hàng).
Một bầu không khí bất mãn trong dân chúng xảy ra sau đó, vào 20-12-2001, Argentina lao vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tồi tệ nhất kể từ sự sụp đổ tài chính Barings năm 1890. Diễn ra những cuộc biểu tình đường phố bạo lực, đụng độ với cảnh sát và dẫn đến một số trường hợp tử vong. Không khí hỗn loạn tăng lên, giữa các cuộc bạo loạn kèm theo những lời kêu gọi "tất cả họ nên ra đi", cuối cùng dẫn đến sự từ chức của tổng thống de la Rúa.
Tổng thống tiếp theo Adolfo Rodríguez Saá được bầu ra bởi Hội đồng lập pháp đã tại chức trong nhiệm kỳ chóng vánh 7 ngày trước khi từ chức. hai ngày sau, 2-1-2002 Hội đồng lập pháp bổ nhiệm tổng thống tạm thời Eduardo Duhalde kế nhiệm. Argentina vỡ nợ với khoản nợ quốc tế của mình, và sự cố định giá đồng peso với đô la mỹ trong 11 năm bị bãi bỏ, gây ra sự sụt giá nghiêm trọng của đồng peso và mức lạm phát tăng đột biến. Duhalde, một Peronist với quan điểm kinh tế khuynh tả, phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội và tài chính với tình trạng thất nghiệp cao tới 25% giữa năm 2002, và mức lương thực tế thấp nhất trong 60 năm.
Cuộc khủng hoảng làm lộ ra sự ngờ vực của người dân với giới chính trị gia và thể chế. Sau một năm rung chuyển bởi biểu tình, kinh tế bắt đầu ổn định cuối năm 2002, và lệnh hạn chế rút tiền khỏi ngân hàng được dỡ bỏ tháng mười hai.
Được lợi từ một tỷ giá hối đoái giảm giá trị chính phủ Argentina đã thực thi những chính sách mới dựa trên tái công nghiệp hóa, thay thế nhập khẩu và tăng khối lượng hàng xuất khẩu, bắt đầu có dấu hiệu thặng dư thương mại và tài chính vẵng chắc. Thống đốc Néstor Kirchner, một Peronist cánh tả, được bầu làm tổng thống tháng 5-2003.
Trong nhiệm kỳ của ông, Argentina cơ cấu lại nợ chưa trả với chiết khấu giảm (khoảng 66%) trên hầu hết các trái phiếu, trả hết nợ cho Quỹ tiền tệ quốc tế, thương lượng lại các hợp đồng Công trình hạ tầng kỹ thuật và quốc hữu hóa một số công ty tư nhân trước đây. Kirchner và các nhà kinh tế học của mình, đặc biệt là Roberto Lavagna, cũng theo đuổi một chính sách thu nhập và đầu tư các dự án công cộng mạnh mẽ.
Argentina từ lúc đó có được sự tăng trưởng kinh tế, dù với lạm phát cao. Néstor Kirchner hủy bỏ chiến dịch tranh cử năm 2007, để giúp vợ ông thượng nghị sĩ Cristina Fernández de Kirchner, người trở thành phụ nữ đầu tiên được bầu làm Tổng thống Argentina.
Bà đã chứng kiến kế hoạch gây tranh cãi về việc tăng thuế xuất khẩu nông sản bị thất bại do lá phiếu tie-breaking bất ngờ của phó tổng thống Julio Cobos tháng 7-2008, sau các đợt biểu tình ruộng đất và đóng cửa nhà máy của giới chủ quy mô lớn từ tháng 3 đến tháng 7. Các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nhắc nhở bà Kirchner đẩy mạnh chính sách can thiệp của nhà nước vào những khu vực gặp khó khăn trong nền kinh tế của chồng bà.
Vào ngày 15-7-2010, Argentina trở thành quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latin và quốc gia thứ hai tại nam bán cầu hợp pháp hóa Hôn nhân đồng giới.
Ngày 22 tháng 11 năm 2015, sau vòng đầu tiên không giành đủ số phiếu của cuộc bầu cử Tổng thống ngày 25 tháng 10, Mauricio Macri trở thành Tổng thống Argentina, đánh bại ứng cử viên Mặt trận vì thắng lợi Daniel Scioli của chính phủ cầm quyền trong vòng nhì. Ông nhậm chức vào ngày 10 tháng 12 năm 2015.