Bản đồ đất nước Bờ Biển Ngà hay bản đồ các đơn vị hành chính Cộng hoà Côte d'Ivoire trên bản đồ thế giới giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của nước này chi tiết.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin Tất Tần Tật về nước Bờ Biển Ngà từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2023.
Mục lục [Ẩn]
Thông tin sơ lược giới thiệu về nước Bờ Biển Ngà
Tên chính thức | Cộng hòa Cote d'Ivoire |
Tên tiếng Anh | Côte d'Ivoire |
Đơn vị tiền tệ | Communaute Financiere Africaine franc (XOF) |
Thủ đô | Yamoussoukro, Abidjan (thủ đô kinh tế và chính trị trên thực tế) |
Ngày Quốc Khánh | 7/8 (1960) |
Thành phố lớn | Bouaké, Daloa, Gagnoa, Korhogo, Man, San Pedro. |
Diện tích | 322.463 km² (hạng 69) |
Vị trí địa lý | Nằm ở Tây Phi, giáp Ma-li, Buốc-ki-na Pha-xô, Ga-na, vịnh Ghi-nê, Li-bê-ri-a và Ghi-nê. Tọa độ: 8000 vĩ bắc, 5000 kinh tây. |
Địa hình | Phần lớn là đồng bằng bằng phẳng đến nhấp nhô; có núi ở phía tây bắc. |
Loại chính phủ | Cộng hòa |
Tên miền quốc gia | .ci |
Dân số | 27.390.463 người |
Ngôn ngữ chính | Pháp (chính thức); Năm nhóm ngôn ngữ chính là Diula (Dioula), Baule (Baoulé), Dan, Anyin và Senari. |
Tôn giáo | Đạo Hồi (60%), đạo Thiên chúa (22%), tín ngưỡng bản địa (18%). |
Tài nguyên thiên nhiên | Dầu mỏ, kim cương, man-gan, quặng sắt, cô-ban, bô xít, đồng. |
Múi giờ | +0:00 |
Mã điện thoại | +225 |
Bờ Biển Ngà có tên chính thức là Cộng hoà Bờ Biển Ngà hay Cộng hoà Côte d'Ivoire. Đây là một quốc gia nằm ở Tây Phi, có biên giới giáp với Liberia, Guinea, Mali, Burkina Faso, và Ghana về phía tây, bắc, đông, và nằm bên cạnh Vịnh Guinea về phía nam.
Tại sao gọi là Bờ Biển Ngà?
Trong tiếng Pháp, Côte có nghĩa là "bờ biển", d' nghĩa là "của" (tương tự 's - sở hữu cách trong tiếng Anh), Ivoire nghĩa là "ngà voi".
Theo đó, Trong tiếng Việt, quốc gia này được dịch thành Bờ Biển Ngà và trong nhiều ngôn ngữ khác cũng mang ý nghĩa tương tự: Ivory Coast trong tiếng Anh.
Ý nghĩa Quốc kỳ của nước Bờ Biển Ngà
Quốc kỳ của nước Bờ Biển Ngà gồm ba sọc dọc, mỗi sọc có một màu bao phủ toàn bộ. Từ trái sang phải, các màu là cam, trắng và xanh lá cây.
Biểu tượng được thiết lập thông qua điều 48 của Hiến pháp Cộng hòa Côte d'Ivoire. Có nhiều luật pháp khác nhau quy định việc sử dụng cờ Ivorian. Ngoài ra, nó được thiết lập rằng tỷ lệ của cờ là 2: 3.
Diện tích nước Bờ Biển Ngà bao nhiêu?
Nước Bờ Biển Ngà có tổng diện tích tự nhiên 322.463 km² (hạng 69). Trong đó, 78,94% dân số sống ở thành thị (18.801.439 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình là 43,0 tuổi.
Vị trí địa lý
Bờ Biển Ngà là một quốc gia Tây Phi hạ Sahara, bên vịnh Guinea, Đông giáp Ghana, Tây giáp Liberia và Guinea, Bắc giáp Mali và Burkina Faso.
Địa hình được cấu tạo bởi các vùng cao nguyên và núi ở miền Tây; vùng Tây Bắc thoải dần về phía Nam gồm các vùng đồng bằng trầm tích và vùng duyên hải, bờ biển thấp và nhiều cát.
Phía Nam chịu ảnh hưởng khí hậu xích đạo tạo điều kiện thích hợp cho các vùng rừng rậm phát triển và chuyển dần sang các khu rừng thưa và các đồng cỏ nhiệt đới ở phía Bắc.
Côte d'Ivoire hay Bờ Biển Ngà được chia làm 19 vùng gồm:
1. Agnéby | 8. Lacs | 15. Sud-Bandama |
2. Bafing | 9. Lagunes | 16. Sud-Comoé |
3. Bas-Sassandra | 10. Marahoué | 17. Vallée du Bandama |
4. Denguélé | 11. Moyen-Cavally | 18. Worodougou |
5. Dix-Huit Montagnes | 12. Moyen-Comoé | 19. Zanzan |
6. Fromager | 13. N'zi-Comoé | |
7. Haut-Sassandra | 14. Savanes |
Các vùng này lại được chia ra làm 58 khu hành chính
Dân số
Tính đến năm 2021, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của các nước nước Bờ Biển Ngà là 27.390.463 người. Tổng dân số các nước nước Bờ Biển Ngà hiện chiếm 0,35% dân số thế giới.
Nước Bờ Biển Ngà đang đứng thứ 53 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số đạt 86 người/km2.
Địa hình
Địa hình chủ yếu là bằng phẳng với đồng bằng nhấp nhô, với những ngọn núi ở phía tây bắc. Độ cao thấp nhất ở Bờ Biển Ngà là mực nước biển trên bờ biển. Độ cao cao nhất là Núi Nimba, ở độ cao 1.752 mét (5,748 ft) ở phía tây của đất nước dọc theo biên giới với Guinea và Liberia.
Bản đồ hành chính nước Bờ Biển Ngà khổ lớn năm 2023
Bản đồ du lịch đất nước Bờ Biển Ngà
Tóm tắt lịch sử của người Bờ Biển Ngà
Bờ Biển Ngà tuyên bố độc lập vào ngày 7 tháng 8 năm 1960. Từ năm 1960 đến 1993, Bờ Biển Ngà được lãnh đạo bởi Félix Houphouët-Boigny.
Trong giai đoạn này, Bờ Biển Ngà vẫn giữ mối liên kết mật thiết về kinh tế với các nước láng giềng Tây Phi cũng như các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp.
Vào cuối thế kỷ XIX, Cốt Đi-voa (Bờ biển Ngà) bị Pháp chiếm làm thuộc địa; từ năm 1958 là nước Cộng hòa tự trị trong khối Cộng đồng Pháp. Cốt Đi-voa tuyên bố độc lập ngày 7/8/196
Những cư dân đầu tiên của Bờ Biển Ngà đã để lại dấu vết chứng minh cho sự tồn tại của mình rải rác khắp nơi trên vùng đất này. Những nhà sử học đều tin rằng những cư dân đầu tiên đó đã được thay thế hoặc bij đồng hóa bởi tổ tiên của cư dân Bờ Biển Ngà hiện nay bắt đầu từ thế kỉ XVI, bao gồm người Ehotilé (Aboisso), người Kotrowou (Fresco), người Zéhiri (Grand Lahou), người Ega và người Diès (Divo).
Côte d'Ivoire là vùng đất hấp dẫn đối với các thương gia Pháp và Bồ Đào Nha từ thế kỉ 15. Họ đến đây để tìm kiếm ngà voi và nô lệ. Năm 1842, thực dân Pháp chiếm các vùng ven biển, thiết lập chế độ thuộc địa năm 1893 và sáp nhập vào lãnh thổ Tây Phi thuộc Pháp năm 1896. Năm 1934, Abidjan trở thành thủ đô, đất nước phát triển nhờ khai khẩn các đồn điền ca cao và cà phê, việc khai thác rừng được dễ dàng nhờ việc xây dựng đường sắt Abidjan-Niger kéo dài đến biên giới vùng Thượng Volta.
Côte d'Ivoire giành độc lập năm 1960. Côte d'Ivoire cùng Dahomay (Bénin), Niger và Burkina Faso thành lập đồng minh thuế quan năm 1959. Côte d’Ivoire là một trong những nước có nền kinh tế phát triển trong vùng châu Phi cận Sahara, đứng đầu thế giới về xuất khẩu ca cao, là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
Houphouët-Boigny trở thành Tổng thống sau khi đất nước độc lập (1960). Boigny tái đắc cử sáu lần và giữ chức này cho đến năm 1993. Lực lượng sinh viên, nông dân và thợ thuyền đã phản đối buộc Tổng thống phải hợp pháp hóa các đảng đối lập và tổ chức các cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 10 năm 1990. Houphouet Boigny giành thắng lợi với 81% số phiếu.
Về chính trị, Houphouët-Boigny lãnh đạo Bờ Biển Ngà với chính sách "bàn tay sắt". Một số nhận xét mềm mỏng hơn cho rằng sự lãnh đạo của ông giống với hình thái "phụ quyền-gia trưởng". Không có tự do báo chí và chỉ có một chính đảng tồn tại. Điều này được một số người chấp nhận điều này như yêu cầu tất yếu nhằm mục đích tranh thủ lá phiếu của cử tri.
Houphouët-Boigny cũng bị chỉ trích bởi những vấn đề liên quan các dự án quy mô lớn. Nhiều người cho rằng việc chi hàng triệu USD để cải tạo Yamoussoukro, quê hương của Houphouët Boigny, thành thủ đô mới là vô cùng lãng phí; một số người khác thì ủng hộ tầm nhìn của ông theo hướng phát triển thành phố này thành một trung tâm hòa bình, giáo dục và tôn giáo ngay giữa lòng Bờ Biển Ngà.
Nhưng vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ 20, suy thoái kinh té thế giới cộng với hạn hán đã tác động không nhỏ đến kinh tế Bờ Biển Ngà. Cùng với việc lạm dụng khai thác gỗ và đường bị rớt giá, nợ nước ngoài của Bờ Biển Ngà tăng lên gấp 3. Tội phạm gia tăng một cách đáng lo ngại ở Abidjan.
Vào năm 1990, hàng trăm cán bộ nhà nước và sinh viên gây bạo loạn để phản đối tình trạng tham nhũng đang hoành hành. Cuộc bạo loạn buộc chính phủ phải chuyển sang nền dân chủ đa đảng. Sức khỏe của Houphouët-Boigny ngày càng yếu và chết vào năm 1993. Ông đề cử Henri Konan Bédié là người kế nhiệm.
Tháng 10 năm 1995, Bédié giành chiến thắng áp đảo trước phe đối lập rời rạc và thiếu tổ chức trong lần tái tranh cử. Bédié thắt chặt sự kiểm soát về chính trị, tống giam hơn 700 người ủng hộ phe đối lập. Tuy nhiên, kinh tế của Bờ Biển Ngà lại có những dấu hiệu khả quan như lạm phát giảm và chính phủ cố gắng xóa bỏ nợ nước ngoài.
Khác với Houphouët-Boigny, người chủ trương tránh những mâu thuẫn sắc tộc và để ngỏ một số vị trí trong bộ máy hành chính cho những người nhập cư từ các nước láng giếng, Bản mẫu:Bedié chú trọng vào quan điểm "Ivority" (tiếng Pháp: Ivoirité) để loại bỏ đối thủ của ông ta Alassane Ouattara, vốn có bố mẹ là người phía bắc Bờ Biển Ngà, khỏi cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống.
Tuy nhiên, chính sách loại bỏ người nước ngoài này đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa các sắc tộc khác nhau ở Bờ Biển Ngà, vốn từ trước đến nay có số lượng dân nhập cư chiếm phần lớn trong tổng số dân của cả nước.
Tương tự, Bédié đã loại bỏ nhiều đối thủ chính trị khỏi quân đội. Cuối năm 1999, một nhóm sĩ quan bất mãn với chính phủ đã tổ chức một cuộc đảo chính quân sự, đưa tướng Robert Guéï lên nắm quyền. Bédié bỏ trốn sang Pháp. Chính quyền mới đã giảm bớt tình hình tội phạm và tham nhũng, cùng với việc áp đặt giới nghiêm và vận động rộng khắp trên đường phố về một xã hội tiết kiệm hơn.
Cuộc bầu cử tổng thống tháng 10 năm 2000 giữa hai ứng cử viên Laurent Gbagbo và Guéï diễn ra quyết liệt nhưng hòa bình. Sự kiện nổi bật tiếp theo cuộc bầu cử tổng thống được đánh dấu bằng cuộc bạo loạn của quân đội và dân chúng Bờ Biển Ngà. Cuộc bạo loạn đã khiến 180 người chết và Guéï phải nhường lại chiếc ghế cho Gbagbo.
Tòa án tối cao Bờ Biển Ngà ra quyết định phế truất Alassane Ouattara vì gốc gác Burkinabé của ông ta. Hiến pháp Bờ Biển Ngà tại thời điểm đó cũng như dưới thời Guéï không cho phép người không đáp ứng đủ yêu cầu về quốc tịch đứng ra tranh cử tổng thống. Sự kiện này đã châm ngòi cho những xô xát bạo lực giữa người ủng hộ Alassane Ouattara, chủ yếu là cư dân đến từ phía bắc Bờ Biển Ngà, và cảnh sát chống bạo động ở thủ đô Yamoussoukro.
Mỗi bên đều tuyên bố thắng lợi trong cuộc bầu cử được cho là gian lận. Sự phản đối của nhân dân biến thành bạo động và buộc Tướng Guei rời khỏi nhóm quân đội nổí loạn mưu toan đảo chính. Tướng Guei và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Doudou bị giết trong cuộc chiến giữa quân Chính phủ và phe nổi dậy. Tổng thống Laurent Gbagbo, đắc cử năm 2000, tố cáo Guei tiến hành đảo chính.