TẢI Bản đồ Hành chính huyện Cần Giờ khổ lớn phóng to 2023

LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ Hành chính huyện Cần Giờ khổ lớn (32M)

Bản đồ huyện Cần Giờ hay bản đồ hành chính các Phường tại huyện Cần Giờ, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực huyện Cần Giờ TPHCM.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Cần Giờ tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Cần Giờ 

Huyện Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, nằm ở phía đông nam thuộc vùng Đông Nam Bộ, với diện tích đất tư nhiên 704,45 km² chia làm 7 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An.

Huyện Cần Giờ tiếp giáp biển Đông (khoảng 20 km bờ biển). Ngoài ra, huyện Cần Giờ còn có khu rừng ngập mặn Cần Giờ, một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam. 

Tiếp giáp địa lý: Cần Giờ là huyện ngoại thành ven biển của thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bởi ranh giới là sông Thị Vải
  • Phía tây giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang, bởi ranh giới là sông Soài Rạp
  • Phía nam giáp biển Đông
  • Phía bắc giáp huyện Nhà Bè (qua sông Soài Rạp) và tỉnh Đồng Nai (qua sông Lòng Tàu và sông Đồng Tranh).

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Cần Giờ là 704,45 km², dân số năm 2019 khoảng 71.526 người. Mật độ dân số đạt 102 người/km².

Khí hậu: Huyện Cần Giờ mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mưa và nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nền nhiệt độ cao và ổn định.

Thuỷ văn:

  • Thủy triều: toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều.
  • Độ mặn: vì nằm trong vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều từ biển Đông truyền vào, các sông rạch của huyện Cần Giờ đều đóng vai trò "kênh dẫn triều" đưa nước mặn xâm nhập khắp địa bàn huyện làm cho khối nước mặt ở đây quanh năm bị mặn, lợ.

Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ năm 2023

Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ khổ lớn phóng to năm 2022
Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ khổ lớn phóng to năm 2023
Bản đồ ranh giới của huyện Cần Giờ khổ lớn năm 2022
Bản đồ ranh giới của huyện Cần Giờ khổ lớn năm 2023
Bản đồ địa giới huyện Cần Giờ khổ lớn năm 2022
Bản đồ địa giới huyện Cần Giờ khổ lớn năm 2023
Sơ đồ định hướng phát triển không gian huyện Cần Giờ mới nhất
Sơ đồ định hướng phát triển không gian huyện Cần Giờ mới nhất

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ đến 2025
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ đến 2025

PHÓNG TO

Thông tin quy hoạch huyện Cần Giờ mới nhất

Theo quy hoạch, diện tích đất tự nhiên của huyện Cần Giờ là 71.021,58 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích 44.769,87 ha, Đất phi nông nghiệp có diện tích 26.243 ha, Đất khu bảo tồn thiên nhiên 35.000 ha, Đất đô thị có diện tích 3.051 ha, Đất khu du lịch có diện tích 2.100 ha, Đất khu dân cư nông thôn có diện tích 4968,8 ha, Đất chưa sử dụng 8,51 ha.

1. Tính chất chức năng quy hoạch

Cơ cấu kinh tế của huyện Cần Giờ được xác định là bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới kết hợp khai thác du lịch; đầu mối hạ tầng kỹ thuật phía Đông Nam thành phố; phát triển thương mại dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng.

Về cơ cấu đất ở: phát triển các khu dân cư nông thôn, khu dân cư hiện hữu và khu đô thị mới đồng bộ với hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Trung tâm công trình công cộng về y tế, văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí với cảnh quan thiên nhiên và nông nghiệp sinh thái kết hợp khai thác du lịch.

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2022: Diện tích đất chưa sử dụng của huyện Cần Giờ năm 2020 là 925,93ha, vẫn giữ ổn định so với hiện trạng năm 2019.

Sơ đồ định hướng phát triển không gian huyện Cần Giờ mới nhất
Sơ đồ định hướng phát triển không gian huyện Cần Giờ mới nhất

2. Quy hoạch phát triển không gian tại huyện Cần Giờ

2.1. Các khu chức năng trong khu vực quy hoạch:

Các khu dân cư:

a) Khu dân cư đô thị: dự kiến khoảng 230.000 người, gồm 03 khu như sau:

Khu 1: Khu dân cư đô thị Bình Khánh – xã Bình Khánh:

  • Vị trí: Phía Bắc xã Bình Khánh
  • Diện tích đất: 1.162,0 ha.
  • Dân số dự kiến: 70.000 người.
  • Mật độ xây dựng: 30 – 45%
  • Tầng cao xây dựng: 2 – 5 tầng.
  • Chức năng gồm khu ở và các công trình công cộng như trường trung học phổ thông, trung tâm dạy nghề, bệnh viện, khu văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ.

Khu 2: Khu dân cư đô thị An Nghĩa – An Thới Đông:

  • Vị trí: thuộc ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông
  • Diện tích đất: 360,5 ha
  • Dân số dự kiến: 20.000 người.
  • Mật độ xây dựng: 30 – 35%
  • Tầng cao xây dựng: 2 – 5 tầng.
  • Chức năng gồm khu ở và các công trình công cộng như trường trung học phổ thông, khu văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ.

Khu 3: Khu dân cư đô thị Long Hòa – Cần Thạnh:

  • Vị trí: Khu vực phía Nam huyện Cần Giờ thuộc thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa.
  • Diện tích đất: 2.340,6 ha.
  • Dân số dự kiến: 140.000 người.
  • Mật độ xây dựng: 30 – 45%
  • Tầng cao xây dựng: 1 – 5 tầng. (Riêng các khu dân cư dọc bờ biển Long Hòa – Cần Thạnh xây dựng tầng cao và mật độ thấp).
  • Chức năng gồm khu trung tâm huyện Cần Giờ, khu ở và các công trình công cộng như trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, bệnh viện, khu du lịch, khu văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ…

b) Khu dân cư nông thôn: bố trí dựa trên các điểm dân cư hiện hữu đã tồn tại lâu đời và phát triển mở rộng.

Diện tích đất: 1.347,54 ha.

Dự kiến dân số: 70.000 người. Trong đó:

  • Xã Bình Khánh: diện tích 174,5ha, dân số 14.000 người.
  • Xã An Thới Đông: diện tích 577ha, dân số 27.000 người.
  • Xã Tam Thôn Hiệp: diện tích 215,24ha, dân số 15.000 người.
  • Xã Lý Nhơn: diện tích 356ha, dân số 12.000 người.
  • Xã Thạnh An: diện tích 24ha, dân số 2.000 người.

Các trung tâm và công trình công cộng: Đảm bảo đủ các loại hình phục vụ thiết yếu, cấp phục vụ, quy mô phục vụ và bố trí theo giải pháp phân tán trong các khu ở.

Để phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, hệ thống công trình công cộng được xây dựng và bố trí gồm:

  • Công trình công cộng trong các đơn vị ở, thị trấn và xã là các công trình công cộng mang tính thường xuyên như công trình hành chính cấp xã – thị trấn, thương mại dịch vụ, chợ, trạm y tế, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở.
  • Công trình công cộng khu vực (liên xã) và huyện bố trí tại trung tâm huyện gồm các công trình hành chính, thương mại – dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa – thể dục thể thao… Trung tâm công trình công cộng liên xã quy mô khoảng 20 – 30 ha/trung tâm, là điểm tựa phát triển khu dân cư giữ vai trò thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.

a) Khu trung tâm huyện: quy mô khoảng 43 ha.

Từ nay đến năm 2025, khu trung tâm hành chính huyện Cần Giờ vẫn được bố trí hiện hữu tại xã Cần Thạnh. Ngoài ra còn là trung tâm giáo dục, thể dục thể thao, văn hóa, y tế, thương mại dịch vụ.

b) Công trình cấp thành phố: quy mô khoảng 751,8ha, tập trung ở khu vực xã Bình Khánh và Cần Thạnh – Long Hòa, gồm các công trình:

  • Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ tại xã Long Hòa quy mô 821 ha (trong đó 221 ha được tính vào khu đất dân dụng).
  • Khu du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng xã Long Hòa, quy mô 46,8 ha.
  • Trung tâm nuôi trồng thủy hải sản xã Bình Khánh 100 ha.
  • Viện dưỡng lão xã Bình Khánh 5 ha.

c) Hệ thống công trình công cộng: có diện tích khoảng 271,6 ha, trong đó bao gồm các loại công trình:

Công trình hành chính tại các xã. Công trình giáo dục đào tạo:

  • Mỗi đơn vị ở đều bố trí trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở đảm bảo đủ quy mô và bán kính phục vụ, diện tích bình quân 10 – 15m2/học sinh.
  • Hệ thống trường trung học phổ thông, trường dạy nghề cân đối chung trên địa bàn khu ở, bảo đảm phục vụ đủ việc dạy và học cho tất cả học sinh trong độ tuổi.
  • Các trung tâm giáo dục, trường dạy nghề thuộc huyện.

Công trình y tế: 02 bệnh viện 500 giường tại xã Bình Khánh và Cần Thạnh., Bệnh viện dưỡng lão tại xã Bình Khánh; Trung tâm y tế dự phòng tại thị trấn Cần Thạnh; 02 khu điều dưỡng tại xã Bình Khánh và Long Hòa; Phòng khám đa khoa và hiện đại hóa các trạm y tế xã, thị trấn.

Công trình văn hóa thông tin: gồm trung tâm văn hóa, thư viện, Bảo tàng, khu triển lãm, rạp chiếu phim.

Công trình thể dục thể thao: phát triển mạng lưới thể dục thể thao trong khu dân cư, Trung tâm thể dục thể thao cấp huyện.

Công trình thương mại dịch vụ: trung tâm thương mại dịch vụ, siêu thị, chợ…

2.1.3. Các khu du lịch sinh thái, công viên cây xanh và môi trường:

a) Công viên cây xanh – thể dục thể thao: Công tác bảo tồn, phát triển khu dự trữ sinh quyển nằm trên địa bàn huyện là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu vì đây là khu dự trữ sinh quyển thể giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo, điển hình của vùng ngập mặn đã được Unesco công nhận.

Cụm công viên tập trung với các chức năng chính là nghỉ ngơi, văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí, là điểm tập trung mang tính cộng đồng của khu vực. Các công viên này được bố trí ở các vị trí thuận lợi trong bố cục không gian đô thị với mục đích phục vụ cho cộng đồng dân cư trong khu vực và khách du lịch. Các cụm công viên gồm có:

  • Khu du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng xã Long Hòa quy mô 46,8 ha (công viên cây xanh du lịch cấp thành phố).
  • Công viên văn hóa Cần Thạnh quy mô 5ha.
  • Khu công viên tập trung tại các xã Bình Khánh, Long Hòa và An Thới Đông, quy mô khoảng 5ha/công viên.

Dọc theo biên các dải đất tiếp giáp trực tiếp với biển Đông, sông lớn của các khu dân cư, bố trí khoảng lùi cây xanh tối thiểu 25m nhằm ngăn chặn hiện tượng xói mòn lở đất, nguồn nước ngọt nhiễm mặn cũng như hạn chế tác động xấu của thời tiết bất lợi đến các khu dân cư.

Công tác bảo tồn, phát triển vùng cây ăn trái dọc bờ biển ở xã Cần Thạnh – Long Hòa xen cài trong các khu dân cư cũng được đặt ra nhằm ngăn chặn xói mòn và giữ đất.

Bảo tồn, xây dựng lại khu rừng lịch sử dọc theo sông Đồng Tranh quy mô 1.800ha kết hợp xây dựng các công trình văn hóa – giải trí, du lịch, giáo dục truyền thống.

Duy trì, phát triển khu du lịch kết hợp nghỉ ngơi an dưỡng dọc bờ biển phía Nam huyện Cần Giờ (Khu công viên vui chơi giải trí, khu du lịch 30/4, khu lấn biển 600 ha).

b) Khu du lịch sinh thái: Bảo tồn và phát triển Khu du lịch sinh thái Lâm viên Cần Giờ, khu vực Đảo khỉ; Khu dã ngoại thanh thiếu niên.

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

  • Khu công nghiệp đóng sửa chữa tàu tại xã Bình Khánh, dọc sông Soài Rạp, quy mô 150 ha, tuy có chủ trương của thành phố quy hoạch trong khu công nghiệp Bình Khánh nhưng không được xem xét phê duyệt tại Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Các xí nghiệp không gây ô nhiễm bố trí xen cài trong các khu dân cư trên địa bàn huyện được duy trì.

Công trình và quần thể công trình tôn giáo:

Công trình tôn giáo sẽ tôn tạo trùng tu bảo vệ. Khi có nhu cầu mở rộng sẽ được xác định trong quy hoạch chi tiết sử dụng đất của khu vực.

Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:

  • Hai khu xử lý nước thải quy mô 4 ha và 10 ha tại khu vực Long Hòa – Cần Thạnh.
  • Trạm điện An Nghĩa xã An Thới Đông.
  • Trạm điện Cần Giờ xã Long Hòa.
  • Khu bãi rác quy mô 30 ha tại xã An Thới Đông.
  • Khu nghĩa trang tập trung quy mô 30 ha tại xã Bình Khánh.

Ruộng muối: Bố trí tập trung ở xã Thạnh An và xã Lý Nhơn, năm 2025 diện tích ruộng muối còn khoảng 1.000 ha.

Nông nghiệp: Định hướng đến năm 2025, diện tích đất nông nghiệp toàn huyện còn 7.640,7 ha, phân bố tập trung tại các xã: Tam Thôn Hiệp 593 ha, Bình Khánh 1.824,5 ha, An Thới Đông 1.931,2 ha và Lý Nhơn 3.292ha.

Rừng: Khu vực rừng kết hợp với du lịch sinh thái quy mô 33.940 ha, phân bố tại xã Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Thạnh An, trong đó có khu di tích căn cứ rừng Sác lịch sử 1.800 ha.

2.2. Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị:

Bố cục mặt bằng không gian: Bố cục không gian toàn huyện được định hướng như sau:

  • Cụm I: Khu đô thị xã Bình Khánh là khu đô thị kết hợp cải tạo và xây dựng mới, gồm các khu chức năng như khu dân cư xây dựng mới, dân cư hiện hữu cải tạo, khu dịch vụ thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, công viên cây xanh… Mật độ xây dựng toàn khu 30 – 45%, tầng cao xây dựng 2 – 5 tầng, hệ số sử dụng đất < 2.
  • Cụm II: khu đô thị xã An Thới Đông mật độ xây dựng toàn khu 30 – 35%, tầng cao xây dựng 2 – 5 tầng, hệ số sử dụng đất < 1,5
  • Cụm III: khu đô thị Cần Thạnh – Long Hòa, có khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, diện tích 821 ha, mật độ xây dựng toàn khu 30 – 45%, tầng cao xây dựng 1 – 5 tầng (trừ các công trình điểm nhấn).

Tổ chức không gian đô thị cho các khu vực tiêu biểu:

a) Trục cảnh quan: Đường Rừng Sác: theo hướng Bắc Nam thành phố, đi qua các khu chức năng chính của huyện nối kết đường cao tốc liên vùng phía Nam với khu đô thị Long Hòa – Cần Thạnh và khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, lộ giới 120m (đoạn phía Bắc) và 60m (đoạn phía Nam), đoạn phà Bình Khánh lộ giới 30m.

  • Đường Duyên Hải lộ giới 30 – 40m.
  • Đường Thạnh Thới lộ giới 40m, là trục động lực phát triển thương mại dịch vụ của huyện Cần Giờ.

b) Không gian xanh: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ là khu vực cấm phát triển đô thị và cấm xây dựng, chỉ dành cho chức năng du lịch và nghiên cứu. Các công trình xây dựng trong khu vực này chủ yếu phục vụ cho du lịch, tham quan, quản lý công viên và không gian xanh với mật độ thấp. Ưu tiên sử dụng vật liệu tự nhiên nhằm hạn chế đến thấp nhất tác động đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên.

  • Dải cây xanh cách ly dọc biển tại khu đô thị lấn biển thị trấn Cần Giờ và một phần xã Long Hòa: khoảng cách hành lang an toàn bờ biển được xác định là lớn hơn 25m. Mật độ xây dựng và tầng cao trong khu vực bờ biển được quy hoạch ở mức thấp để dành quỹ đất cây xanh xen cài vào khu dân cư nhằm giảm thiểu tác động xấu của môi trường.
  • Dải cây xanh dọc theo sông rạch: tùy theo chiều rộng sông, rạch quy định các khoảng lùi tính từ bờ sông, rạch nhằm tạo mảng xanh và không gian mở, đảm bảo theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố về quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh rạch thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Thông tin quy hoạch giao thông tại huyện Cần Giờ

3.1. Giao thông đường bộ đối ngoại:

  • Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (đường cao tốc Liên Vùng phía Nam) thực hiện theo dự án đã được Bộ Giao thông vận tải duyệt tại Quyết định số 2925/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2010.
  • Đường Rừng Sác là đường trục chính đảm bảo cân bằng chức năng giao thông, không gian đô thị và kết nối mạng lưới giao thông liên khu vực với các Cụm đô thị của huyện Cần Giờ.

3.2. Giao thông đường bộ đối nội:

  • Đối với các đường hiện hữu: tiếp tục thực hiện cải tạo, nâng cấp mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định.
  • Đối các đường dự phóng: thực hiện quản lý chặt chẽ, tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông của đô thị đảm bảo khai thác giao thông hiệu quả.

3.3. Giao thông đường thủy: các tuyến sông, rạch trên địa bàn huyện Cần Giờ có chức năng giao thông thủy và phân cấp hạng kỹ thuật thực hiện theo Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về duyệt Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020, đồng thời cần đảm bảo hành lang bảo vệ sông, rạch theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

3.4. Hệ thống giao thông công cộng:

Xây dựng bến phà chính phục vụ giao thông thủy như phà Cần Thạnh đi Vũng Tàu, phà Bình Khánh 1 đi Phú Xuân – Nhà Bè, phà Bình Khánh 2 đi Hiệp Phước – Nhà Bè, phà Bình Khánh 3 đi Nhơn Trạch – Đồng Nai, phà Lý Nhơn, phà An Thới Đông đi Cần Giuộc – Long An, phà Thạnh An.

Xây dựng mới cảng khách Cần Giờ tại xã Long Hòa.

Hệ thống giao thông công cộng chủ yếu sử dụng phương tiện xe buýt cho giao thông đường bộ và sử dụng phà, canô cho giao thông thủy.

Quy hoạch bến bãi: Quy hoạch diện tích đất bến bãi huyện Cần Giờ là 31,1 ha, bao gồm:

  • Bến phà và sân bãi: 10,5 ha;
  • Bến, bãi xe: 20,8 ha, gồm bãi xe Cần Thạnh (thuộc khu lấn biển) quy mô 8 ha; bãi đậu xe Bình Khánh quy mô 5 ha; cảng khách Cần Giờ quy mô 7 ha; bến xe buýt Cần Giờ quy mô 0,8 ha.

Quy hoạch các nút giao thông chính: ưu tiên nghiên cứu giải pháp tổ chức giao thông khác mức giữa đường Rừng Sác với với đường cao tốc liên vùng phía Nam và các tuyến đường giao thông chính khu vực, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa chức năng giao thông đường Rừng Sác.

Saigon Uniform