TẢI File PDF CAD Bản đồ hành chính Huyện Yên Phong khổ lớn (58M)
Bản đồ Huyện Yên Phong hay bản đồ hành chính các xã tại Huyện Yên Phong, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin bản đồ quy hoạch và điều kiện kinh tế của khu vực Huyện Yên Phong tại tỉnh Bắc Ninh mới nhất năm 2023. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn.
Giới thiệu vị trí địa lý Huyện Yên Phong
Nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, Huyện Yên Phong có diện tích đất tự nhiên 96,9 km² chia làm 14 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Chờ và 13 xã: Dũng Liệt, Đông Phong, Đông Thọ, Đông Tiến, Hòa Tiến, Long Châu, Tam Đa, Tam Giang, Thụy Hòa, Trung Nghĩa, Văn Môn, Yên Phụ, Yên Trung.
Đất đai Yên Phong được hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, trực tiếp là 3 con sông: Sông Cầu, Sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại được hình thành tại chỗ do sự phong hóa trực tiếp từ đá mẹ. Huyện Yên Phong có 3 nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa, đất bạc màu, đất đồi núi đỏ vàng.
+ Tiếp giáp địa lý: Huyện Yên Phong nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Bắc Ninh
- Phía tây giáp huyện Đông Anh và huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
- Phía nam giáp thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du với ranh giới tự nhiên là sông Cà Lồ
- Phía bắc giáp huyện Hiệp Hòa và huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với ranh giới tự nhiên là sông Cầu.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện Yên Phong là 96,9 km², dân số năm 2020 khoảng 202.634 người. Mật độ dân số đạt 2.090 người/km².
+ Giao thông: Trên địa bàn huyện có quốc lộ 18 nối khu chế xuất Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài với KCN và du lịch Quảng Ninh chạy qua Yên Phong từ Tây sang Đông; tuyến quốc lộ 3B Hà Nội-Thái Nguyên, cùng với đường 295, đường 286 mạng lưới giao thông đường bộ của Yên Phong có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội với các vùng trong, ngoài tỉnh và quốc tế.
Phía Bắc có sông Cầu, thượng lưu thông đến Thái Nguyên, hạ lưu thông đến Hải Dương, Hải Phòng tạo nên tiềm lực phát triển mạnh kinh tế, thương mại, dịch vụ.
Bản đồ hành chính Huyện Yên Phong mới nhất
Thông tin cơ bản Huyện Yên Phong tại tỉnh Bắc Ninh
Năm 1076, Nhà Lý cho xây dựng đại bản doanh và doanh trại tại xã Yên Phụ và phòng tuyến sông Như Nguyệt ở bờ Nam sông Như Nguyệt, tức sông Cầu ngày nay, trên địa bàn các xã Tam Giang, Đông Tiến, Yên Trung, Dũng Liệt, Tam Đa, Vạn An, Hòa Long. Nay vẫn còn nhiều di tích của phòng tuyến này được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.
Năm 1077, quân Tống sang xâm lược Đại Việt bị chặn đứng và sau đó bị đánh bại tại đây.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các đơn vị hành chính trực thuộc huyện có hai cấp: Cấp tổng và cấp xã. Đây là các đơn vị hành chính huyện Yên Phong thời kì Gia Long (1802-1818) gồm 6 tổng, 71 xã, thôn, phường, trang, vạn, sở.
Từ tháng 8 năm 1945, dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa, tiếp đó từ 1976, dưới chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị hành chính trung gian là cấp tổng đã được bãi bỏ, dưới thôn không còn là trang, vạn, sở. Huyện Yên Phong khi đó gồm có 30 xã: Đại Lâm, Đại Mẫn, Đông Lân, Đông Sơn, Đông Thái, Đông Thọ, Đông Từ, Đông Xuyên, Đông Yên, Hàm Sơn, Hiệp Hòa, Hòa Long, Hợp Tiến, Khúc Xuyên, Lạc Bằng, Long Xá, Mộ Thượng, Ngô Hội, Ngũ Phúc, Phấn Động, Phong Khê, Phong Xá, Phú Lâm, Phù Lương, Thọ Đức, Thiểm Xuyên, Tương Giang, Vạn An, Văn Môn, Yên Diên.
Năm 1947, các xã Phấn Động, Đại Lâm, Thọ Đức hợp nhất thành xã Tam Đa. Tháng 3 năm 1947 hợp nhất 2 xã Phù Lương và Mộ Thượng thành xã Dũng Liệt.
Năm 1948, hợp nhất với xã Yên Diên và xã Hợp Tiến thành xã Hòa Bình.
Tháng 6 năm 1948, hợp nhất 2 xã Ngũ Phúc và Hiệp Hòa thành xã Phúc Hòa.
Tháng 8 tháng 1948, xã Đông Phong được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 xã Đông Yên và Phong Xá thành xã Đông Phong và hợp nhất 2 xã Đại Mẫn và Long Xá thành xã Long Châu.
Tháng 9 năm 1948, hợp nhất 3 xã Đông Lân, Đông Thái, Đông Xuyên thành xã Đông Tiến; hợp nhất 3 xã Thiểm Xuyên, Lạc Bằng, Đông Sơn thành xã Thụy Hòa; xã Tam Giang chính thức được thành lập; xã Trung Nghĩa chính thức được thành lập trên cơ sở hợp nhất của hai xã Đông Từ và xã Ngô Nội.
Năm 1949, Văn Môn hợp nhất với Đông Thọ thành lập xã Đông Môn.
Năm 1954, 2 xã Văn Môn và Đông Thọ được tách ra thành đơn vị hành chính độc lập, Đông Thọ trở về với tên cũ và Văn Môn trở về với tên gọi cũ.
Tháng 10 năm 1956, xã Hòa Tiến được thành lập tách ra từ xã Yên Phụ lấy tên là xã Hòa Tiến.
Năm 1963, một số hộ dân ở huyện Lý Nhân (Hà Nam) lên khai hoang lập ấp ở địa phương lập ra thôn Đức Lý. Năm 1964, thôn Đức Lý thuộc xã Tam Đa. Năm 1963, chuyển 2 xã Phú Lâm, Tương Giang về huyện Tiên Sơn quản lý (nay xã Phú Lâm thuộc Tiên Du và Tương Giang thuộc Từ Sơn); cùng năm này 2 xã Văn Môn và Đông Thọ chuyển trở lại từ huyện Từ Sơn (nay là thị xã Từ Sơn) về huyện Yên Phong quản lý.
Năm 1971, đổi tên Hòa Bình thành xã Yên Phụ; xã Phúc Hòa đổi tên thành xã Yên Trung.
Ngày 9 tháng 1 năm 1998, Nghị định 89 của Thủ tướng Chính phủ thành lập thị trấn Chờ - thị trấn huyện lỵ Yên Phong, trên cơ sở toàn bộ xã Hàm Sơn.
Ngày 9 tháng 4 năm 2007, các xã Hòa Long, Vạn An, Khúc Xuyên, Phong Khê của huyện Yên Phong sáp nhập vào thành phố Bắc Ninh. Huyện Yên Phong còn lại 1 thị trấn Chờ và 13 xã: Đông Phong, Đông Thọ, Đông Tiến, Dũng Liệt, Hòa Tiến, Long Châu, Tam Đa, Tam Giang, Thụy Hòa, Trung Nghĩa, Văn Môn, Yên Phụ, Yên Trung, giữ ổn định cho đến nay.
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Yên Phong đến năm 2030