Bản đồ Huyện An Phú & Thông tin quy hoạch đến năm 2030

Tải File Bản Đồ hành chính Huyện An Phú, tỉnh An Giang PDF CAD (68M)

Bản đồ huyện An Phú hay bản đồ hành chính các xã tại Huyện An Phú, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Huyện An Phú tại tỉnh An Giang trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý Huyện An Phú tại tỉnh An Giang

Ngày 06/08/1957 huyện An Phú được thành lập, đây là huyện biên giới đầu nguồn của tỉnh An Giang với diện tích đất tự nhiên 226,17 km², chia làm 14 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: An Phú (huyện lỵ), Long Bình và 12 xã Đa Phước, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Phú Hữu, Phước Hưng, Quốc Thái, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc, Vĩnh Trường.

Hiện nay, huyện An Phú đang chú trọng quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch như: làng Chăm xã Đa Phước với Thánh đường Hồi giáo và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc; Khu du lịch Búng Bình Thiên với mặt nước trong xanh, hiền hòa quanh năm và ẩn chứa nhiều huyền thoại; Cây Đa cổ thụ trên 350 năm và là Cây Đa lâu năm nhất của tỉnh An Giang.

Tiếp giáp địa lý: Huyện An Phú là thành phố loại 1 của tỉnh An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh miền tây) có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp thị xã Tân Châu.
  • Phía Tây và Bắc giáp huyện Bourei Cholsar (tỉnh Takeo) và Kaoh Thum (tỉnh Kandal) của Campuchia, đường biên giới dài khoảng 40,5 km.
  • Phía Nam giáp ngã ba sông Hậu ở thành phố Châu Đốc.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện An Phú là 226,17 km², dân số khoảng 148.615 người. Mật độ dân số đạt 657 người/km².

+ Địa hình: địa thế của huyện chia làm 3 phần, sông Hậu chạy xuyên ở giữa chia đôi mảnh đất, đồng thời sau nhiều năm phù sa tích tụ tạo nên cù lao An Phú nổi lên giữa sông chia thành 2 nhánh nhỏ: nhánh phụ bên bờ tây rộng chừng 300 m (gọi là sông Bình Di), nhánh chính bên bờ đông hơi rộng hơn.

Bản đồ hành chính Huyện An Phú mới nhất

Bản đồ hành chính các xã tại Huyện An Phú
Bản đồ hành chính các xã tại Huyện An Phú

Thông tin quy hoạch Huyện An Phú mới nhất

Danh mục các hồ sơ quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện An Phú do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt.

Tên đồ án quy hoạch Quyết định phê duyệt Ngày phê duyệt
Đồ án Quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch Búng Bình Thiên, huyện An Phú, tỉnh An Giang 2542/QĐ-UBND 13/9/2016
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Cồn Tiên, xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang 3801/QĐ-UBND 30/12/2016
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang đến năm 2030 3642/QĐ-UBND 06/11/2017
Đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang đến năm 2025 1098/QĐ-UBND 29/6/2011
Đồ án Quy hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000 hai bên đường dẫn vào Cầu Long Bình, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang 2697/QĐ-UBND 16/7/2018
Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực xung quanh đường số 29 Khu cửa khẩu Khánh Bình, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang 2137/QĐ-UBND 04/9/2018
Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị thương mại Cửa khẩu Long Bình, thị trấn Long Bình, huyện An Phú 1618/QĐ-UBND 17/5/2018
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cụm Công nghiệp An Phú, thị trấn An Phú, huyện An Phú 1258/QĐ-UBND 17/6/2019
Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 phía đông Khu hành chính huyện An Phú, tỉnh An Giang 5173/QĐ-UBND 08/11/2018
12 Đồ án Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới 12 xã nông thôn (Đa Phước, Vĩnh Hội Đông, Phú Hội, Nhơn Hội, Khánh Bình, Khánh An, Phước Hưng, Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Trường)    
Đề án công nhận xã Đa Phước, huyện An Phú là đô thị loại V 2960/QĐ-UBND 23/11/2018

 

Thông tin cơ bản Huyện An Phú tại tỉnh An Giang 

Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (khu vực nằm giữ sông Tiền và sông Hậu) cho chúa Nguyễn. Trong vùng Tầm Phong Long, đất An Phú là khu vực gần nhất, hướng về trung tâm lãnh thổ Chân Lạp.

Năm 1823, khi đào kênh Vĩnh Tế, Thoại Ngọc Hầu đã lập các xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Trường, Vĩnh Hội Đông.

Năm 1824, ông Nguyễn Văn Luật đứng đầu nhóm thợ săn khai phá làng Vĩnh Hội kế bên làng Vĩnh Nguơn.

Năm 1825, Thoại Ngọc Hầu cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò - Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại cho nhân dân.

Vào năm 1832, khi tỉnh An Giang ra đời thì đất An Phú thuộc về tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên - một trong hai phủ của tỉnh An Giang lúc bấy giờ. Cũng trong năm này, đình thần Đa Phước được khỏi công xây dựng bằng vật liệu đơn sơ.

Theo Địa bạ An Giang được xác lập ngày mùng 3 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 17 (Dương lịch 1836), các thôn của phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang sau đây thuộc địa phận huyện An Phú ngày nay:

  • Huyện Đông Xuyên, tổng An Lương: Lý Nhơn, Toàn Đức, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Toàn
  • Huyện Tây Xuyên, tổng Châu Phú: Khánh An, Long Thạnh, Nhơn Hội, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Vĩnh Nguơn, Vĩnh Phước, Vĩnh Thành, Vĩnh Trường.

Tháng 9 năm 1841, vì thấy việc binh bị tốn kém, vua Thiệu Trị sai bỏ Trấn Tây thành, rút binh về An Giang. Nhiều người Chăm ở Chân Lạp đã đi theo khâm sai đại thần Lê Văn Đức, Phó khâm sai Doãn Uẩn cùng Trấn Tây đại tướng quân Trương Minh Giảng từ Trấn Tây Thành rút về bảo Châu Đốc. Đa số người Chăm là binh lính, thân binh, cận vệ của nhà Nguyễn. Họ theo đoàn quân người Việt cư trú dọc đầu nguồn sông Hậu thuộc tỉnh An Giang từ đó đến bây giờ.

Năm 1866, nhà Nguyễn bỏ các đồn bảo ở Vĩnh Thành, Lý Nhơn và sông Vĩnh Tế thuộc tỉnh An Giang.Lý Nhơn (chữ Hán: 理仁) nay là phumi Li Nhu, xã Prek Chrey (ព្រែកជ្រៃ) huyện Koh Thum (ស្រុកកោះធំ) tỉnh Kandal của Campuchia.

Năm 1867, Pháp chiếm Châu Đốc. Thời Pháp thuộc, vùng đất An Phú đa phần nằm trong khu vực tổng An Lương và tổng Châu Phú thuộc quận Châu Thành, tỉnh Châu Đốc.

Năm 1872, ông Ngô Lợi cho hợp ghe thuyền của tín đồ đi đến cất chùa ở cù lao Ba (nay là xã Vĩnh Trường, huyện An Phú), rồi lấy đó làm cơ sở truyền đạo.

Năm 1870 và 1873, Pháp cắt một số làng ven biên giới thuộc tổng An Lương và Châu Phú giao cho Cam-Bốt quản lý (Bắc Nam, Lý Nhơn,...).

Ngày 03 tháng 11 năm 1904, Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ quyết định thành lập một tổng mới tên An Phú thuộc tỉnh Châu Đốc.

Tổng An Phú thành lập từ 15 làng tách ra từ hai tổng Châu Phú và An Lương, diện tích toàn tổng là 17.071 héc-ta. Các làng gồm: (từ tổng Châu Phú) Khánh An, Khánh Bình, Sabâu, Kacôi, Nhơn Hội, Vĩnh Khánh, Khánh Hội và Kacôki; (từ tổng An Lương) Đồng Đức, Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Châu Giang và Phũm-xoài.

Tháng 7-1942, Pháp giao làng Bình Di cho Cam Bốt, đổi lại Cam Bốt giao làng (cồn) Khánh Hòa cho xã Khánh An.

Đến năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định đổi tên quận Châu Thành thành quận Châu Phú thuộc tỉnh An Giang vừa mới thành lập. Quận Châu Phú khi đó vẫn gồm 3 tổng: Châu Phú, An Phú và An Lương.

Ngày 6 tháng 8 năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách một phần phía Bắc quận Châu Phú để thành lập quận An Phú thuộc tỉnh An Giang, bao gồm tổng An Phú với 9 xã và 4 xã của tổng Châu Phú.

Quận An Phú gồm 2 tổng, 13 xã là: Nhơn Hội, Phú Hữu, Khánh An, Khánh Bình, Phước Hưng, Phú Hội, Phũm Soài, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc thuộc tổng An Phú; Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Đa Phước, Vĩnh Trường thuộc tổng Châu Phú. Quận lỵ đặt tại xã Phước Hưng.

Từ năm 1959, lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh An Giang lần lượt đánh chiếm và thành lập các căn cứ cách mạng tại các xã Phú Hữu (căn cứ B1 - Bưng Ven), Khánh Bình (B3 - Vạt Lài).

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định tái lập tỉnh Châu Đốc. Quận An Phú thuộc về tỉnh Châu Đốc, gồm 11 xã là: Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phước Hưng, Vĩnh Hội Đông, Phú Hội, Đa Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc và Phú Hữu. Địa giới này tồn tại đến năm 1975.

Về phía chính quyền Cách mạng, sau năm 1945, địa bàn An Phú ngày nay thuộc tỉnh Châu Ðốc. Ngày 6 tháng 3 năm 1948, vùng đất này được đặt thành huyện Châu Phú B, thuộc tỉnh Long Châu Tiền. Ngày 27 tháng 6 năm 1951, huyện Châu Phú B thuộc tỉnh Long Châu Sa. Tháng 10 năm 1954, vùng đất An Phú trở lại thuộc quận Châu Thành, tỉnh Châu Đốc.

Giữa năm 1957, chính quyền Cách mạng cũng quyết định thành lập huyện An Phú thuộc tỉnh An Giang. Tháng 10 năm 1961, tỉnh ủy An Giang hợp nhất hai huyện Tân Châu và An Phú thành liên huyện Tân Châu - An Phú. Tháng 2 năm 1972, lại tách thành hai huyện như cũ. Tháng 05 năm 1974, huyện An Phú thuộc tỉnh Long Châu Tiền.

Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, ở An Phú có sự hiện diện của một số binh lính Hoa Kỳ.

Tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết sáp nhập hai huyện Tân Châu và An Phú thành huyện Phú Châu, thuộc tỉnh An Giang.

Cuối 1977, toàn tỉnh An Giang chuyển trạng thái sang thời chiến tranh do Khmer Đỏ gây hấn.

Năm 1978, Khmer Đỏ tấn công và đánh chiếm nhiều mục tiêu ở An Giang, trong đó có huyện Phú Châu. Nhân dân khu vực huyện An Phú hiện nay đa số phải tản cư về các địa phương ở sâu bên trong lãnh thổ Việt Nam. Quân đội Việt Nam tấn công giành lại các mục tiêu ở Phú Châu, giao tranh ở cấp sư đoàn.

Năm 1979, quân đội Việt Nam đánh bặt quân Khmer Đỏ ra khỏi huyện Phú Châu, tiếp tục truy kích Khmer Đỏ trong biên giới Campuchia.

Thay đổi hành chính:

Quyết định 181-CP ngày 25 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ:
Sáp nhập ấp Long Châu của xã Long Phú, một phần ấp Phú An B, ấp Phú Hưng và ấp Phú Hữu của xã Phú Vĩnh vào xã Tân An.

  • Sáp nhập ấp Tân Thạnh của xã Tân An vào xã Vĩnh Hòa.
  • Chia xã Tân An thành hai xã lấy tên là xã Long An và xã Tân An.
  • Sáp nhập Cù Lao Cở Túc (tức ấp Vĩnh Thạnh) của xã Vĩnh Trường vào xã Vĩnh Hậu.
  • Sáp nhập ấp Long Hưng của xã Long Phú vào thị trấn Tân Châu
  • Thành lập ở vùng kinh tế mới Kinh Năm một xã mới lấy tên là xã Phú Lộc

Quyết định 8-HĐBT ngày 12 tháng 01 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng:
Thành lập xã Lê Chánh trên cơ sở tách ấp Vĩnh Thạnh của xã Châu Phong và ấp Phú Hữu của xã Phú Vĩnh.

  • Thành lập xã Quốc Thái trên cơ sở tách ấp 4 của xã Nhơn Hội, ấp 1 của xã Phước Hưng và các cồn Bắc, cồn Nam, cồn Liệt sĩ của xã Phú Hữu.
  • Thành lập thị trấn An Phú trên cơ sở tách ấp Phước Thạnh của xã Đa Phước và một phần ấp 4 của xã Phước Hưng.
  • Sáp nhập một phần ấp 1 của xã Vĩnh Lộc vào xã Phú Hữu cùng huyện.

Ngày 13 tháng 11 năm 1991, Quyết định số 373-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng chia huyện Phú Châu thành hai huyện An Phú và Tân Châu.
Huyện An Phú có thị trấn An Phú và 12 xã: Đa Phước, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Phú Hữu, Phước Hưng, Quốc Thái, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc, Vĩnh Trường.

Nghị định 52/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ về việc thành lập thị trấn Long Bình trên cơ sở 174 ha diện tích tự nhiên và 4.054 nhân khẩu của xã Khánh Bình, 248 ha diện tích tự nhiên và 3.738 nhân khẩu của xã Khánh An.

  • Thị trấn Long Bình có 422 ha diện tích tự nhiên và 7.792 nhân khẩu.
  • Xã Khánh Bình còn lại 730 ha diện tích tự nhiên và 7.004 nhân khẩu.
  • Xã Khánh An còn lại 541 ha diện tích tự nhiên và 11.046 nhân khẩu.

Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2009 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Tân Châu, huyện An Phú, huyện Phú Tân, thành lập thị xã Tân Châu, thành lập các phường thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang:

  • Điều chỉnh 347 ha diện tích tự nhiên và 1.062 nhân khẩu của xã Phú Lộc, huyện Tân Châu vào xã Phú Hữu thuộc huyện An Phú quản lý.
  • Điều chỉnh 513 ha diện tích tự nhiên và 1.415 nhân khẩu của xã Phú Lộc, huyện Tân Châu vào xã Vĩnh Lộc thuộc huyện An Phú quản lý.
  • Xã Phú Hữu có 3.975 ha diện tích tự nhiên và 18.866 nhân khẩu.
  • Xã Vĩnh Lộc có 4.116 ha diện tích tự nhiên và 13.688 nhân khẩu.

Huyện An Phú có 22.637,7 ha diện tích tự nhiên và 191.328 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Đa Phước, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Phú Hữu, Phước Hưng, Quốc Thái, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc, Vĩnh Trường và thị trấn An Phú, thị trấn Long Bình.

Saigon Uniform