Bản đồ Ba Lan (Poland) & Lịch sử & vị trí địa lý chi tiết

Bản đồ nước Ba Lan hay bản đồ các đơn vị hành chính đất nước Ba Lan trên bản đồ thế giới giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của nước này chi tiết.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin Tất Tần Tật về nước Ba Lan từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2023.

Bản đồ đất nước Ba Lan khổ lớn năm 2022
Bản đồ đất nước Ba Lan khổ lớn năm 2023

Thông tin sơ lược giới thiệu về nước Ba Lan

Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia có chủ quyền ở Trung Âu.

Tên chính thức Cộng hòa Ba Lan
Tên tiếng Anh Poland
Thủ đô Warszawa
Diện tích 306.295 km2
Vị trí địa lý Trung tâm châu Âu, phía Tây giáp Đức, Phía Nam giáp Slovakia Belarus, Kriane và Cộng hòa Séc
Loại chính phủ Cộng hòa ISO
Tên miền quốc gia  pl
Dân số 37.770.647 người 
Ngôn ngữ chính Tiếng Ba Lan
Đơn vị tiền tệ Zloty (PLN)
Thành phố lớn Warszawa, Katowice, Krakow, Lodz, Wroclaw, Warsaw
Múi giờ +1:00
Mã điện thoại: +48 
Dân tộc chính Ba Lan 98%, Đức, Ukraina, Belorussian, Lithuania. Tôn giáo: Công giáo La Mã 90%, Chính Thống Đông, Tin Lành, Do thái giáo

Diện tích nước Ba Lan bao nhiêu?

Nước Ba Lan có tổng diện tích tự nhiên khoảng 306.295 km2. Độ tuổi trung bình là 42,1 tuổi

Đơn vị hành chính của Nước Ba Lan: Hiện được chia làm 3 cấp. Đơn vị hành chính địa phương cấp 1 là các tỉnh (tiếng Ba Lan: województwo), cấp 2 là các thành phố và huyện (gọi chung là cấp huyện, powiat), cấp 3 là các xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã, gmina)

Dân số của nước Ba Lan 

Tính đến năm 2023, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của nước Ba Lan là 37.770.647 người. Trong đó, 60,04% dân số sống ở thành thị (22.724.237 người vào năm 2019). Tổng dân số nước Ba Lan hiện chiếm 0,48% dân số thế giới. Mật độ dân số đạt 123 người/km2.

Vị trí địa lý

Nước Ba Lan tiếp giáp với các nước nào? Ba Lan tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic.

Địa hình 

Địa hình Ba Lan gồm hầu như toàn bộ vùng đất thấp của Đồn bằng Bắc Âu, với độ cao trung bình khoảng 173m trên nước biển; chỉ riêng điểm cao nhất là dãy núi Carpathia tạo thành biên giới phía Nam, mật độ rừng lớn thứ 4 Châu Âu cùng nhiều con sông lớn chảy ngang như Wisla, Odra, Warta.

Quốc kỳ của nước Ba Lan

Quốc kì Ba Lan gồm hai sọc ngang có chiều rộng bằng nhau, sọc trên màu trắng và sọc dưới màu đỏ. Hai màu được quy định trong hiến pháp Ba Lan là màu quốc gia. Một biến thể của lá cờ với quốc huy ở giữa sọc trắng được dành hợp pháp để sử dụng chính thức ở nước ngoài và trên biển.

Quốc kỳ của  đất nước Ba Lan
Quốc kỳ của  đất nước Ba Lan

Tiền nước Ba Lan: Zloty của Ba Lan là tiền tệ Ba Lan (PL, POL).

Khí hậu nước Ba Lan: Ba Lan có khí hậu ôn hòa với kiểu khí hậu đại dương ở Tây Bắc và ấm dần, trở thành kiểu khí hậu lục địa về phía Đông Nam. Thời tiết nơi đây khá dễ chịu, ấm áp vào mùa hè và lạnh khô vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình trên cả nước khoảng 20°C – 25°C vào mùa hè và -2°C – 5°C và mùa đông.

Thu nhập bình quân đầu người của Ba Lan

Năm 2020, GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Ba Lan là 15.656 USD/người. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Ba Lan đạt -2.66%, giảm -39 USD/người so với con số 15.695 USD/người của năm 2019. 

Năm 2023, GDP bình quân đầu người của Ba Lan dự kiến sẽ đạt 15.617 USD/người nếu nền kinh tế Ba Lan vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và mức dân số như năm vừa rồi.

Ba Lan giàu hay nghèo?

Kinh tế Ba Lan được xem là nền kinh tế mạnh nhất trong số các quốc gia ở Đông Âu (sau Ba Lan), với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm là trên 6.0%. Ba Lan luôn theo theo đuổi chính sách kinh tế tự do suốt từ những năm 1990.

  • Tổ chức kinh tế: EU, WTO và OECD
  • GDP theo lĩnh vực: nông nghiệp: 3.5%; công n...
  • Viện trợ: $137 tỉ EU; $142 tỉ EU (2014–20)
  • Tăng trưởng GDP: 3.4% (2014)
     

Bản đồ đất nước Ba Lan khổ lớn năm 2023

Bản đồ đất nước Ba Lan năm 2022
Bản đồ đất nước Ba Lan năm 2023, Click vào hình để xem kích thước lớn
Bản đồ Ba Lan
Click vào hình để xem kích thước lớn

Bản đồ du lịch Ba Lan

 Bản đồ du lịch Ba Lan
Click vào hình để xem kích thước lớn

Cuộc sống ở Ba Lan của Người Việt Nam

Cộng đồng người Việt có cuộc sống ở Ba Lan khá hòa đồng và được chấp nhận rộng rãi ở Ba Lan, mặc dù quan điểm con người nơi đây khá không thích người nhập cư. Nếu tới nơi đây, các bạn có thể thấy người Việt ở “Trung tâm thương mại” (nơi buôn bán sôi động tại vùng ngoài ô ở Ba Lan thủ đô Warsaw). Các bạn sẽ ngạc nhiên với một không khí náo nhiệt cùng với những tiếng cò kè mặc cả bằng tiếng Việt. Cùng với đó là nhưng biển quảng cáo được ghi bằng tiếng Việt Nam. Từ đó, ta có thể thấy được người Việt đã có một bước tiến dài ở nơi đây.

Người Việt sang Ba Lan từ những năm 1980 thông qua các chương trình trao đổi sinh thời đó. Từ lúc đó, đã có rất nhiều sinh viên Việt Nam ở lại và định cư, sinh sống ở đây. Cho tới hiện nay đã có khoảng 50.000 người Việt ở Ba Lan, và con người Việt Nam hoặc Ba Lan đã hòa nhập cuộc sống ở Ba Lan một cách nhanh chóng và ngày càng xuất hiện các ngôi chùa, miếu Phật giáo cùng với một số món ăn truyền thống ở Việt Nam đã xuất ở nơi đây như là món ăn Phở mà người Việt Nam không ai không biết.

Các di sản văn hóa của Ba Lan được UNESCO công nhận

  • Thành cổ ở Krakow.
  • Mỏ muối Hoàng gia ở Wieliczka và Bochnia.
  • Khu rừng bảo tồn Puszcza Białowieska.
  • Thành cổ ở Vác-sa-va.
  • Khu thành phố thời Trung cổ ở Toruń.
  • Công viên Mużakowski.
  • Gian phòng Thế kỷ (Hala Stulecia) ở Wrocław.

Tóm tắt lịch sử đất nước Ba Lan

Ba Lan bắt đầu trở thành một thực thể và lãnh thổ được ghi nhận từ khoảng giữa thế kỷ thứ X dưới thời triều đại Piast. Nhà vua Ba Lan đầu tiên được ghi chép trong lịch sử, Mieszko I, được rửa tội năm 966, chấp nhận Công giáo làm tôn giáo chính thức mới của quốc gia, và đa phần dân cư đều cải theo đạo này trong thế kỷ tiếp sau. Ở thế kỷ XII, Ba Lan bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ hơn, các quốc gia này sau đó đã bị các đội quân Mông Cổ tàn phá trong những năm 1241, 1259 và 1287. Năm 1320 Władysław I trở thành vua nước Ba Lan mới tái thống nhất. Con trai ông, Kazimierz III, chấn chỉnh lại nền kinh tế Ba Lan, xây dựng các lâu đài mới và chiến thắng trong cuộc chiến với Lãnh địa công tước Ruthenia (Lwów trở thành một thành phố Ba Lan).

Tử thần Đen (nạn dịch hạch) ảnh hưởng tới hầu như mọi vùng châu Âu trong giai đoạn 1347-1351 không lan tới Ba Lan cho tới tận năm 1389.

Thời triều đại Jagiellon, lập liên minh với nước láng giềng Litva. Một thời kỳ hoàng kim diễn ra trong thế kỷ XVI sau khi Liên minh Lublin, lập ra Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Các công dân Ba Lan kiêu hãnh về những quyền tự do thời trước (Złota Wolność) của mình và hệ thống nghị viện Sejm, với quyền ưu tiên lớn nhất dành cho giới quý tộc szlachta. Từ thời ấy, người Ba Lan đã coi tự do là giá trị quan trọng nhất của họ; người Ba Lan thường tự gọi mình là "quốc gia của những người tự do". Về lãnh thổ, Ba Lan bành trướng ra xung quanh, chiếm nhiều vùng đất của Đế chế Nga (những vùng mà nay là Ucraina và Belarus) và thậm chí còn từng bao vây thủ đô Moskva của Nga vào năm 1612.

Giữa thế kỷ XVII, Thụy Điển xâm lược Ba Lan trong thời kỳ hỗn loạn của quốc gia này được gọi là "Đại hồng thuỷ" (potop). Nhiều cuộc chiến chống lại Đế chế Ottoman, Nga, Cossacks, Transilvania và Brandenburg-Phổ cuối cùng kết thúc vào cuối năm 1699. Trong 80 năm tiếp theo, sự suy tàn của chính quyền trung ương và sự đình trệ của các định chế khiến quốc gia trở nên suy yếu, dẫn tới khuynh hướng vô chính phủ và tăng tình trạng phụ thuộc vào Nga. Cuối cùng điều này dẫn tới Liberum Veto (phủ quyết tự do), cho phép bất kỳ một thành viên nghị viện nào cũng có thể làm đình trệ hoạt động của Sejm trong kỳ họp, làm tê liệt hoàn toàn bất kỳ nỗ lực cải cách nào. Các Sa hoàng Nga lợi dụng tình trạng chính trị hỗn loạn này cung cấp tiền cho những kẻ phản quốc trong nghị viện để chúng ngăn cản mọi cải cách và nỗ lực thành lập hiến pháp mới cần thiết cho Ba Lan.Bản mẫu:Polish statehood

Thời đại khai sáng ở Ba Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong trào quốc gia tái thiết đất nước, mang lại hiến pháp văn bản hiện đại đầu tiên của châu Âu, Hiến pháp mùng 3 tháng 5 năm 1791. Quá trình cải cách bị ngừng trệ với ba lần phân chia Ba Lan giữa Nga, Phổ và Áo trong các năm 1772, 1793 và 1795, khiến nước này hoàn toàn tan rã. Những người Ba Lan cảm thấy tự do của họ đang mất đi và đã nhiều lần đứng lên chống lại những kẻ xâm lược (xem Danh sách các cuộc khởi nghĩa Ba Lan).

Napoléon Bonaparte tái lập quốc gia Ba Lan dưới tên Lãnh địa Warszawa,, nhưng sau các cuộc chiến tranh Napoléon, Ba Lan một lần nữa lại bị phân chia bởi Đồng Minh tại Hội nghị Wien. Phần phía đông do các Sa hoàng Nga cai quản với tư cách một Vương quốc Hội nghị, và có một hiến pháp tự do. Tuy nhiên, các Sa hoàng nhanh chóng thu hẹp các quyền tự do của người Ba Lan và cuối cùng đã sáp nhập nước này trên thực tế (de facto). Cuối thế kỷ XIX, vùng Galicia thuộc quyền quản lý của Áo đã trở thành ốc đảo tự do của Ba Lan.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất tất cả các nước Đồng Minh đồng ý việc phục hồi quốc gia Ba Lan mà Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã tuyên bố tại Điểm 13 trong văn bản Mười bốn Điểm của ông. Một thời gian ngắn sau khi Đức đầu hàng vào tháng 11 năm 1918, Ba Lan tái giành độc lập trở thành nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai (II Rzeczpospolita Polska). Nước này tái khẳng định sự độc lập của mình sau một loạt các cuộc xung đột quân sự, nổi tiếng nhất là cuộc Chiến tranh Ba Lan-Xô viết 1919-1921, kết thúc với việc Ba Lan chiếm đóng vùng Tây Ucraina và Tây Belarus.

Cuộc Đảo chính tháng 5 năm 1926 của Józef Piłsudski khiến quyền kiểm soát nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai rơi vào tay phong trào Sanacja. Thời kỳ này kéo dài tới khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra ngày 1 tháng 9 năm 1939, khi nước Đức Phát xít và Liên bang Xô viết tấn công Ba Lan (17 tháng 9). Warszawa bị chiếm ngày 28 tháng 9 năm 1939 và Ba Lan được chia thành hai vùng, vùng phía Tây thuộc quyền kiểm soát của Đức Phát xít, còn vùng phía Đông (những lãnh thổ mà Ba Lan chiếm từ Liên Xô vào năm 1921) được trao trả cho Liên Xô như được đồng thuận trong Hiệp ước Ribbentrop-Molotov. Phần phía đông thuộc Phát xít Đức được gộp vào vùng Chính phủ Chung, và phần phía tây (đa số từng thuộc Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất) được sáp nhập vào Nhà nước Đức.

Trong số tất cả các quốc gia liên quạn tới cuộc chiến, Ba Lan có phần trăm thiệt hại nhân mạng cao nhất: hơn 6 triệu người chết, một nửa trong số đó là người Ba Lan Do Thái. Ba Lan cũng là nước có số quân tham chiến đứng thứ tư của Đồng Minh, sau Hoa Kỳ, và Anh Quốc và Liên Xô, để đánh bại hoàn toàn Phát xít Đức. Khi kết thúc chiến tranh, các biên giới của Ba Lan được mở rộng thêm về phía tây, biên giới phía tây được rời đến ranh giới Oder-Neisse, trong lúc ấy biên giới phía đông lùi về ranh giới Curzon, giống như đường biên giới năm 1919 với Liên Xô. Nước Ba Lan mới xuất hiện nhỏ hơn trước 20% với diện tích 77.500 km² (29.900 dặm vuông). Việc sửa đổi biên giới đã buộc hàng triệu người Ba Lan, Đức, Ukraina và Do Thái phải rời bỏ nhà cửa.

Cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, các lãnh thổ màu hồng được chuyển từ Ba Lan sang Liên Xô và các lãnh thổ màu vàng từ Đức sang Ba Lan. Lãnh thổ Ba Lan ngày nay về cơ bản là giống như thời lập quốc vào giữa thế kỷ 10

Hậu quả của các sự kiện trên là Ba Lan, lần đầu tiên trong lịch sử đa văn hóa của họ, trở thành một đất nước thống nhất chủng tộc. Một cộng đồng Ba Lan thiểu số vẫn đang sống ở các nước lân cận như Ukraina, Belarus và Latvia, cũng như tại các nước khác (xem bài viết người Ba Lan để biết con số dân). Số lượng người Ba Lan tại nước ngoài đông đảo nhất là ở Hoa Kỳ.

Liên bang Xô viết thành lập ra một chính phủ cộng sản chủ nghĩa mới tại Ba Lan, tương tự với đa phần còn lại của Khối Đông Âu. Sự liên minh quân sự bên trong Khối Hiệp ước Warszawa) trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh cũng là một phần của sự thay đổi này. Năm 1948 một bước chuyển sang chủ nghĩa Stalin khiến nước này bắt đầu rơi vào thời kỳ cầm quyền chuyên chế. Nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Polska Rzeczpospolita Ludowa) được chính thức tuyên bố thành lập năm 1952. Năm 1956 chính quyền bắt đầu nới lỏng kiểm soát, thả tự do một số tù nhân và cho thêm dân chúng một số quyền tự do. Sự trấn áp những nhân vật đối lập vẫn diễn ra. Tình trạng hỗn loạn lao động năm 1980 dẫn tới việc thành lập "Công đoàn Đoàn Kết" ("Solidarność") đối lập, và tổ chức này dần trở thành một lực lượng đối lập chính trị. Công đoàn đoàn kết làm xói mòn ảnh hưởng thống trị của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan tức Đảng cộng sản Ba Lan; tới năm 1989 họ đã giành được thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử nghị viện, và Lech Wałęsa, một ứng cử viên của Công đoàn Đoàn kết đã thắng cử tổng thống năm 1990. Phong trào Công đoàn Đoàn kết đã góp phần to lớn vào sự sụp đổ nhanh chóng sau đó của các chính phủ chủ nghĩa cộng sản trên khắp Đông Âu.

Một chương trình liệu pháp sốc đầu thập niên 1990 đã cho phép nước này chuyển đổi nền kinh tế trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất vùng Trung Âu. Dù lâm vào tình trạng sụt giảm tạm thời các tiêu chuẩn kinh tế và xã hội, nhưng nước này đã có được nhiều cải thiện về tự do ngôn luận, điều hành đất nước theo quy chế nghị viện. Ba Lan là nước hậu cộng sản đầu tiên khôi phục sau khủng hoảng, đạt tới mức GDP bằng với mức trước năm 1989. Năm 1991 Ba Lan trở thành thành viên Nhóm Visegrad và gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1999 cùng với Cộng hòa Séc và Hungary. Các cử tri Ba Lan đã bỏ phiếu đồng ý gia nhập Liên minh châu Âu trong một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 6 năm 2003, và nước này đã chính thức trở thành thành viên ngày 1 tháng 5 năm 2004.

Ba Lan gia nhập Hiệp ước Schengen vào năm 2007, do đó, biên giới của đất nước này với các quốc gia thành viên khác của Liên minh châu Âu đã bị dỡ bỏ, cho phép người dân Ba Lan được tự do di chuyển hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của hầu hết các nước EU. Một phần biên giới phía đông của Ba Lan hiện tạo thành biên giới của EU với các nước Belarus, Nga và Ukraine. Khu vực biên giới này ngày càng được bảo vệ tốt, và một phần dẫn đến việc đặt ra cụm từ 'Pháo đài châu Âu'.

Trong nỗ lực tăng cường hợp tác quân sự với các nước láng giềng, Ba Lan đã thành lập Nhóm Visegrád với Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia, với tổng số 3.000 binh sĩ đã sẵn sàng để triển khai. Ngoài ra, ở phía đông Ba Lan, họ đã thành lập nhóm chiến đấu LITPOLUKRBRIG với Litva và Ukraine. Các nhóm chiến đấu này sẽ hoạt động bên ngoài NATO và trong khuôn khổ của Sáng kiến ​​Quốc phòng châu Âu.

Vào ngày 10 tháng 4 năm 2010, Tổng thống Cộng hòa Ba Lan, Lech Kaczyński, cùng với 89 quan chức cấp cao khác của Ba Lan đã chết trong một vụ tai nạn máy bay thảm khốc gần Smolensk, Nga. Tổng thống cùng với các thành viên của Đảng mình lúc ấy đang trên đường tham dự một lễ tưởng niệm hàng năm dành cho các nạn nhân của vụ thảm sát Katyn.

Năm 2011, đảng cầm quyền là Đảng Nền tảng Dân sự (Civic Platform) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội. Ba Lan gia nhập Cơ quan Vũ trụ châu Âu vào năm 2012, và đồng tổ chức giải bóng đá UEFA Euro 2012 cùng với Ukraine. Năm 2014, Thủ tướng Ba Lan là Donald Tusk được bầu chọn làm Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, ông đã tuyên bố từ chức Thủ tướng. Cuộc bầu cử năm 2015 đã đem về chiến thắng cho đảng đối lập là Đảng Pháp luật và Công lý (PiS).

Bản đồ Google Maps đất nước Ba Lan

Saigon Uniform