Bản đồ huyện Bạch Long Vĩ Hải Phòng & Thông tin quy hoạch đến năm 2030

Bản đồ huyện đảo Bạch Long Vĩ giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Bạch Long Vĩ tại Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Hình ảnh thực tế huyện đảo Bạch Long Vĩ
Hình ảnh thực tế huyện đảo Bạch Long Vĩ

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Bạch Long Vĩ tại TP Hải Phòng

Năm 1992, huyện Bạch Long Vĩ được thành lập, đây là một huyện đảo của thành phố Hải Phòng thuộc Đồng bằng sông Hồng (Vịnh Bắc Bộ)của Thành phố Hải Phòng, đảo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nước ta, nằm xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, trên một trong tám ngư­ trường lớn của vịnh.

Huyện Bạch Long Vĩ có diện tích đất tự nhiên 3,045 km², về đơn vị hành chính, huyện đảo không phân chia thành các đơn vị hành chính cấp xã, thay vào đó chính quyền cấp huyện trực tiếp quản lý về mọi mặt.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Bạch Long Vĩ là 3,045 km², dân số năm 2019 khoảng 624 người. Mật độ dân số đạt 204 người/km².

+ Huyện đảo Bạch Long Vĩ đang đổi thay từng ngày với nhiều công trình, nhiều dự án đã và đang triển khai trên địa bàn huyện.

Bản đồ huyện đảo Bạch Long Vĩ mới nhất

Thông tin quy hoạch huyện Bạch Long Vĩ mới nhất

Bổ sung cảng đường thủy nội địa Bạch Long Vỹ vào quy hoạch

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND Tp. Hải Phòng và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam liên quan đến đề xuất mới đây của UBND Tp. Hải Phòng về việc bổ sung cảng Bạch Long Vỹ vào Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc.

Được biết, Cảng đường thủy nội địa Bạch Long Vỹ thuộc Dự án Trung tâm dịch vụ hậu cần, neo đậu tàu, đón trả khách tuyến Hải Phòng - Bạch Long Vỹ tại huyện Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng.

Theo đó, để góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh của địa phương và khu vực, Bộ GTVT chấp thuận chủ trương cập nhật bổ sung quy hoạch cảng đường thủy nội địa Bạch Long Vỹ thuộc Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần, neo đậu tàu, đón trả khách tuyến Hải Phòng - Bạch Long Vỹ tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng vào Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc.

Tàu Hoa Phượng Đỏ chạy tuyến Hải Phòng - Bạch Long Vỹ.
Tàu Hoa Phượng Đỏ chạy tuyến Hải Phòng - Bạch Long Vỹ.

Cảng Bạch Long Vỹ có địa điểm tại lý trình từ Km22+00 đến Km22+150, bờ trái sông Cấm thuộc địa phận xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên với quy mô 1 cầu cảng chính dài 90 m và 2 cầu dẫn, chiều dài mỗi cầu dẫn 19 m. Đây là cảng hành khách đón được tàu đến 250 ghế.

Bộ GTVT giao Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm cập nhật cảng hành khách Bạch Long Vỹ nêu trên trong Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa phía Bắc đến năm 2020 và định hướng năm 2030; tổng hợp trong Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam còn có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và hiệu quả khai thác cảng, phù hợp với quy hoạch chuyên ngành đường thủy nội địa và các quy hoạch liên quan; giám sát việc đầu tư xây dựng các cảng thủy nội địa đảm bảo tuân thủ quy hoạch được duyệt.

Thông tin cơ bản huyện Bạch Long Vĩ tại Thành phố Hải Phòng

Cho đến tận đầu thế kỉ 20 thì vẫn chưa có dân cư sống trên đảo mà chỉ có ngư dân ghé vào trú bão. Vì không tìm được nguồn nước nên con người không định cư và đảo còn có tên Vô Thủy ("không có nước").  Ngoài ra đảo còn có tên là Hải Bào (do biển có nhiều bào ngư) hoặc Phù Thủy Châu ("viên ngọc nổi trên mặt nước").

Năm 1887, thực dân Pháp và nhà Thanh ký Công ước Pháp-Thanh 1887 phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Hoa. Đảo Bạch Long Vĩ nằm về phía tây kinh tuyến 105°43'Đ (kinh tuyến Paris làm gốc) nên thuộc về xứ Bắc Kỳ. Cũng theo hiệp ước này thì toàn bộ bán đảo Bạch Long Vĩ vốn lâu đời hơn rất nhiều đã bị cắt cho Trung Quốc nên tên Bạch Long Vĩ được đặt lại cho đảo này. 
Năm 1920, dân từ Quảng Yên (Bắc Kỳ) và Hải Nam (Trung Quốc) bắt đầu kéo tới đây sau khi người ta phát hiện nguồn nước ngọt ở phía nam đảo.

Năm 1937, vua Bảo Đại phái 12 người đến đảo để lập đồn canh phòng và xây dựng chế độ lý trưởng. Thời Pháp thuộc, lộ trình tuần tra định kì của Pháp khởi đầu tại vịnh Hạ Long đến Cô Tô, Bạch Long Vĩ, vòng quanh quần đảo Hoàng Sa, quay lại dọc bờ biển Trung Kỳ rồi kết thúc ở Cát Bà.

Đến thời Thế chiến 2, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và tước khí giới của quân lính Bảo Đại đóng trên đảo. Năm 1946, Pháp quay trở lại Đông Dương và khôi phục lại chế độ cai trị trên đảo.

Năm 1949, Quốc dân đảng Trung Quốc thua trận chạy ra đảo Đài Loan và chiếm đảo Bạch Long Vĩ. Tháng 7 năm 1955, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công quân Quốc dân đảng và kiểm soát đảo này.

Ngày 16 tháng 1 năm 1957, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp thu đảo từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cũng trong ngày này, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Nghị định số 49/TTg quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.

Cuối năm 1965, Không quân Hoa Kỳ tăng cường ném bom miền Bắc Việt Nam khiến toàn bộ dân cư của đảo phải sơ tán về đất liền. Suốt từ đó đến tận năm 1992 thì đảo này chỉ có quân đồn trú là Tiểu đoàn 152 (sau này là Trung đoàn 952 Vùng I hải quân).

Ngày 9 tháng 12 năm 1992, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định số 15/NĐ/CP thành lập huyện Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng. Ngày 26 tháng 2 năm 1993, Hải Phòng tổ chức đưa 62 thanh niên xung phong và một số hộ ngư dân đầu tiên ra đảo.

Ngày 27 tháng 7 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký quyết định số 379/TTg phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật tổng thể xây dựng huyện đảo Bạch Long Vĩ thành một đơn vị hành chính cấp huyện phát triển kinh tế - quốc phòng - xã hội toàn diện, một trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của ngư trường vịnh Bắc Bộ.

Theo Nghị quyết số 32/NQ-TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá IX) giao Bộ Thuỷ sản và Tổng cục Du lịch (Việt Nam) nghiên cứu xây dựng đảo Bạch Long Vĩ sớm trở thành trung tâm chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ.

Saigon Uniform