TẢI Bản đồ hành chính huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liệu khổ lớn 2023

TẢI File PDF CAD Bản đồ hành chính huyện Phước Long khổ lớn

Bản đồ huyện Phước Long hay bản đồ hành chính các xã tại huyện Phước Long, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin bản đồ quy hoạch và điều kiện kinh tế của khu vực huyện Phước Long tại tỉnh Bạc Liêu mới nhất năm 2023. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Phước Long tại tỉnh Bạc Liêu

Nằm ở phía Bắc tỉnh Bạc Liêu, huyện Phước Long có diện tích đất tự nhiên 417,84 km² chia làm 8 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Phước Long và 7 xã: Hưng Phú, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Phước Long, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh.

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của huyện có những bước phát triển vượt bậc. Từ một huyện khó khăn, Phước Long trở thành đơn vị cấp huyện có nền kinh tế phát triển thứ ba của tỉnh, xếp sau thành phố Bạc Liêu và thị xã Giá Rai.

Tiếp giáp địa lý: huyện Phước Long nằm ở phía Bắc tỉnh Bạc Liêu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh miền tây) có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Vĩnh Lợi
  • Phía tây giáp huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
  • Phía nam giáp thị xã Giá Rai và huyện Hòa Bình
  • Phía bắc giáp huyện Hồng Dân và thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phước Long là 417,84 km², dân số năm 2019 khoảng 124.405 người. Mật độ dân số đạt 298 người/km².

Bản đồ hành chính huyện Phước Long mới nhất

Bản đồ hành chính huyện Phước Long mới nhất

Thông tin quy hoạch huyện Phước Long mới nhất

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phước Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại Quyết định số 180/QĐ-UBND.

Mục tiêu đến năm 2030:

Có cơ cấu kinh tế tương đối hiện đại, kinh tế phát triển năng động, ổn định, sản xuất xã hội có tính cạnh tranh cao.

Kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân 10-11%/năm thời kỳ 2022-2030.

Quy mô nền kinh tế năm 2030 lớn hơn 2,2-2,3 lần so năm 2020.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 8.700-9.000 USD.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, hiệu quả, từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.

Định hướng phát triển đô thị 

Năm 2020, thị trấn Phước Long đạt chuẩn đô thị loại IV, đô thị Phó Sinh, Chủ Chí đạt chuẩn đô thị loại V, dự kiến thành lập thêm thị trấn Phó Sinh (từ xã Phước Long) và thị trấn Chủ Chí (từ xã Phong Thạnh Tây B). Trong năm 2020, thị xã Phước Long dự kiến kết nối với đô thị Ninh Quới A hình thành thị xã Phước Long là đô thị trung tâm của vùng phía Bắc.

Năm 2030, thị xã Phước Long là đô thị loại IV.

Năm 2050, thị xã Phước Long nâng cao chất lượng đô thị hướng tới tăng trưởng kinh tế xanh, đáp ứng 100% các tiêu chí phân loại đô thị.

Thông tin cơ bản huyện Phước Long tại tỉnh Bạc Liêu

Nguồn gốc địa danh Phước Long

Ban đầu, địa danh Phước Long chỉ là tên một làng thuộc tỉnh Rạch Giá. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Phước Long do lấy theo tên gọi làng Phước Long vốn là nơi đặt quận lỵ.

Lịch sử

Thời Pháp thuộc

Quận Phước Long thuộc tỉnh Rạch Giá được thực dân Pháp thành lập vào ngày 20 tháng 5 năm 1920, gồm có hai tổng: Thanh Bình và Thanh Yên với tổng cộng 14 làng. Quận lỵ đặt tại làng Phước Long.

Ngày 24 tháng 11 năm 1925, quận Phước Long nhận thêm tổng Thanh Biên từ quận Gò Quao chuyển sang.

Ngày 1 tháng 1 năm 1936, thực dân Pháp lập đại lý hành chánh An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá, trụ sở đặt tại chợ Thứ Ba, gồm 1 tổng có tên là Thanh Biên trên cơ sở tách đất từ quận Phước Long trước đó.

Ngày 1 tháng 8 năm 1939, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định nâng lên thành quận An Biên, đặt dưới quyền một quan chức người Pháp.

Năm 1947, quận Phước Long được chính quyền thực dân Pháp giao cho tỉnh Bạc Liêu. Cũng trong năm này, chính quyền kháng chiến của lực lượng Việt Minh quyết định đổi tên huyện Phước Long thành huyện Hồng Dân, ban đầu thuộc tỉnh Rạch Giá, do lấy theo tên người chiến sĩ cộng sản Trần Hồng Dân (1916 - 1946) đã hy sinh tại địa phương trước đó.

Năm 1952, huyện Hồng Dân được giao cho tỉnh Bạc Liêu.

Tháng 10 năm 1954, huyện Hồng Dân trở lại thuộc tỉnh Rạch Giá.

Tuy nhiên, chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và sau đó là Việt Nam Cộng hòa không công nhận tên gọi Hồng Dân mà thay vào đó, vẫn sử dụng tên gọi quận Phước Long như cũ cho đến năm 1975.

Giai đoạn 1954 - 1975

Việt Nam Cộng hòa

Ngày 15 tháng 2 năm 1955, Thủ hiến Nam Việt của chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) quyết định tạm sáp nhập vùng Chắc Băng và quận An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24 tháng 5 năm 1955, quyết định sáp nhập ba quận An Biên, Phước Long và Chắc Băng để thành lập đặc khu An Phước thuộc tỉnh Sóc Trăng, nhưng không lâu sau lại cho giải thể đặc khu này.

Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể đặc khu An Phước, tái lập quận Phước Long thuộc tỉnh Ba Xuyên.

Năm 1958, quận Phước Long gồm 2 tổng với 9 xã:

  • Tổng Thanh Bình có 5 xã: Phước Long, Vĩnh Phú, Ninh Hòa, Ninh Qưới, Vĩnh Hưng
  • Tổng Thanh Yên có 4 xã: Phong Thạnh Tây, Ninh Thạnh Lợi, Lộc Ninh, Vĩnh Lộc.

Ngày 24 tháng 12 năm 1961, quận Phước Long được giao về cho tỉnh Chương Thiện mới được thành lập. Đồng thời, lập mới xã Vĩnh Tân thuộc quận Phước Long do tách đất từ hai xã Vĩnh Qưới và Tân Long cùng thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên trước đó. Ngoài ra, xã Vĩnh Hưng và xã Vĩnh Phú, nguyên thuộc quận Phước Long lúc đó cũng được sáp nhập vào quận Giá Rai thuộc tỉnh Ba Xuyên. Riêng địa phận xã Vĩnh Phú được nhập thêm một phần đất của xã Ninh Qưới nằm về phía nam kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Quận Phước Long khi đó gồm 2 tổng với 8 xã:

  • Tổng Thanh Bình gồm 4 xã: Phước Long, Ninh Hòa, Ninh Qưới, Vĩnh Tân
  • Tổng Thanh Yên gồm 4 xã: Phong Thạnh Tây, Ninh Thạnh Lợi, Vĩnh Lộc, Lộc Ninh.

Ngày 18 tháng 4 năm 1963, một phần đất của quận Phước Long được tách ra và hợp với một phần đất của quận Long Mỹ để thành lập thêm quận mới có tên là quận Kiến Thiện. Quận lỵ quận Kiến Thiện đặt tại Ngan Dừa, về mặt hành chánh lúc bấy giờ ấp Ngan Dừa thuộc xã Vĩnh Lộc. Đồng thời, xã Vĩnh Phú thuộc quận Giá Rai, tỉnh Ba Xuyên được sáp nhập trở lại vào quận Phước Long, tỉnh Chương Thiện. Bên cạnh đó, lại giao xã Vĩnh Tân về cho tổng Thanh Tuyền, quận Long Mỹ. Phân chia hành chánh quận Phước Long và quận Kiên Thiện năm 1963:

Quận Phước Long gồm 2 tổng với 4 xã:

  • Tổng Thanh Bình gồm 2 xã: Phước Long, Vĩnh Phú
  • Tổng Thanh Yên gồm 2 xã: Phong Thạnh Tây, Ninh Thạnh Lợi.
  • Quận Kiên Thiện gồm 2 tổng với 7 xã:
  • Tổng Thiện Hạnh gồm 4 xã: Lộc Ninh, Ninh Hòa, Ninh Qưới, Vĩnh Lộc
  • Tổng Trạch Thiện gồm 3 xã: Lương Tâm, Vĩnh Viễn, Xà Phiên.

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254-NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu. Quận Phước Long trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu, riêng quận Kiến Thiện vẫn thuộc tỉnh Chương Thiện cho đến năm 1975. Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận.

Chính quyền Cách mạng

Trong giai đoạn 1956 - 1975, địa bàn quận Phước Long của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn chính là huyện Hồng Dân của chính quyền Cách mạng. Tháng 10 năm 1957, do tỉnh Bạc Liêu bị giải thể, huyện Hồng Dân thuộc tỉnh Sóc Trăng. Tháng 11 năm 1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, khi đó huyện Hồng Dân lại thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến năm 1976.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ đã giải thể quận Phước Long, đồng thời vẫn duy trì huyện Hồng Dân thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).

Từ năm 1976 đến nay

Tháng 2 năm 1976, Hồng Dân trở thành huyện thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 25 tháng 07 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã của huyện Phước Long thuộc tỉnh Minh Hải:

  • Chia xã Vĩnh Phú Đông thành bốn xã lấy tên là xã Vĩnh Phú Đông, xã Đông Phú, xã Hưng Phú và xã Đông Nam
  • Chia xã Vĩnh Phú Tây thành ba xã lấy tên là xã Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Hồng và xã Vĩnh Tiến
  • Chia xã Phước Long thành hai xã lấy tên là xã Phước Long và xã Phước Tây
  • Chia xã Phong Thạnh Tây thành ba xã lấy tên là xã Phong Dân, xã Phong Hòa và xã Phong Hiệp
  • Thành lập thị trấn huyện lỵ của huyện Phước Long lấy tên là thị trấn Phước Long.

Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT về việc sáp nhập huyện Hồng Dân và huyện Phước Long thành một huyện lấy tên là huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải.

Ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh [6], theo đó chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó huyện Hồng Dân trở thành huyện của tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Dân để thành lập huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, thành lập huyện Phước Long trên cơ sở 40.482 ha diện tích tự nhiên và 101.322 nhân khẩu của huyện Hồng Dân. Huyện Phước Long có 40.482 ha diện tích tự nhiên và 101.322 nhân khẩu; gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Phong Thạnh Nam, Phước Long, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông, Hưng Phú và thị trấn Phước Long.

Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP, về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, chia xã Phong Thạnh Nam thuộc huyện Phước Long thành xã Phong Thạnh Tây A và xã Phong Thạnh Tây B. Huyện Phước Long chính thức có 8 đơn vị hành chính trực thuộc như ngày nay.

Saigon Uniform