TẢI Bản đồ hành chính huyện Hoài Đức, TP Hà Nội khổ lớn 2023

LINK TẢI FILE Bản đồ huyện Hoài Đức & Thông tin quy hoạch đến năm 2030 (45M)

Bản đồ huyện Hoài Đức hay bản đồ hành chính các xã và thị trấn tại huyện Hoài Đức, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Hoài Đức tại Thủ Đô Hà Nội trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Hoài Đức

Huyện Hoài Đức nằm ở vùng ven của thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên 84,93 km², chia làm 20 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Trạm Trôi và 19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở.

Tiếp giáp địa lý: huyện Hoài Đức là quận ngoại thành của thủ đô Hà Nội thuộc Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm.
  • Phía tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ 
  • Phía nam giáp quận Hà Đông
  • Phía bắc giáp huyện Đan Phượng

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hoài Đức là 84,93 km², dân số năm 2020 khoảng 276.070 người. Mật độ dân số đạt 3.250 người/km².

Bản đồ hành chính huyện Hoài Đức năm 2023

Bản đồ hành chính các xã tại huyện Hoài Đức năm 2022
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Hoài Đức năm 2023
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Hoài Đức khổ lớn
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Hoài Đức khổ lớn

Thông tin quy hoạch huyện Hoài Đức mới nhất

Thông tin quy hoạch huyện Hoài Đức hiện nay đang được tập trung đầu tư và phát triển để lên quận vào năm 2023. Với nhiều các quy hoạch chi tiết các khu đô thị huyện Hoài Đức đã được phê duyệt như:

Phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 6

Phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường liên khu vực nối 02 phân khu đô thị S1, S2- tuyến số 1

Phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường liên khu vực nối 3 phân khu đô thị S1, S2, S3

Phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Kim Chung- Di Trạch, Khu chức năng đô thị La Phù, khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng, Trung tâm thị trấn Trạm Trôi…

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoài Đức khổ lớn
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hoài Đức khổ lớn

Phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị S4, tỷ lệ 1/5000

Theo Quyết định số 4324/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị S4, tỷ lệ 1/5000 do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập.

Theo đó, vị trí nghiên cứu phân khu đô thị S4 thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai IV thuộc địa giới hành chính các phường Yết Kiêu, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Phúc La, Vạn Phúc, La Khê, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, Phú Lương, Yên Nghĩa (quận Hà Đông), các xã Đại Mỗ (huyện Từ Liêm), Hữu Hoà (huyện Thanh Trì), La Phù, Đông La (huyện Hoài Đức), Bích Hoà, Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng (huyện Thanh Oai).

Về quy mô dân số phân khu đô thị S4 đến năm 2030 khoảng 402.000 người và con số này được nâng lên tối đa vào năm 2050 khoảng 493.290 người.

Tổng diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 4.092 ha, tuỳ thuộc vào quy mô được xác định tại quy hoạch phù hợp với giới hạn phát triển của phân khu đô thị.

Quy hoạch là cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng ưu tiên trong đó kiến nghị đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư trong danh mục 244 đồ án quy hoạch, dự án được Chính phủ cho phép tiếp tục nghiên cứu, đang được rà soát điều chỉnh theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội.

Đồ án quy hoạch phân khu S4 làm cơ sở pháp lý để triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu vực, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn quận Hà Đông, các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Hoài Đức, Thanh Oai...

Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị S3, tỷ lệ 1/5000

Theo Quyết định số 4874/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị S3, tỷ lệ 1/5000.

Theo đó, phân khu đô thị S3 thuộc địa giới hành chính các xã: Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương - huyện Từ Liêm; An Khánh, An Thượng, Vân Canh, Đông La, La Phù, Lại Yên, Song Phương - huyện Hoài Đức và phường Dương Nội - quận Hà Đông - thành phố Hà Nội và được giới hạn như sau: phía Bắc giáp đất canh tác, đất ở làng xóm các xã Lại Yên và xã Vân Canh - huyện Hoài Đức; Phía Nam giáp đất canh tác, đất ở làng xóm các xã La Phù - huyện Hoài Đức, xã Đại Mỗ - huyện Từ Liêm và phường Dương Nội - quận Hà Đông; Phía Đông, Đông Bắc giáp đường 70; Phía Tây giáp đường vành đai 4.

UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội chịu trách nhiệm về các số liệu trình duyệt của đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S3; Sở Quy hoạch - Kiến trúc chịu trách nhiệm kiểm tra, ký xác nhận hồ sơ, bản vẽ đồ án và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị S3, tỷ lệ 1/5.000 theo đúng quy định;

Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện: Hoài Đức, Từ Liêm, UBND quận Hà Đông và Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch phân khu đô thị S3 tỷ lệ 1/5.000 được phê duyệt để cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện.

Chủ tịch UBND quận, huyện: Hà Đông, Hoài Đức, Từ Liêm có trách nhiệm kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch, xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Quy hoạch phân khu đô thị S2 tại một số xã thuộc huyện Hoài Đức, Từ Liêm và Đan Phượng

Theo Quyết định số 405/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị S2, tỷ lệ 1/5.000, địa điểm thuộc các xã Đức Thượng, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Lại Yên, Sơn Đồng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Song Phương và thị trấn Trạm Trôi của huyện Hoài Đức; các xã Tây Tựu, Minh Khai, Xuân Phương của huyện Từ Liêm và xã Tân Hội, huyện Đan Phượng.

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

Theo Quyết định, quy mô dân số tính toán trong phân khu đô thị S2 đến năm 2030 khoảng 250.000 người, đến năm 2050 khoảng 311.500 người. Tổng diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 2.982ha.

Quy hoạch phân khu đô thị S2 được chia thành 10 khu quy hoạch, có chức năng sử dụng đất chính bao gồm: công trình công cộng, cây xanh thể dục thể thao, đất trường học, đất đơn vị ở, đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo, đất hỗn hợp, đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng, đất an ninh quốc phòng, đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đất giao thông.

Quy hoạch phân khu đô thị GS, tỷ lệ 1/5000 tại một số quận, huyện

Theo Quyết định số 3976/QĐ-UBND ngày 13/8/2015, về việc Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị GS, tỷ lệ 1/5000 tại các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai; các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín.

Quy hoạch phân khu đô thị GS, tỷ lệ 1/500 bao gồm khu vực vành đai xanh sông Nhuệ và các nêm xanh phía Nam sông Hồng (theo định hướng không gian của đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô): Phía Bắc là đê sông Hồng; Phía Đông là sông Nhuệ và một phần nhánh sông Tô Lịch; Phía Tây và Nam giáp các phân khu đô thị từ S1 đến S5. Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 6.660,55ha. Quy mô dân số dự báo tối đa đến năm 2050 khoảng 289.400 người.

Khu vực vành đai xanh sông Nhuệ là vùng không gian xanh sinh thái chuyển tiếp giữa khu vực nội đô và vùng đô thị phát triển mở rộng; Cung cấp không gian mở, công viên sinh thái (có thể kết hợp chức năng nghiên cứu khoa học công nghệ cao), dịch vụ công cộng và các tiện ích vui chơi giải trí, vùng sinh thái nông nghiệp tập trung; Sông Nhuệ và hệ thống hồ, kênh, mương là không gian gắn với hệ thống thoát nước, thủy  lợi của đô thị trung tâm; Làng xóm truyền thống, tiểu thủ công nghiệp làng nghề và một số khu ở sinh thái mật độ thấp; Bảo tồn các vùng nông nghiệp tập trung (cây ăn quả, trồng hoa…).

Khu vực nêm xanh: Cung cấp không gian mở và các khu vực vui chơi giải trí giữa các khu đô thị, làng xóm hiện hữu cải thiện môi trường sống; Là không gian đệm chuyển tiếp đến các khu đô thị phát triển mới ngoài Vành đai xanh.

Phân khu đô thị GS có tổng diện tích khoảng 6.660,55ha, được chia thành 11 khu quy hoạch với 48 ô quy hoạch và đường giao thông cấp đô thị để kiểm soát phát triển, trong đó, các ô quy hoạch tương đương các đơn vị ở, nhóm ở độc lập và ô đất chức năng. Cụ thể:

Các ô quy hoạch có tổng diện tích khoảng 6.160,84ha. Đường giao thông đối ngoại, đường cấp đô thị và ga đường sắt đô thị riêng biệt có diện tích khoảng 499,71ha. Ranh giới các khu quy hoạch được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông đối ngoại (đường vành đai 4) đường cấp đô thị (đường hướng tâm, đường 70, đường vành đai 3,5) phân chia các khu vực đặc trưng trong vành đai xanh, nêm xanh theo định hướng của quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Các khu đất chức năng bao gồm: công cộng đô thị, cây xanh đô thị, trường trung học phổ thông; công cộng đơn vị ở, trường tiểu học, trung học cơ sở, trường mầm non, cây xanh; đất dành cho địa phương; đất ở (đô thị, sinh thái, làng xóm, dân cư hiện có); bãi đỗ xe, đất hỗn hợp, cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo, di tích, tôn tạo, quốc phòng an ninh, đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đất cây xanh cảnh quan, cây xanh cách ly, cây xanh nông nghiệp...

 

Thông tin cơ bản huyện Hoài Đức tại TP Hà Nội

Địa danh Hoài Đức đã xuấ hiện từ lâu. Theo sách “Việt sử thông giám cương mục” thì tên gọi Hoài Đức có từ năm 622 đời Đường, niên hiệu Vũ Đức do huyện Tống Bình tách ra làm 2 huyện Giao Chỉ và Hoài Đức.

Năm 621 đổi Tống Bình thành Tống Châu, tách đặt 2 huyện Hoằng Giáo và Nam Định. Nghĩa là Tống Châu gồm 2 huyện Hoằng Giáo và Nam Định. Thành lập Từ Châu gồm 3 huyện Từ Liêm (có sông Tô Lịch), Ô Diên (chỗ sông Hồng tiếp sang sông Đuống, nay là Phùng, Đan Phượng) và Vũ Lập.

Năm 622 tách Tống Châu đặt thêm huyện Giao Chỉ và huyện Hoài Đức. Nghĩa là Tống Châu gồm 4 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức, Nam Định, Giao Chỉ. Năm 623 đổi Tống Châu thành châu Nam Tống.

Năm 627, bỏ châu Nam Tống, lấy 3 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức và Giao Chỉ kia để lập lại huyện Tống Bình (nay khoảng Hoài Đức, Từ Liêm). Dời huyện Giao Chỉ đến Nam Từ Châu rồi đổi tên nó thành huyện Giao Chỉ mới (khoảng Đan Phượng, Phúc Thọ) trên đường sang Phong Châu (Thạch Thất, Sơn Tây).

Thời Lý-Trần, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc thuộc châu Từ Liêm và huyện Từ Liêm, phủ Đông Đô, lộ Đông Đô. Thời Lê, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc huyện Đan Phượng và huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.

Phủ Hoài Đức nhà Nguyễn

Năm Gia Long thứ 4 (1805), vua Gia Long đổi tên phủ Phụng Thiên của Thăng Long (thời Hậu Lê) thành phủ Hoài Đức, với nguyên trạng phần đất Phụng Thiên cũ, gồm 2 huyện Vĩnh Thuận (tức là huyện Quảng Đức thời Hậu Lê) và Thọ Xương (hay Vĩnh Xương) thời Lê.

Phủ Hoài Đức những năm đầu nhà Nguyễn (từ những năm 1805–1831) là phần đất thuộc các huyện Đan Phượng và Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Phần thuộc huyện Đan Phượng gồm các xã: Dương Liễu, Cát Quế (Quế Dương), Yên Sở... thuộc tổng Dương Liễu; Lai Xá (Lai Xá, Kim Chung),...thuộc tổng Kim Thia; Sơn Đồng thuộc tổng Sơn Đồng; Đắc Sở, Lại Yên... thuộc tổng Đắc Sở;...Phần thuộc huyện Từ Liêm gồm các xã: Vân Canh,... thuộc tổng Hương Canh; La Phù, An Khánh, An Thượng, Đông La, Vân Côn... thuộc tổng Yên Lũng;...

Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội. Phủ Hoài Đức là một trong 4 phủ của tỉnh Hà Nội là: Hoài Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân. Đồng thời cũng trong năm này, huyện Từ Liêm dược tách ra khỏi phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cho lệ vào phủ Hoài Đức, (một phần của huyện Hoài Đức ngày nay cũng theo huyện Từ Liêm nhà Nguyễn nhập vào phủ Hoài Đức). Phủ lị ở thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, nay là khu vực phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tường thành phủ chu vi 203 trượng, cao 7 thước, 2 tấc, mở 3 cưa, hào rộng 2 trượng 5 thước, tường thành hình vuông, chiều Đông Bắc – Tây Nam. Phía Bắc giáp phố Ấu Triệu hiện nay. Năm 1833, dời đến xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, do phủ kiêm lý, đắp thành phủ mới, có hào, mặt trước, nay là đường Nguyễn Phong Sắc quận Cầu Giấy Hà Nội. Năm 1883, tại lỵ sở phủ Hoài Đức diễn ra một trận kháng cự của quân đội nhà Nguyễn cùng quân Cờ Đen chống lại cuộc tấn công của quân đội Viễn chinh Pháp, trước khi nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp.

Quy mô phủ Hoài Đức lúc này bao gồm:

Huyện Thọ Xương (8 tổng: 193 phường, thôn, trại) gồm các tổng: Tả Túc, Tiền Túc, Hữu Túc, Hậu Túc, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm, Hữu Nghiêm, Hậu Nghiêm.
Huyện Vĩnh Thuận (5 tổng: 57 xã, thôn, phường, trại) gồm các tổng: Thượng, Trung, Nội, Hạ, Yên Thành.

Huyện Từ Liêm (13 tổng: 91 xã, thôn, trang, trại, phường, sở) gồm các tổng: Thượng Hội, Thượng Trì, Hạ Trì, Phú Gia, Minh Cảo, Cổ Nhuế, Dịch Vọng, Hương Canh, Tây Đam, Thượng Ốc, Yên Lũng, La Nội, Thiên Mỗ.

Năm 1888, huyện Đan Phượng thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, được nhập vào phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội, kéo theo một phần đất của Hoài Đức ngày nay thuộc Đan Phượng thời đó, được nhập vào phủ Hoài Đức. Huyện Đan Phượng (9 tổng: 60 xã, thôn, châu, phường, vạn) gồm các tổng: Sơn Đồng, Hạ Hiệp, Thượng Hiệp, Kim Thia, Phượng Thượng, Dương Liễu, Đắc Sở, Thiên Mạc, Thu Vĩ.

Từ ngày 6 tháng 12 năm 1904, phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông. Năm 1945, thì bỏ phủ Hoài, phần đất nguyên của phủ Hoài Đức được nhập vào Hà Nội.

Huyện Hoài Đức hiện nay

Sau năm 1945, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông được thành lập trên phần đất nguyên là một số xã của các huyện Đan Phượng và huyện Từ Liêm cũ. Từ tháng 3 năm 1947, bốn huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai và thị xã Hà Đông được cắt chuyển về thành phố Hà Nội theo quyết định của Khu II. (Khi sự kiện 19 tháng 12 năm 1946 nổ ra, Mặt trận Hà Nội được sáp nhập vào Khu II. Từ ngày 1 tháng 11 năm 1948, Khu 2 đặt quyền trực thuộc của Liên khu 3, nhưng đến tháng 5 năm 1949 thì khu Hà Nội lại được tách ra để thành lập Mặt trận Hà Nội độc lập, trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Tình trạng này được duy trì cho đến sau năm 1954, khi đấy gọi là Khu Hà Nội).

Từ ngày 12 tháng 3 năm 1947 đến tháng 5 năm 1948, huyện Hoài Đức được gộp vào liên quận huyện IV, bao gồm Hoài Đức và Đan Phượng. Tháng 5 năm 1947, Trung ương quyết định tách ba tỉnh Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây ra khỏi Khu II, thành lập Khu XI. Tháng 5 năm 1948 đến tháng 10 năm 1948, Khu XI được Trung ương quyết định giải thể Khu XI và thành lập tỉnh Lưỡng Hà thuộc Liên khu III. Lúc này, liên quận huyện IV - Hoài Đức và Hoài Đức được tách ra thành huyện Liên Bắc. Hoài Đức thuộc huyện Liên Bắc, tỉnh Lưỡng Hà.

Từ tháng 10 năm 1948 đến tháng 3 năm 1954, Khu uỷ III tách Lưỡng Hà thành 2 tỉnh Hà Đông và Hà Nội, do vậy, lúc này, Hoài Đức thuộc huyện Liên Bắc tỉnh Hà Đông.

Đến tháng 11 năm 1953, huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng được tách bởi huyện Liên Bắc. Hoài Đức bao gồm 10 xã: Kim Chung, Thọ Nam, An Thượng, Sơn Trang, Hữu Hưng, Dương Cát, Đại La, Phương Sơn, Vân Côn, Mã Tân. Tháng 4 năm 1954, huyện Hoài Đức được tái lập và thuộc tỉnh Hà Đông quản lý theo quyết định của Liên khu uỷ III.

Sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất năm 1956, Hoài Đức có thêm 2 xã mới sáp nhập về là xã Cương Kiên và xã Văn Khê. Đồng thời để phù hợp với những quy định mới về quản lý đơn vị hành chính, một số xã được tách ra, thay đổi lại. Lúc này Hoài Đức có 25 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Cương Kiên, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Hữu Hưng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Văn Khê, Xuân Thủy, Yên Nghĩa, Yên Sở.

Ngày 17 tháng 6 năm 1959, đổi tên xã Xuân Thủy thuộc huyện Hoài Đức thành xã Xuân Phương.[5]

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, trong kỳ họp khóa II, kỳ 2, Quốc hội ra quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ nhất, 3 xã của huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông là Cương Kiên, Hữu Hưng và Xuân Phương được sáp nhập vào Hà Nội (nay là các phường Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Phương Canh và Xuân Phương thuộc quận Nam Từ Liêm và một phần phường Tây Tựu thuộc quận Bắc Từ Liêm). Huyện Hoài Đức còn lại 22 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Văn Khê, Yên Nghĩa, Yên Sở.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Tây mới được thành lập do hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Ngày 15 tháng 9 năm 1969, chuyển xã Văn Khê vào thị xã Hà Đông (nay là 2 phường La Khê và Phú La thuộc quận Hà Đông), huyện Hoài Đức còn lại 21 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở. Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Sơn Bình hình thành do sáp nhập 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ 2, Hoài Đức cùng với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình và 2 huyện Mê Linh, Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội, đồng thời tiếp nhận 4 xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa của huyện Quốc Oai và 2 xã Phụng Châu, Tiên Phương của huyện Chương Mỹ. Lúc này, huyện Hoài Đức có 27 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Cộng Hòa, Đắc Sở, Đại Thành, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Phụng Châu, Sơn Đồng, Song Phương, Tân Hòa, Tân Phú, Tiên Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở. 

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập, tách từ tỉnh Hà Sơn Bình. Tại kì họp thứ 9 quốc hội khoá VIII ngày 12 tháng 8 năm 1991, ranh giới thành phố Hà Nội được điều chỉnh, Hoài Đức cùng với 4 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây được trao trả cho tỉnh Hà Tây.

Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Hoài Đức trả lại các xã Phụng Châu, Tiên Phương cho huyện Chương Mỹ và trả lại các xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa cho huyện Quốc Oai; đồng thời, thị trấn Trạm Trôi được thành lập trên cơ sở thôn Giang Xá của xã Đức Giang và trở thành huyện lị của huyện. Lúc này, huyện Hoài Đức có thị trấn Trạm Trôi và 21 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở.

Ngày 23 tháng 9 năm 2003, chuyển xã Yên Nghĩa vào thị xã Hà Đông.Lúc này, huyện Hoài Đức có 1 thị trấn Trạm Trôi và 20 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở.

Ngày 4 tháng 1 năm 2006, chuyển xã Dương Nội vào thị xã Hà Đông. Như vậy, huyện Hoài Đức có thị trấn Trạm Trôi và 19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở, giữ ổn định đến nay. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, huyện Hoài Đức được sáp nhập vào Hà Nội.

Saigon Uniform