LINK TẢI FILE Bản đồ huyện An Dương (TP Hải Phòng) (45M)
Bản đồ huyện An Dương hay bản đồ hành chính các xã và thị trấn tại huyện An Dương, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện An Dương tại Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.
Giới thiệu vị trí địa lý huyện An Dương tại TP Hải Phòng
Huyện An Dương nằm ở phía Tây của Thành phố cảng Hải Phòng với diện tích đất tự nhiên 98,32 km², chia làm 16 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn An Dương và 15 xã: An Đồng, An Hòa, An Hồng, An Hưng, Bắc Sơn, Đại Bản, Đặng Cương, Đồng Thái, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Lợi, Lê Thiện, Nam Sơn, Quốc Tuấn, Tân Tiến.
Trên địa bàn huyện An Dương có các trục Quốc Lộ như Quốc lộ 5A và quốc lộ 10, quốc lộ 17B (đường 208) và tỉnh lộ 351. Ngoài ra, tuyến đường Nguyễn Trường Tộ là một trong những tuyến giao thông quan trọng nhất của huyện.
Tiếp giáp địa lý: huyện An Dương nằm ở Phía Tây của thành phố Hải Phòng thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp quận Hồng Bàng và quận Lê Chân
- Phía tây giáp huyện An Lão và huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
- Phía nam giáp quận Kiến An
- Phía bắc giáp huyện Thủy Nguyên và thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện An Dương là 98,32 km², dân số năm 2019 khoảng 1195.717 người. Mật độ dân số đạt 1.991 người/km².
Bản đồ hành chính huyện An Dương mới nhất
Thông tin quy hoạch huyện An Dương mới nhất
Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 16, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra nhiệm vụ triển khai các thủ tục pháp lý để chuyển đổi huyện An Dương thành đơn vị hành chính quận trước năm 2025”.
Theo đồng chí Phạm Văn Sinh, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Thái, địa phương trong số 8 xã toàn thành phố đang xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, trên địa bàn xã đang triển khai nhiều công trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đây chính là những tiền đề quan trọng giúp địa phương nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh lộ trình đưa xã lên phường trong thời gian tới
Theo Bí thư Huyện ủy An Dương Trần Thị Quỳnh Trang cho biết, nhiệm kỳ 2020-2025 trên cả 3 lĩnh vực: phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng. Theo đó, giải pháp trước tiên là huyện tập trung làm tốt công tác quy hoạch chung phát triển kinh tế, xã hội huyện và quy hoạch chi tiết các phân khu để sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hiệu quả cao.
Song song với đó, huyện tập trung thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng xây dựng các tiêu chí nông thôn mới
Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, công trình trường học theo hướng xây dựng, quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ hiện đại, văn minh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai trên địa bàn huyện.
Huyện tập trung cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông, bảo đảm an toàn, thuận tiện, chống ùn tắc, đáp ứng năng lực vận tải hành khách, hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển của huyện.
Hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ nút giao Nam cầu Bính tới Ngã tư Tôn Đức Thắng-đường Máng Nước;
Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp đường Máng Nước và quốc lộ 17B vừa có chủ trương đầu tư;
Tập trung hoàn thành dự án mở rộng, nâng cấp đường An Kim Hải, đường 351; đồng thời hoàn thành một số tuyến đường phục vụ phát triển giao thông liên xã Đặng Cương-Quốc Tuấn, đường An Dương 1…
Một giải pháp quan trọng là huyện tập trung phát triển đô thị theo hướng hiện đại, văn minh gắn với nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, đất đai. Thực hiện nghiêm quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố và chương trình phát triển đô thị thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong công tác giải phóng mặt bằng, huyện có chính sách thu hút đầu tư, huy động nguồn lực, triển khai các dự án mở rộng không gian đô thị theo hướng đến năm 2025, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại 9 xã phía Bắc huyện (gồm: Lê Thiện, Đại Bản, An Hòa, Hồng Phong, Tân Tiến, An Hưng, An Hồng, Bắc Sơn, Nam Sơn) từng bước đáp ứng các tiêu chí đô thị công nghiệp. Khu vực phía Nam huyện phát triển theo hướng đô thị nông nghiệp sinh thái.
Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp trên, trong năm 2023, huyện giao các ngành, địa phương, đơn vị tập trung phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng Đề án phát triển huyện thành đơn vị hành chính quận trước năm 2025 trình thành phố phê duyệt.
Huyện An Dương đóng góp ý kiến vào Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Mới đây, UBND huyện An Dương tổ chức hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư tham gia vào Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Trên cơ sở nghiên cứu quy hoạch và tình hình thực tế địa phương, dân cư huyện An Dương đóng góp ý kiến vào Đồ án quy hoạch đề nghị:
+ Bổ sung quy hoạch tuyến đường vành đai quanh huyện An Dương với quy mô mặt cắt 50m bám dọc sông Lạch Tray từ cầu An Đồng (xã An Đồng) chạy qua các xã: Đồng Thái, Hồng Thái, Quốc Tuấn, Lê Lợi, Hồng Phong, An Hòa, Lê Thiện nối vào Quốc lộ 5 và bám dọc sông Kinh Môn, Vân Dương, sông Cấm qua các xã Đại Bản, An Hồng nối vào Quốc lộ 10 chân cầu Kiền nhằm mục đích giảm tải lượng xe lưu thông đi qua vùng lõi và phát triển kinh tế các vùng ven của huyện;
+ Bổ sung đường An Dương 1, quy mô mặt cắt 30 m, bắt đầu từ Quốc lộ 17B, điểm chùa Lương Quy, xã Lê Lợi chạy qua đường 351 bám dọc mương nước chạy song song với đường Máng nước thôn Vân Tra, Văn Cú, Vĩnh Khê, Cái Tắt (xã An Đồng) đến ngã tư cơ điện nút giao đường Nguyễn Văn Linh và đường Tôn Đức Thắng.
+ Đề nghị điều chỉnh quy mô Khu Công nghiệp An Dương theo hiện trạng 187 ha;
+ Cập nhật quy hoạch đất nghĩa trang của thành phố đã có quyết định phê duyệt;
+ Bỏ đường quy hoạch từ nút ngã ba giữa đường Máng Nước và đường 351 cắt qua Huyện ủy An Dương, thị trấn An Dương đến xã Bắc Sơn, nối vào Quốc lộ 10.
+ Đề nghị thể hiện Quốc lộ 17B và đường Tỉnh lộ 351 vào các bản vẽ quy hoạch chung thành phố Hải Phòng.
Thông tin cơ bản huyện An Dương tại Thành phố Hải Phòng
Từ xa xưa, huyện An Dương đã có tên trong cuốn lịch sử địa lý đầu tiên của nước ta. Thời đó huyện có 63 xã, với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt.
Ngày 11 tháng 9 năm 1887, thực dân Pháp lập ra tỉnh Hải Phòng bao gồm 3 huyện Nghi Dương, An Lão và An Dương. Huyện An Dương bị thu hẹp lại với diện tích 11.245 ha.
Ngày 7 tháng 4 năm 1966, huyện Hải An và huyện An Dương được sáp nhập thành huyện An Hải có diện tích 20,842 ha và dân số trên 230.000 người.
Ngày 16 tháng 1 năm 1979, thành lập thị trấn Quán Toan trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nam Sơn.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, thành lập thị trấn An Dương - thị trấn huyện lỵ huyện An Hải - trên cơ sở 94,67 ha diện tích tự nhiên và 5.068 nhân khẩu của xã Lê Lợi; 60,48 ha diện tích tự nhiên và 897 nhân khẩu của xã Đồng Tâm; 12,41 ha diện tích tự nhiên và 217 nhân khẩu của xã Đồng Thái và 24,96 ha đất với 412 nhân khẩu của xã Nam Sơn; hợp nhất 2 xã Đồng Tâm và Đồng Tiến thành xã An Đồng.
Ngày 23 tháng 11 năm 1993, chuyển thị trấn Quán Toan và xã Hùng Vương về quận Hồng Bàng quản lý và đổi thành 2 phường có tên tương ứng.
Cuối năm 1999, huyện An Hải có 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 22 xã: An Đồng, An Hòa, An Hồng, An Hưng, Bắc Sơn, Đại Bản, Đặng Cương, Đằng Hải, Đằng Lâm, Đông Hải, Đồng Thái, Dư Hàng Kênh, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Lợi, Lê Thiện, Nam Hải, Nam Sơn, Quốc Tuấn, Tân Tiến, Tràng Cát, Vĩnh Niệm và thị trấn An Dương.
Ngày 20 tháng 12 năm 2002, huyện An Dương được tái lập trên cơ sở đổi tên phần còn lại của huyện An Hải (sau khi tách 5 xã: Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát để thành lập quận Hải An và chuyển nguyên trạng 2 xã Dư Hàng Kênh, Vĩnh Niệm về quận Lê Chân quản lý).
Huyện An Dương từ đó có thị trấn An Dương và 15 xã: An Đồng, An Hòa, An Hồng, An Hưng, Bắc Sơn, Đại Bản, Đặng Cương, Đồng Thái, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Lợi, Lê Thiện, Nam Sơn, Quốc Tuấn, Tân Tiến.