TẢI Bản đồ các tỉnh miền Đông Nam Bộ Việt Nam Mới Nhất 2023

LINK TẢI File PDF CAD Bản đồ các tỉnh miền Đông Nam Bộ (18M)

Bản đồ Đông Nam Bộ hay bản đồ hành chính các tỉnh tại miền Đông Nam Bộ, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc vùng Đông Nam Bộ tại Việt Nam.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin Bản đồ quy hoạch khu vực Đông Nam Bộ từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2023.

Thông tin cơ bản về vùng Đông Nam Bộ
Thông tin cơ bản về vùng Đông Nam Bộ

LINK TẢI File Bản đồ các tỉnh miền Đông Nam Bộ khổ lớn (18M)

Vị trí địa lý và đơn vị hành chính Đông Nam Bộ 

Vùng Đông Nam Bộ có diện tích trên 23.564,4 km². Đông Nam Bộ (người dân miền Nam thường gọi là Miền Đông) là một trong vùng miền thuộc miền Nam (Nam Bộ) Việt Nam

Vùng đông nam bộ gồm những tỉnh nào?

Theo cách chia vùng nước ta, vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai Tây Ninh.

Về kinh tế: Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất ở nước ta, dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP, đã đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hằng năm, có tỉ lệ đô thị hóa 62.8%.

Tiếp giáp địa lý: Phía Tây và phía Bắc của Đông Nam Bộ giáp với Campuchia; Phía Nam - Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long; Phía Đông - Đông Nam giáp với biển Đông; Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Vị trí vùng Đông Nam Bộ ở trên Bản đồ Việt Nam
Vị trí vùng Đông Nam Bộ ở trên Bản đồ Việt Nam

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ trên 23.564,4 km² với dân số năm 2009 của vùng là 14.025.387 người (chiếm 16.34% dân số Việt Nam), mật độ dân số bình quân 706 km² (18.5% dân số cả nước).

+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2023, Đông Nam Bộ là vùng được chia làm 6 đơn vị hành chính gồm

  • 1 thành phố Hồ Chí Minh (Với biệt danh là Sài Thành, Sài Gòn, Thành phố mang tên Bác. Hòn ngọc Viễn Đông, Tiểu Paris phương Đông)
  • Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Với biệt danh Phố biển Xứ dầu mỏ, trung tâm du lịch, khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng điểm)
  • Tỉnh Bình Dương (Thủ phủ công nghiệp, Đại Nam)
  • Tỉnh Bình Phước (Nổi tiếng cây Tiêu - Điều, Cao su, tỉnh xuất khẩu Điều lớn nhất Việt Nam)
  • Tỉnh Đồng Nai (Trung tâm công nghiệp lớn trong vùng với trung tâm là TP Biên Hoà)
  • Tỉnh Tây Ninh...

Bản đồ hành chính Đông Nam Bộ khổ lớn

LINK TẢI File Bản đồ các tỉnh miền Đông Nam Bộ khổ lớn (18M)

Bản đồ các tỉnh Miền Đông Nam Bộ
Bản đồ các tỉnh Miền Đông Nam Bộ
Bản đồ hành chính Đông Nam Bộ
Bản đồ hành chính Đông Nam Bộ
Bản đồ kinh tế Vùng Đông Nam Bộ
Bản đồ kinh tế Vùng Đông Nam Bộ

Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2023, TPHCM được chia thành 05 khu (Khu trung tâm, Khu Đông, Khu Nam, Khu Tây, Khu Bắc) gồm 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện. Cụ thể

  1. Khu trung tâm Sài Gòn: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh; 
  2. Khu Đông: Trước là Quận 9, Quận 2, Quận Thủ Đức. Nhưng giờ đã là Thành phố Thủ Đức
  3. Khu Nam: Quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ; 
  4. Khu Tây: Quận Bình Tân, và một phần của huyện Bình Chánh; 
  5. Khu Bắc: Quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi.

PHÓNG TO

LINK TẢI File (18M)

Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh khổ lớn
Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh khổ lớn

LINK TẢI File (18M)

Bản đồ tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố Đồng Xoài, 2 thị xã (Bình Long, Phước Long) và 8 huyện (Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng, chia thành 111 đơn vị hành chính cấp xã gồm 15 phường, 6 thị trấn và 90 xã.

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước khổ lớn
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước khổ lớn

Bản đồ tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thành phố (Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An), 2 thị xã (Bến Cát, Tân Uyên) và 4 huyện (Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo) với 91 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 45 phường, 5 thị trấn và 41 xã.

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương khổ lớn
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương khổ lớn

Bản đồ tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thành phố (Biên Hoà, Long Khánh) và 9 huyện (Cẩm Mỹ, Định Quán, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc) với 170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã.

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai khổ lớn
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai khổ lớn

Bản đồ tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố Tây Ninh, 2 thị xã (Hòa Thành, Trảng Bàng) và 6 huyện (Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Tân Biên, Tân Châu) với 94 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 6 thị trấn và 71 xã.

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh khổ lớn
Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh khổ lớn

 

Bản đồ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố (Bà Rịa, Vũng Tàu, 1 thị xã Phú Mỹ và 5 huyện (Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc) với 82 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã.

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khổ lớn
Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khổ lớn

Vùng Đông Nam Bộ được quy hoạch Tứ giác kinh tế

Theo Quyết định số 06/2011/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch nêu rõ, tập trung phát triển giao thông vận tải với bước đột phá mạnh mẽ, tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu là vùng đi đầu trong CNH, HÐH, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế. 

Quy hoạch cũng nhấn mạnh, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 580 km đường cao tốc; đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa mặt. 

Hoàn thành nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối TP Hồ Chí Minh; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào thời điểm thích hợp.

Tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu tại các cụm cảng Vũng Tàu, Ðồng Nai và TP Hồ Chí Minh; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn. 

Xây dựng và đưa vào khai thác giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tổ chức vận tải hợp lý trên một số hành lang chủ yếu như hành lang: TP Hồ Chí Minh - phía bắc; TP Hồ Chí Minh - đồng bằng sông Cửu Long; TP Hồ Chí Minh - Bà Rịa – Vũng Tàu...
 

Saigon Uniform