Bản đồ Krông Pắc hay bản đồ hành chính các xã tại huyện Krong Pak, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của huyện Ea Súp nhanh chóng.
Chúng tôi BanDoVietNam.com.vn tổng hợp thông tin bản đồ quy hoạch huyện Krông Pắc từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2023.
Vị trí địa lý và đơn vị hành chính huyện Krông Pắc
+ Vị trí: Krông Pắc hay còn được viết là Krông Pắk nằm phía đông tỉnh Đắk Lắk, bao quanh huyện Krông Pắk là Phía đông giáp huyện Ea Kar; Phía tây giáp thành phố Buôn Ma Thuột, tây bắc giáp huyện Cư M'gar; Phía nam giáp huyện Krông Bông; Phía tây nam giáp huyện Cư Kuin; Phía bắc giáp thị xã Buôn Hồ..
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất là 625,81 km², dân số khoảng 207.226 người (năm 2019), mật độ dân số 331 người/km².
+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2023, Krông Pắc là Huyện có 01 thị trấn Phước An (huyện lị) và 15 xã: Ea Hiu, Ea Kênh, Ea Kly, Ea Knuếc, Ea Kuăng, Ea Phê, Ea Uy, Ea Yiêng, Ea Yông, Hòa An, Hòa Đông, Hòa Tiến, Krông Búk, Tân Tiến, Vụ Bổn.
Huyện Krông Păc có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp toàn diện, nhất là: cà phê, hồ tiêu, cao su, ca cao và các loại cây đậu đỗ, cây lương thực và chăn nuôi. Do đó, Krông Păc là địa bàn có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh, đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội huyện trong thời gian qua.
Krông Păc có 02 sông lớn là sông Krông Păc, sông Krông Buk và nhiều suối nhỏ phân bố khá đều khắp trên địa bàn; hầu hết suối nhỏ thường cạn kiệt vào mùa khô. Để khắc phục nhược điểm này, với sự nỗ lực của Huyện cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnh, đã đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, trong đó, có hệ thống công trình Hồ chứa nước Krông Buk hạ vừa phục vụ nước tưới sản xuất nông nghiệp cho một số xã của 02 huyện Krông Păc, Ea Kar, vừa có thể khai thác du lịch sinh thái.
Với tổng chiều dài trên 30km dọc Quốc lộ 26, theo hướng Đông - Tây, phía Tây nối liền Krông Păc với thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông nối liền với các huyện Ea Kar, M'Đrăk, thông đến Quốc lộ 1; Tỉnh lộ 9 nối với huyện Krông Bông; cùng với một số đường liên huyện và hệ thống giao thông được quy hoạch tương đối hoàn chỉnh
Bản đồ hành chính huyện Krông Pắc khổ lớn
Quá trình hình thành và phát triển huyện EKrông Pắc
Năm 1923, tỉnh Darlac được thành lập và được đặt dưới quyền cai trị của một công sứ Pháp. Ban đầu, dưới chính quyền cấp tỉnh không phân thành các cấp hành chính như ở miền xuôi, mà chỉ có các tòa đại lý hành chính quản lý theo vùng.
Mãi đến năm 1931, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Tây Nguyên, tương tự như các quận ở Nam Kỳ. Tỉnh Darlac gồm 5 quận: Buôn Mê Thuộc, Buôn Hồ, Lăk, Đăk Song, M'Đrăk, với 440 buôn làng.
Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Darlac có 5 quận, 21 tổng và 77 xã. Trong đó, quận Ban Mê Thuột có 4 tổng, quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng, quận M’Đrak có 4 tổng, quận Đak Song có 2 tổng và quận Buôn Hồ có 4 tổng.
Năm 1959, quận M'Đrak bị giải thể. Trong đó, 2 tổng Krong Hinh và Krong Jing được sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa để thành lập quận Khánh Dương thuộc tỉnh Khánh Hòa, còn 2 tổng Ea Bar và Krong Pa được sáp nhập vào tỉnh Phú Yên để thành lập quận Phú Đức thuộc tỉnh Phú Yên.
Sau năm 1975, quận Phước An sáp nhập với quận Khánh Dương (thuộc tỉnh Khánh Hòa) thành huyện Krông Pắc, gồm 19 xã: Cư Kty, Ea Bhốk, Ea Kar, Ea Knuếc, Ea Kuăng, Ea Ktur, Ea Trang, Ea Trul, Ea Yiêng, Ea Yông, Hòa An, Hòa Hiệp, Hòa Lễ, Hòa Sơn, Hòa Tiến, Khuê Ngọc Điền, Krông Bông, Krông Búk, Krông Jing.
Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 230-CP. Theo đó, tách 2 xã: Krông Jing, Ea Trang để thành lập huyện M'Đrắk.
Huyện Krông Pắc còn lại 17 xã.
Ngày 20/4/1978, thành lập 3 xã: Hòa Thành, Hòa Tân, Hòa Phong.
Ngày 17/9/1981, chia xã Ea Yiêng thành 2 xã Ea Yiêng và Ea Uy.
Ngày 19/9/1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 75-HĐBT. Theo đó:
- Tách 3 xã: Ea Bhôk, Ea Ktur, Hòa Hiệp để thành lập huyện Krông Ana (nay 3 xã này thuộc huyện Cư Kuin)
- Tách 9 xã: Cư Kty, Ea Trul, Hòa Lễ, Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Tân, Hòa Thành, Khuê Ngọc Điền, Krông Bông để thành lập huyện Krông Bông.
Huyện Krông Pắc còn lại 9 xã: Ea Kar, Ea Knuếc, Ea Kuăng, Ea Uy, Ea Yiêng, Ea Yông, Hòa An, Hòa Tiến, Krông Búk.
Ngày 12/11/1983, chia xã Ea Kuăng thành 3 xã: Ea Kuăng, Ea Phê và Ea Hiu.
Ngày 13/9/1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 108-HĐBT. Theo đó, chuyển xã Ea Kar về huyện Ea Kar mới thành lập.
Huyện Krông Pắc còn lại 10 xã: Ea Hiu, Ea Knuếc, Ea Kuăng, Ea Phê, Ea Uy, Ea Yiêng, Ea Yông, Hòa An, Hòa Tiến, Krông Búk.
Trong giai đoạn 1988-1994, huyện thành lập thêm 3 đơn vị hành chính là thị trấn Krông Pắc và các xã Ea Kênh, Tân Tiến.
Ngày 21/1/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 08/CP. Theo đó, chuyển xã Hòa Đông thuộc thành phố Buôn Ma Thuột về huyện Krông Pắc quản lý.
Ngày 18/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 71-CP. Theo đó:
- Chia xã Krông Búk thành 3 xã: Krông Búk, Ea Kly và Vụ Bổn
- Đổi tên thị trấn Krông Pắc thành thị trấn Phước An.
Huyện Krông Pắc có 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay.
Ngày 30/8/2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 800/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Phước An là đô thị loại IV.