TẢI Bản đồ Hành chính Huyện Bình Chánh Khổ Lớn Mới Nhất 2023

LINK TẢI File PDF CAD Bản đồ Huyện Bình Chánh (15M)

Bản đồ Huyện Bình Chánh hay bản đồ hành chính các Phường tại Huyện Bình Chánh, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực Huyện Bình Chánh TPHCM.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Huyện Bình Chánh tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

LINK TẢI FILE KHỔ LỚN (15M)

Giới thiệu vị trí địa lý Huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh được tách ra từ tỉnh Gia Định, có diện tích đất tự nhiên 252,56 km², chia làm 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 01 thị trấn Tân Túc và 15 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.

Bình Chánh là quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), nằm trải dài bao bọc phía tây và một phần phía nam của Thành phố. Trên địa bàn huyện Bình Chánh có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía nam, tây nam, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng kết nối TPHCM với khu vực đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh miền Tây).

Tiếp giáp địa lý: Huyện Bình Chánh nằm ở khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè bởi ranh giới là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào
  • Phía đông bắc giáp Quận 8 và quận Bình Tân
  • Phía tây giáp các huyện Đức Hòa và Bến Lức thuộc tỉnh Long An
  • Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
  • Phía bắc giáp huyện Hóc Môn.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện Bình Chánh là 35,69 km², dân số năm 2019 khoảng 705.508 người (dân số đông nhất cả nước). Mật độ dân số đạt 2.793 người/km².

Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh năm 2023

LINK TẢI FILE KHỔ LỚN (15M)

Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh khổ lớn năm 2022
Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh khổ lớn năm 2023
Bản đồ hành chính các phường huyện Bình Chánh khổ lớn
Bản đồ hành chính các phường huyện Bình Chánh khổ lớn

LINK TẢI FILE KHỔ LỚN (15M)

 
Điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian tại huyện Bình Chánh
Điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian tại huyện Bình Chánh

PHÓNG TO

LINK TẢI FILE KHỔ LỚN (15M)

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bình Chánh đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bình Chánh đến năm 2030

PHÓNG TO

LINK TẢI FILE KHỔ LỚN (15M)

Thông tin quy hoạch huyện Bình Chánh mới nhất

1. Tính chất và chức năng lập quy hoạch

Trung tâm kinh tế với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy), đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng phía Tây – Tây Nam thành phố.

Trung tâm khu vực phía Tây cấp thành phố.

Trung tâm chuyên ngành về giáo dục, văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi giải trí với cảnh quan thiên nhiên và nông nghiệp sinh thái kết hợp khai thác du lịch.

Khu dân cư mới kết hợp khu dân cư hiện hữu hổ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư và từng bước đô thị hóa nông thôn.

2. Quy hoạch phát triển không gian tại huyện Bình Chánh

2.1. Phân bố dân cư:

  • Khu 1: phía Bắc huyện Bình Chánh gồm các xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B và xã Phạm Văn Hai.
  • Khu 2: gồm các xã Bình Lợi, xã Lê Minh Xuân, xã Tân Nhựt.
  • Khu 3: gồm thị trấn Tân Túc, xã Tân Kiên, xã Bình Chánh.
  • Khu 4: gồm xã Tân Quý Tây, xã Hưng Long, xã Quy Đức, xã An Phú Tây.
  • Khu 5: gồm xã Bình Hưng, xã Phong Phú, xã Đa Phước.

2.2. Hệ thống trung tâm, các công trình công cộng: Công trình công cộng trong các đơn vị ở, thị trấn và xã gồm các công trình công cộng mang tính thường xuyên như công trình hành chánh cấp xã – thị trấn, thương mại dịch vụ, chợ, trạm y tế, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở,… và công trình công cộng khu vực (liên xã) và huyện:

  • Trung tâm công cộng cấp huyện tại khu trung tâm thị trấn Tân Túc: quy mô công trình công cộng khoảng 40 – 60 ha, trong đó gồm công trình hành chánh, thương mại – dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa – thể dục thể thao.
  • Trung tâm công trình công cộng liên xã quy mô khoảng 20 – 30 ha cho mỗi trung tâm, là điểm tựa phát triển khu dân cư giữ vai trò thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.

Công trình công cộng cấp trung ương, thành phố: gồm một số các công trình chính như sau:

  • Trung tâm cấp khu vực thành phố về phía Tây (trung tâm dịch vụ, thương mại, y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, nghỉ ngơi giải trí,…) quy mô dự kiến 200 ha, trong đó có Khu tái định cư (43 ha).
  • Khu các bệnh viện cấp thành phố dự kiến quy mô 54,76 ha (trong đó có Bệnh viện nhi khoảng 10 ha) và khu các bệnh viện chuyên khoa khác tại xã Tân Kiên.
  • Bệnh viện đa khoa khu vực Bình Chánh (quy mô khoảng 11,34 ha) tại thị trấn Tân Túc.
  • Đại học Hùng Vương (quy mô khoảng 16 ha) tại xã Tân Kiên.
  • Khu các công trình công cộng (quy mô khoảng 146,6 ha) tại Khu đô thị mới Nam thành phố.
  • Trung tâm thực nghiệm y học (quy mô khoảng 30ha) tại xã Phong Phú.
  • Công trình công cộng – Lê Minh Xuân quy mô khoảng 29 ha.
  • Bệnh viện Tâm Thần (quy mô khoảng 3 ha) tại xã Lê Minh Xuân.
  • Khu đại học (quy mô trên 500 ha) tại xã Hưng Long.

Trường đua ngựa (quy mô khoảng 69 ha) và Sân Golf (quy mô khoảng 70 ha) tại Khu đô thị Sing – Việt.

Các số liệu diện tích của các khu công trình công cộng cấp thành phố nêu trên mang tính định hướng phân bổ theo cơ cấu quy hoạch chung. Khi triển khai cụ thể từng khu vực dự án, quy mô, ranh giới sẽ được căn cứ vào số liệu đo đạc, khảo sát, tình hình thực tế tại địa phương cũng như các pháp lý phê duyệt của cấp thẩm quyền.

2.3. Công viên cây xanh – thể dục thể thao:

Công viên cây xanh tập trung thuộc thành phố: quy mô diện tích 410 ha (Khu sinh thái văn hóa Vĩnh Lộc).

Công viên cây xanh tập trung thuộc huyện: quy mô diện tích 767,13 ha, tương ứng chỉ tiêu bình quân đạt 9 m2/người, trong đó:

+ Cây xanh công viên tập trung là 490,74 ha (khu 1: 83,41 ha; khu 2: 62,6 ha; khu 3: 86,73 ha; khu 4: 58,0 ha; khu 5: 200 ha).

+ Cây xanh cảnh quan ven sông rạch là 276,39 ha (khu 1: 34,34 ha; khu 2: 53,4 ha; khu 3: 23,47 ha; khu 4: 21,0 ha; khu 5: 144,18 ha).

Ngoài ra đất cây xanh sử dụng công cộng được bổ sung thêm trong các đơn vị ở và nhóm nhà ở tại các dự án đầu tư phát triển mới.

Tổ chức hệ thống cây xanh cách ly giữa khu dân cư với khu công nghiệp, khu nghĩa trang, hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

2.4. Công trình và quần thể công trình tôn giáo: các công trình tôn giáo cần thiết sẽ được tôn tạo trùng tu bảo vệ. Khi có nhu cầu mở rộng sẽ được xác định trong quy hoạch chi tiết sử dụng đất của khu vực.

2.5. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Các khu công nghiệp hiện hữu dự kiến đầu tư chiều sâu và phát triển thêm một số khu, cụm công nghiệp tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế huyện, thành phố. Tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp tập trung khoảng 1.694 ha, bao gồm:

  • Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: 156 ha (trong đó 100 ha hiện hữu).
  • Khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng: 197,7 ha.
  • Khu công nghiệp Lê Minh Xuân: 800 ha (trong đó 100 ha hiện hữu).
  • Khu công nghiệp Phong Phú (thuộc một phần quận 8 và huyện Bình Chánh): 148,4 ha
  • Khu công nghiệp An Hạ: 123,5 ha
  • Cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân: 17 ha.
  • Cụm công nghiệp – Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn: 89 ha.
  • Cụm công nghiệp Trần Đại Nghĩa : 50 ha.
  • Cụm công nghiệp Quy Đức : 70 ha.
  • Cụm công nghiệp Tân Túc : 30 ha.
  • Cụm công nghiệp Đa Phước : 90 ha.

Các cơ sở công nghiệp ô nhiễm sẽ di dời vào khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp địa phương để có điều kiện xử lý về môi trường; các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp không ô nhiễm hoặc ít ô nhiễm, được duy trì sử dụng xen cài trong khu dân cư.

2.6. Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:

  • Khu xử lý nước thải tại xã Bình Hưng : 47 ha.
  • Khu xử lý nước thải tại xã Tân Nhựt : 77,2 ha.
  • Khu hạ tầng kỹ thuật (nghĩa trang, xử lý rác,…) tại xã Đa Phước: 613 ha, trong đó dành khoảng 300 ha là hành lang cây xanh cách ly.
  • Các trạm điện và tuyến điện, trạm bơm tăng áp, trạm xử lý nước bẩn.

2.7. Nông lâm nghiệp kết hợp phát triển du lịch, kinh tế vườn và hoa kiểng: Quy hoạch đến năm 2020 quỹ đất nông nghiệp còn lại khoảng 9.489,56 ha, chiếm 37,6% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm đất nông nghiệp tập trung 8.339,56 ha (kể cả trung tâm hoa kiểng 500 ha); đất nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn 510 ha, đất dự trữ theo quy hoạch chi tiết 640 ha.

+ Về đất lâm nghiệp diện tích quy hoạch 1.503,2 ha bố trí chủ yếu tại xã Phạm Văn Hai và xã Lê Minh Xuân.

Thông tin quy hoạch giao thông Bình Chánh

3.1. Hệ thống giao thông đối ngoại:

a. Đường bộ: Đường Nguyễn Văn Linh với chức năng là đường giao thông đô thị, lộ giới 120m là đường trục chính đảm bảo cân bằng chức năng giao thông và không gian đô thị và kết nối mạng lưới giao thông liên khu vực.

+ Đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương (kể cả các tuyến đường nối Tân Tạo – Chợ Đệm, Bình Thuận – Chợ Đệm): là trục đường hướng tâm đảm bảo chức năng phục vụ giao thông với tốc độ cao, liên tục kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Miền Tây được nhanh chóng, thuận lợi, lộ giới 120m.

+ Đường Quốc lộ 1A phía Tây: Đây là trục hướng tâm thành phố, dự kiến 8 làn xe cơ giới và 4 làn xe tổng hợp, lộ giới 120m.

+ Đường Quốc lộ 50: Đây là trục hướng tâm thành phố, dự kiến mở rộng 6 làn xe cơ giới, lộ giới 40m.

+ Đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10): Đây là trục hướng tâm thành phố, dự kiến mở rộng 6 làn xe cơ giới, lộ giới 40m.

+ Đường Nguyễn Thị Tú: Dự kiến nâng cấp và mở rộng thành 6 làn xe, lộ giới 40m.

+ Đường Cao tốc liên vùng phía Nam (đường cao tốc Bến Lức – Long Thành): là trục đường Vành đai cao tốc bảo chức năng phục vụ giao thông với tốc độ cao, liên tục kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Miền Tây, Miền Đông được nhanh chóng, thuận lợi, lộ giới và hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện theo Quyết định số 2925/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.

+ Đường Vành đai 3: Đây là đoạn kết nối tiếp với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đảm bảo kết nối giao thông liên tục, nhanh chóng, thuận lợi, lộ giới và hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đường mở mới Tây Bắc: Đây là trục đường hướng tâm thành phố kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Long An, dự kiến quy hoạch 8 làn xe cơ giới và 4 làn xe hỗn hợp, lộ giới 60m.

b. Đường sắt:

Đường sắt quốc gia:

+ Về tuyến đường sắt: Tuyến đường sắt quốc gia phía Tây thành phố, đi qua thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Tây. Tuyến từ ga Dĩ An – Sóng Thần đến ga Tân Kiên, đi qua địa bàn huyện Bình Chánh theo hành lang đường nối cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, hành lang tuyến đường sắt thực hiện theo quy định.

+ Về ga đường sắt: Ga Tân Kiên là ga hàng hóa chính thành phố, quy mô chiếm dụng đất dự kiến khoảng 51 ha.

Đường sắt đô thị:

+ Tuyến đường sắt đô thị số 3a: Đi trong hành lang đường Kinh Dương Vương, Quốc lộ 1A kết nối vào Depot Tân Kiên với quy mô dự kiến khoảng 20 ha.

+ Tuyến đường sắt đô thị số 5: Đi trong hành lang lộ giới Quốc lộ 50 kết nối vào Depot Đa Phước.

+ Tuyến xe điện số 2 đi trong hành lang lộ giới đường Nguyễn Văn Linh kết nối từ vị trí Depot nằm trên đường song hành Quốc lộ 50 đến quận 2. Quy mô Depot dự kiến khoảng 5 ha.

c. Đường thủy: Căn cứ theo Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020, các tuyến sông, rạch có chức năng giao thông thủy và phân cấp hạng kỹ thuật như sau: sông Cần Giuộc cấp III; rạch Bà Tỵ, rạch Bà Lớn – rạch Chồm, rạch Bà Lào (Xà Tờn) – rạch Ngang, rạch Tắc Bến Rô, rạch Chiếu – cầu Bà Cả cấp VI. Hành lang bảo vệ sông, rạch nêu trên theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố.

3.2. Hệ thống giao thông đối nội:

Đường bộ: Đối với các đường hiện hữu: tiếp tực thực hiện cải tạo, nâng cấp mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định.

+ Đối các đường dự phóng: thực hiện quản lý chặt chẽ, tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông của khu vực đảm bảo khai thác giao thông hiệu quả.

3.3. Hệ thống bến bãi: Trên cơ sở Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, quy hoạch bến bãi trên địa bàn huyện Bình Chánh chiếm 228 ha, dự kiến xác định như sau:

3.4. Các nút giao thông chính: Dự kiến xây dựng và cải tạo khoảng 19 nút giao thông chính tại các vị trí giao cắt trục đường chính với nhau, bao gồm:

  • Nút giao cắt Quốc lộ 1A – đường Kinh Dương Vương – đường Trần Đại Nghĩa.
  • Nút giao cắt Quốc lộ 1A – đường Võ Văn Kiệt.
  • Nút giao cắt Quốc lộ 1A – đường Nguyễn Văn Linh.
  • Nút giao cắt Quốc lộ 1A – đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
  • Nút giao cắt đường nối Tân Tạo – Chợ Đệm – đường Trần Đại Nghĩa.
  • Nút giao cắt đường nối Tân Tạo – Chợ Đệm – đường Võ Văn Kiệt.
  • Nút giao cắt đường cao tốc Bến Lức – Long Thành – Quốc lộ 50.
  • Nút giao cắt đường Nguyễn Văn Linh – đường Trịnh Quang Nghị.
  • Nút giao cắt đường Nguyễn Văn Linh – đường đô thị (Vành đai 1).
  • Nút giao cắt đường Nguyễn Văn Linh – Quốc lộ 50.
  • Nút giao cắt đường Nguyễn Văn Linh – đường Phạm Hùng.
  • Nút giao cắt Quốc lộ 50 – đường Trịnh Quang Nghị.
  • Nút giao cắt Quốc lộ 50 – đường đô thị.
  • Nút giao cắt đường Vành đai 3 – đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10).
  • Nút giao cắt đường Vành đai 3 – đường Trần Đại Nghĩa.
  • Nút giao cắt đường Vành đai 3 – đường mở mới Tây Bắc.
  • Nút giao cắt đường Vành đai 3 – kênh Xáng Ngang.
  • Nút giao cắt đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10) – đường Thanh Niên.
  • Nút giao cắt đường Vĩnh Lộc – đường Nguyễn Thị Tú.

Bạn đang theo dõi bài viết  huyện Bình Chánh của đội ngũ Bandovietnam.com.vn tổng hợp. Để biết thêm thông tin bản đồ khác của chúng tôi, bạn có thể tham khảo thêm bên dưới.

Xem thêm: 

Saigon Uniform