Tải File Bản Đồ hành chính Huyện Châu Thành, tỉnh An Giang PDF CAD (68M)
Bản đồ Huyện Châu Thành hay bản đồ hành chính các xã tại Huyện Châu Thành, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Huyện Châu Thành tại tỉnh An Giang trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.
Giới thiệu vị trí địa lý Huyện Châu Thành tại tỉnh An Giang
Ngày 22/8/2012 Huyện Châu Thành được thành lập (Loại II), nằm phía nam tỉnh An Giang tiến giáp thành phố Long Xuyên. Diện tích đất tự nhiên của huyện 9357,20 km² (34.720 ha), chia làm 13 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: An Châu (huyện lỵ), Vĩnh Bình và 11 xã: An Hòa, Bình Hòa, Bình Thạnh, Cần Đăng, Hòa Bình Thạnh, Tân Phú, Vĩnh An, Vĩnh Hanh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Thành.
Huyện Châu Thành toạ lạc nằm ở vị trí tiếp giáp trung tâm của tỉnh, với lợi thế có trục đường quốc lộ 91 và tỉnh lộ 941 chạy qua nối Châu Thành với Tri Tôn, Châu Phú và cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 50km.
Tiếp giáp địa lý: Huyện Châu Thành nằm phía Nam của tỉnh An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh miền tây) có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Long Xuyên và huyện Chợ Mới
- Phía tây giáp huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên
- Phía nam giáp huyện Thoại Sơn
- Phía bắc giáp huyện Châu Phú và huyện Chợ Mới.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện Châu Thành là 357,20 km², dân số khoảng 151.368 người. Mật độ dân số đạt 436 người/km².
Bản đồ hành chính Huyện Châu Thành mới nhất
Thông tin quy hoạch Huyện Châu Thành mới nhất
Theo quyết định 1266/QĐ-UBND, Phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển:
Tiếp tục khơi dậy và huy động tối đa các nguồn nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển các tiềm năng, thế mạnh của huyện; phát triển Châu Thành theo hướng vừa là “vệ tinh” cho đô thị Long Xuyên, vừa sẳn sàng kết nối với xu hướng lan tỏa từ quá trình đô thị hóa. Đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, tập trung đúng mức vốn ngân sách cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu, nền tảng.
Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh ở các sản phẩm, lĩnh vực thế mạnh của huyện. Phát huy hiệu quả sử dụng các chương trình, dự án đầu tư của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh; khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư cải tiến, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất; khuyến khích nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng công nghệ sinh học, các loại giống mới, quy trình sản xuất GAP để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường hàng hoá.
Phát triển bền vững với 3 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường. Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường. Đồng thời, phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, gắn kết chặt chẽ với quốc phòng an ninh trong các giai đoạn phát triển.
2. Mục tiêu phát triển:
2.1. Mục tiêu:
Chuyển đổi cơ bản, toàn diện các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phần lớn lao động của huyện được đào tạo, tạo năng suất lao động xã hội cao. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp, phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông - thủy sản. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng tiến tới đồng bộ và hiện đại, đáp ứng đầy đủ cho phát triển kinh tế, đời sống xã hội. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân; đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh.
Trong giai đoạn 2026-2030 xây dựng huyện trở thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng hoá (lúa, rau màu), nuôi trồng thủy sản, trung tâm sản xuất công nghiệp lớn của tỉnh An Giang; làm vệ tinh cho đô thị Long Xuyên trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch (du lịch sông nước, tham quan trang trại nông nghiệp xanh trên các cồn, cù lao).
2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu:
- Giá trị sản xuất (GO) của ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:
+ Theo giá hiện hành: năm 2020 đạt 29,5%; năm 2025 đạt 20,5% và năm 2030 đạt 15%.
+ Theo giá so sánh 2010: năm 2020 đạt 4.635 tỷ đồng; năm 2025 đạt 5.500 tỷ đồng và năm 2030 đạt 6.340 tỷ đồng.
- Giá trị sản xuất (GO) của ngành Công nghiệp - Xây dựng:
+ Theo giá hiện hành: năm 2020 đạt 37%; năm 2025 đạt 40,5% và năm 2030 đạt 42%.
+ Theo giá so sánh 2010: năm 2020 đạt 6.240 tỷ đồng; năm 2025 đạt 11.250 tỷ đồng và năm 2030 đạt 19.825 tỷ đồng.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2020 ước đạt 6.600 tỷ đồng, năm 2025 đạt 10.000 -13.000 tỷ đồng và tăng bình quân trên 15%/năm đến năm 2030.
- Đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 01 ha đất canh tác đạt khoảng 120 triệu đồng, đến năm 2025 là 175 triệu đồng và đến năm 2030 trên 220 triệu đồng.
- Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn năm 2020 đạt 570 tỷ đồng, năm 2025 đạt 850-900 tỷ đồng và năm 2030 đạt bình quân trên 10%/năm.
- Dân số đến năm 2020 ước đạt khoảng 174.200 người, năm 2025 đạt khoảng 178.800 người và đạt khoảng 187.600 người vào năm 2030.
- Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đạt 50% vào năm 2020, 65% năm 2025 và trên 80% vào năm 2030.
- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2016-2020) bình quân 1%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 là dưới 3%; năm 2025 là dưới 2,5%; năm 2030 là dưới 2%.
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2020 đạt 86,65%, năm 2025 đạt 96% và năm 2030 đạt trên 98%.
- Số giường bệnh trên 10.000 dân đến năm 2020 đạt 8,4 giường; đến năm 2025 đạt 9 giường và 9,6 giường vào năm 2030.
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn 10,1% vào năm 2020, 7% vào năm 2025 và 6% vào năm 2030.
- Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học đạt trên 95% vào năm 2020, 100% vào năm 2025, 100% vào năm 2030.
- Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi bậc trung học cơ sở đạt 75% vào năm 2020, 90% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030.
- Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi bậc THPT và tương đương năm 2020 đạt 45%, năm 2025 đạt 60% và năm 2030 đạt 80%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 98,5% vào năm 2020, đạt 99,5% vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.
- Phấn đấu đến năm 2020 có 05 xã đạt nông thôn mới, đến năm 2025 có 10 xã đạt nông thôn mới.
3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực:
3.1. Ngành Nông - Lâm - Thủy sản:
Đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn theo chiều sâu, hình thành các vùng sản xuất tập trung thâm canh cao gắn với công nghiệp chế biến, tạo bước chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, đặc biệt là thích ứng với tình trạng hạn hán, khan hiếm nguồn nước đổ về từ thượng nguồn sông Mê Kông.
Sản xuất nông nghiệp gắn kết với công nghiệp chế biến, có hệ thống phân phối và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số nông sản hàng hóa chủ lực. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các mô hình liên kết trong chuỗi giá trị nông sản, mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất nông nghiệp xuất khẩu; đồng thời, thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới.
Phát huy hiệu quả Trung tâm công nghệ sinh học trên địa bàn để phục vụ các chương trình mục tiêu, các nghiên cứu ứng dụng về công nghệ sinh học trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi; chú trọng phát triển công nghệ chế biến nông sản với vai trò đầu mối trong vùng tứ giác Long Xuyên.
3.2. Ngành Công nghiệp - Xây dựng:
a) Công nghiệp:
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến xây dựng nhà xưởng, nhà máy sản xuất tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn. Chú trọng thu hút các ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến sâu các mặt hàng nông, thuỷ sản, lương thực thực phẩm, đồ uống; công nghiệp sử dụng nhiều lao động như: gia công, lắp ráp điện tử, hàng may mặc, giày dép. Nghiên cứu thu hút đầu tư các dự án như: nhà máy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lúa gạo theo mô hình cánh đồng lớn; nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi - thủy sản.
Tiếp tục hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu, lao động tại chỗ, lao động nông thôn như: chế biến nông sản, rau quả thực phẩm, cơ khí sửa chữa... Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như xay xát gạo, bánh kẹo, nước đá. Khuyến khích phát triển các làng nghề, khôi phục các làng nghề truyền thống.
b) Xây dựng:
Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn 2050, với các quy hoạch chung xây dựng tại các thị trấn và trung tâm xã trên địa bàn huyện nhằm triển khai tổ chức thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các công trình dự án được xác định trong các quy hoạch gắn liền với địa bàn. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng bình quân 17%/năm giai đoạn 2016-2020; tăng bình quân 12,5% giai đoạn 2022-2025 và tăng bình quân 12% giai đoạn 2026-2030. Ngành xây dựng chiếm 8-9% trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện.
3.3. Ngành thương mại - dịch vụ:
a) Thương mại:
Chú trọng đầu tư mạng lưới thương mại truyền thống, nâng cấp, xây mới các chợ xã, thị trấn trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, mua sắm tiêu dùng của người dân; đồng thời, quan tâm đến loại hình thương mại hiện đại (trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, siêu thị) ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung đông, khu công nghiệp. Giai đoạn 2016-2020, xây dựng mới siêu thị An Châu, chợ hạng III (thị trấn An Châu). Giai đoạn 2022-2025, xây mới trung tâm thương mại (ngã ba lộ tẻ) tại xã Bình Hòa, hạng III.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hợp tác giao thương để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng và khai thác thị trường nội tỉnh, trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long; gia tăng lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua thị trường Campuchia và các thị trường xuất khẩu truyền thống khác.
b) Phát triển các ngành dịch vụ:
* Phát triển dịch vụ vận tải:
Phát triển dịch vụ vận tải đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông hàng hóa và vận chuyển hành khách với chất lượng và an toàn ngày càng cao. Đồng thời, phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi song song với với việc đầu tư nâng cấp và mở rộng hạ tầng giao thông vận tải đường bộ và đường thủy nội địa trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các loại hình vận tải hàng hóa và hành khách, dịch vụ vận tải hiện có mở rộng qui mô kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của huyện.
* Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng:
Huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đảm bảo an toàn tài chính địa phương, góp phần tích cực cho kinh tế phát triển bền vững, đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, quốc phòng an ninh tại địa phương. Quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính; giám sát và công khai minh bạch việc sử dụng ngân sách Nhà nước.
Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng truyền thống và đồng thời phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán thông qua ngân hàng nhằm khuyến khích các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán thông qua ngân hàng, giảm sử dụng tiền mặt để thanh toán.
* Phát triển dịch vụ thông tin truyền thông: Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng với công nghệ hiện đại, cung cấp các dịch vụ viễn thông và internet tiên tiến, chất lượng cao, giá cả hợp lý, đa dạng và phong phú. Phát triển nhanh, đa dạng hóa và khai thác hiệu quả các dịch vụ viễn thông, internet với chất lượng cao, an toàn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị.
3.4. Phát triển du lịch:
Chú trọng liên doanh, liên kết, hợp tác với các đơn vị làm du lịch của tỉnh để gắn với tuyến du lịch của tỉnh. Tập trung vào những phân khúc dịch vụ lợi thế của huyện, chú trọng khai thác thị trường khách nội địa, khách vãng lai trên tuyến du lịch đến Núi Xam, Núi Cấm. Trên cơ sở quan điểm khai thác tối đa vị trí địa lý của huyện trong phát triển du lịch như đã nêu, xây dựng các trạm dừng chân, kết hợp khu ẩm thực, khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm địa phương cho du khách thập phương tham quan các danh thắng trên địa bàn tỉnh dừng chân tại Châu Thành.
Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch: đầu tư, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh; đường huyện dẫn đến các khu, điểm du lịch của huyện đặc biệt là hạ tầng phục vụ du lịch ở cồn Bình Thạnh. Đa dạng hóa các loại hình du lịch trên địa bàn huyện như: du lịch vườn, du lịch sinh thái, du lịch tham quan,...Kêu gọi đầu tư khu ẩm thực tập trung tại An Châu, Bình Hòa (cầu Nhà Lầu), Cần Đăng, ngã ba Lộ Tẻ.
3.5. Phát triển giáo dục đào tạo
Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện giáo dục - đào tạo, hướng đến phát triển toàn diện con người, nâng cao dân trí, tạo lập đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết số 29-NQ/TW. Thực hiện giáo dục toàn diện học sinh với phương châm “Dạy chữ, dạy người, dạy nghề”, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội và nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân, chống các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục.
Tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 08/7/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các trường học công lập.
3.5. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
Từng bước hiện đại hệ thống y tế, lấy mục tiêu phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân làm trọng tâm. Huy động tiềm năng và nguồn lực của toàn xã hội đầu tư phát triển hệ thống y tế, đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần tăng chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế dự phòng, làm tốt công tác dự báo và phát hiện sớm, chủ động khống chế kịp thời dịch bệnh, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, tạo điều kiện tốt nhất để người dân được phục vụ chăm sóc y tế với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa y tế, huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế vào trong công tác chăm sóc sức khỏe. Khuyến khích và tạo điều kiện ưu đãi về cơ chế, chính sách, đất đai phát triển các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tư nhân, phù hợp với nhu cầu phát triển của quy hoạch ngành.
3.6. Phát triển văn hóa - thể dục thể thao:
Gắn kết chặt chẽ những hoạt động xây dựng đời sống văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; tiến tới mục tiêu nâng chất toàn diện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ cơ sở đến huyện, làm cho phong trào phát triển sâu, rộng toàn xã hội. Gắn Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân; từng bước hình thành các trung tâm văn hóa ở nông thôn. Thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tốt đội ngũ văn nghệ sĩ, cán bộ quản lý văn hóa, văn nghệ.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô và chất lượng hoạt động thể dục thể thao cho mọi người trong các đối tượng, địa bàn, ngành nghề, góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và mức hưởng thụ về đời sống văn hóa của người dân, thu ngắn sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể nhân dân tham gia các hoạt động.
3.7. An sinh xã hội, công tác giảm nghèo:
Đảm bảo các chính sách, chế độ được thực hiện đầy đủ, kịp thời đến với người thụ hưởng và công bằng, đúng đối tượng. Nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tác phong công nghiệp trong đào tạo nghề để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là phòng chống xâm hại tình dục, tai nạn thương tích cho trẻ em.
Tiếp tục rà soát, tiếp nhận và giải quyết kịp thời hồ sơ người có công. Đẩy mạnh thực hiện các phong trào chăm sóc người có công, vận động các ngành, các cấp, các đoàn thể quan tâm, giúp đỡ bằng nhiều nguồn lực nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công. Thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người có công được kịp thời và đầy đủ.
3.8. Khoa học - công nghệ:
Tăng cường công tác đào tạo và có chính sách cụ thể để thu hút lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ phải đi đôi với việc đào tạo và đào tạo lại lao động để có năng lực tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, từ đó cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Chú trọng chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ chế biến, sản xuất sạch, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất và đời sống. Tạo điều kiện để các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, cơ sở tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những mô hình sản xuất.
3.9. Bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu:
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn lập dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo vệ môi trường trong khu đô thị, khu dân cư và nơi công cộng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Các dự án sản xuất khi đầu tư phải tuân thủ các nguyên tắc: Phù hợp các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ môi trường và quy hoạch xây dựng. Đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường và sức chịu tải của môi trường. Đảm bảo khoảng cách ly an toàn về vệ sinh môi trường đối với khu dân cư và công trình khác theo quy định hiện hành.
Ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, tập trung vào một số vấn đề sau: tập trung các dự án thích ứng biến đổi khí hậu và phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; bảo vệ tài nguyên nước; Sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu; sạt lở đất bờ sông; đổi mới công tác quy hoạch sử dụng đất.
3.10. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:
Phát triển hệ thống giao thông trên cơ sở tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của trung ương và của tỉnh; tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, kết hợp xây dựng mới trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Phát triển hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện trên cơ sở gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, từng bước đồng bộ hóa giữa hệ thống cầu và đường nhằm tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn kết nối các trung tâm xã và thị trấn với trung tâm huyện, kết nối huyện với các đô thị lớn của tỉnh như TP.Long Xuyên, TP.Châu Đốc. Phát triển giao thông thủy gắn kết với các mạng lưới giao thông bộ, đường không tạo thành hệ thống liên hoàn, đảm bảo sự phối hợp và hài hoà với các giải pháp thuỷ lợi, nông nghiệp trong huyện, đảm bảo lợi ích liên ngành cùng phát triển.
4. Một số giải pháp chủ yếu:
4.1. Nhóm giải pháp về huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư:
Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách, đảm bảo huy động đúng mức các nguồn thu từ các thành phần kinh tế theo chính sách thuế hiện hành, tăng cường nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thực hành triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích lũy đầu tư từ ngân sách. Đẩy mạnh xúc tiến thu hút các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, PPP và BT; thu hút FDI... để có đủ nguồn lực xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện.
Tạo nguồn vốn từ khai thác quỹ đất, đồng thời tăng cường huy động “sức dân” cho đầu tư phát triển: tạo nguồn vốn từ khai thác quỹ đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn; tạo quỹ đất tại các xã, thị trấn có điều kiện để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, quy định pháp luật và cơ chế chính sách của tỉnh/huyện. Quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực.
4.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nhân viên làm công tác quản lý Nhà nước, công tác tham mưu, đề xuất chính sách. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo tính chuyên nghiệp, tính liên tục của nền hành chính.
Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề cho lực lượng lao động. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động đào tạo nghề, đào tạo nghề cho người lao động. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đào tạo nghề và dịch vụ giới thiệu việc làm. Tổ chức tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm sau khi đào tạo, nhất là ở lao động khu vực nông thôn.
4.3. Nhóm giải pháp về phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn:
Tiếp tục thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi và các hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, môi trường. Kêu gọi đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp nhằm phục vụ đời sống xã hội cho công nhân.
Mở rộng các kênh đầu tư mới trong xã hội, kiến nghị tỉnh có các cơ chế chính sách “đột phá” nhằm huy động được khối tư nhân tham gia tích cực hơn trong phát triển kết cấu hạ tầng. Chính quyền địa phương chỉ tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tư vào các công trình khó huy động các nguồn lực xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp.
4.4. Nhóm giải pháp về nâng cao trình độ áp dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý:
Nâng cao trình độ áp dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường cho nông dân để vừa tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp và đảm bảo phát triển bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ và hướng dẫn nông dân thực hiện cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, đạt quy mô hàng hoá, giảm thiểu hao phí lao động, giảm tổn thất ở công đoạn thu hoạch, bảo quản nông sản. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân đưa tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, công nghệ vào sản xuất.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp đến nông dân. Khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên quan trọng như tài nguyên đất và nguồn nước. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư quy mô lớn, làm căn cứ cho việc thực hiện nghiêm túc các mục tiêu quy hoạch về bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế.
4.5. Nhóm giải pháp về phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ:
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 377/CTr-UBND ngày 14/7/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với nhà đầu tư để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các dự án đã được chấp thuận đầu tư hoạt động có hiệu quả.
Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực, trong đó nguồn lực về vốn là hết sức quan trọng. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước trên cơ sở tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi (giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, hợp lý giá thuê đất, đáp ứng các điều kiện về cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông, dịch vụ, bệnh viện, đào tạo lao động lành nghề... và chuẩn bị sẵn sàng các dự án đầu tư).
4.6. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy quản lý Nhà nước:
Nâng cao nhận thức đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức về yêu cầu nâng cao năng lực quản lý hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy quản lý Nhà nước. Các phòng ban, xã cần chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, không ngừng hoàn thiện về quy trình nghiệp vụ, góp phần tích cực vào việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, tiến tới một cửa hiện đại và tăng hiệu quả công việc. Hàng năm có tổ chức sơ, tổng kết để rút kinh nghiệm kịp thời, phát hiện những gương điển hình để nhân rộng và tìm ra những nguyên nhân hạn chế để có hướng khắc phục.
4.7. Nhóm giải pháp về tăng cường hợp tác liên kết với các địa phương:
Tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương trong tỉnh, trong vùng, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của nhau để cùng phát triển, cùng có lợi. Trước hết là hợp tác, liên kết với các địa phương tiếp giáp trong việc cung ứng, thu - mua nguyên liệu, vật tư sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Liên kết với TP.Long Xuyên để cùng phát triển các ngành dịch vụ du lịch; kết nối mạng lưới thương nghiệp tế nhằm đảm bảo cung ứng hàng hoá và dịch vụ kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, nhất là tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Củng cố và phát triển các mối quan hệ hợp tác, liên kết với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh, kể các hợp tác nước ngoài trên mọi lĩnh vực để phát huy thế mạnh địa phương. Tăng cường phối hợp với các địa phương trong cả nước tổ chức hội chợ, triển lãm, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, du lịch; xúc tiến thương mại, đầu tư.
4.8. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
Sau khi được phê duyệt UBND huyện trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện quy hoạch, như: Tổ chức công bố quy hoạch để phổ biến rộng rãi trong toàn dân, các cấp, các ngành, các nhà đầu tư tham gia thực hiện quy hoạch có hiệu quả; thực hiện lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của quy hoạch vào kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm, các chương trình, các dự án phát triển trên địa bàn trong từng thời kỳ; các ngành liên quan xây dựng các kế hoạch thực hiện, trong đó thể hiện cụ thể các nhiệm vụ và giải pháp lớn để thực hiện trong từng giai đoạn. Đồng thời, huyện sẽ rà soát những nhiệm vụ trong quy hoạch ngoài thẩm quyền của mình, để tổng hợp, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan của tỉnh thực hiện hoặc hỗ trợ huyện.
Thông tin cơ bản Huyện Châu Thành tại tỉnh An Giang
Châu Thành là một huyện đồng bằng ở tây nam bờ sông Hậu của tỉnh An Giang, Việt Nam, được thành lập khi huyện Châu Thành X được tách ra thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn, theo Quyết định số 300/CP ngày 23 tháng 8 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang. Trước 1975, huyện này thuộc tỉnh Long Xuyên.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 56-CP hợp nhất huyện Huệ Đức và huyện Châu Thành thành một huyện lấy tên là huyện Châu Thành.
Ngày 25 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP. Theo đó:
- Tách ấp Hòa Long, ấp Hòa Phú của xã Hòa Bình Thạnh, một phần ấp Bình Phú của xã Bình Hòa, một phần đất ấp Bình Thạnh (Xép Bà Lý trở lên phía bắc) của phường Bình Đức, thị xã Long Xuyên, lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn An Châu.
- Tách ấp Bình An của xã Bình Thủy, ấp An Hòa của xã Bình Hòa lập thành một xã lấy tên là xã An Hòa.
- Tách ấp Hòa Lợi của xã Hòa Bình Thạnh, một phần ấp Đông Phú 2 của xã Vĩnh Nhuận lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Lợi.
- Tách các ấp Đông Bình 1, Đông Bình Trạch, Trung Bình 2, Tây Bình, nửa ấp Đông Bình 2 của xã Vĩnh Trạch và ấp Đông Phú 1 của xã Vĩnh Nhuận lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Thành.
- Tách 1/2 ấp Vĩnh Bình và 1/3 ấp Vĩnh Thuận của xã Vĩnh Hanh lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Bình.
- Tách 1/2 ấp Vĩnh Bình của xã Vĩnh Hanh lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh An.
- Tách ấp Tân Phú của xã Vọng Thê lập thành một xã lấy tên là xã Tân Phú.
- Tách ấp Tây Phú, ấp Hai Trân của xã Vọng Thê lập thành một xã lấy tên là xã Tây Phú.
- Tách ấp Vọng Đông và ấp Hạc Phong của xã Vọng Thê lập thành một xã lấy tên là xã Vọng Đông.
- Tách ấp Trung Phú 1 và ấp Trung Phú 2 của xã Vĩnh Nhuận lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Phú.
- Tách ấp Mỹ Thành, 1/4 ấp Mỹ Thới và ấp Phú Hữu của xã Định Mỹ lập thành một xã lấy tên là xã Định Thành.
- Tách 2/3 ấp Tây Khánh của xã Vĩnh Chánh lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Khánh.
- Sáp nhập ấp Vĩnh Hòa A, ấp Vĩnh Hòa B và 1/3 ấp Vĩnh Thuận (theo lòng kinh Sáu về nối với mương Trâu Hương Quan Giảng) của xã Vĩnh Hanh vào xã Cần Đăng.
- Sáp nhập một phần các ấp Đông An, Tây Bình A, Tây Bình B của xã Vĩnh Chánh (theo lòng rạch Mạc Cần Vện) vào xã Vĩnh Trạch.
- Sáp nhập một phần các ấp Tây Bình và Bắc Thạnh của xã Thoại Sơn vào thị trấn Đông Sơn (theo lòng kinh Long Xuyên đi Rạch Giá và bờ đê đất ở khoảng giữa kinh E và kinh D).
- Đổi tên xã Thoại Sơn thành xã Thoại Giang
- Đổi tên thị trấn Đông Sơn thành thị trấn Núi Sập.
Ngày 23 tháng 8 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 300-CPchia huyện Châu Thành thành hai huyện lấy tên là huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn
Ranh giới giữa hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn quy định như sau: Bắt đầu từ giữa lòng kinh Tư Kề (phần giáp ranh với huyện Tri Tôn) nối liền với Kinh Làng, kinh Ba Dầu đến ngã năm Ba Bần theo giữa lòng kinh Long Xuyên đi Rạch giá đến giáp ranh thị xã Long Xuyên.
- Sáp nhập xã Bình Thủy của huyện Châu Thành vào huyện Châu Phú
- Sáp nhập xã Mỹ Hòa Hưng của huyện Châu Thành vào thị xã Long Xuyên
- Sau khi điều chỉnh, huyện Châu Thành gồm thị trấn An Châu và 11 xã: An Hòa, Bình Hòa, Cần Đăng, Hòa Bình Thạnh, Tân Phú, Vĩnh An, Vĩnh Bình, Vĩnh Hanh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Thành.
Ngày 28 tháng 10 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 76-CP. Theo đó, thành lập xã Bình Thạnh thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Bình Hòa.
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1107/NQ-UBTVQH14 thành lập thị trấn Vĩnh Bình thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Vĩnh Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2022).