TẢI Bản đồ hành chính huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai khổ lớn

Bản đồ huyện Nhơn Trạch hay bản đồ hành chính các xã tại huyện Nhơn Trạch, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

TẢI Bản đồ hành chính huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai khổ lớn

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Nhơn Trạch tại tỉnh Đồng Nai Phòng trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Nhơn Trạch tại tỉnh Đồng Nai

Năm 1994 huyện Nhơn Trạch được thành lập, nằm phía tây nam tỉnh Đồng Nai với diện tích đất tự nhiên 411 km², chia làm 12 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Hiệp Phước và 11 xã: Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội (huyện lỵ), Phú Thạnh, Phú Hữu, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh.

Vị trí của huyện Nhơn Trạch trải dài từ 106°45’16"Đ đến 107°01’55"Đ và từ 10°31’33"B đến 10°46’59"B, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km theo tỉnh lộ 25B, cách thành phố Biên Hòa gần 40 km theo Quốc lộ 51 và tỉnh lộ 25B. 

Trên địa bàn huyện hiện có 10 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, gồm:

  • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1: 449 ha
  • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - D2D: 347 ha
  • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Lộc Khang: 70 ha
  • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú: 183 ha
  • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3: 697 ha
  • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5: 309 ha
  • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6: 327 ha
  • Khu công nghiệp Nhơn Trạch Ông Kèo: 856 ha
  • Khu công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch: 184 ha
  • Cụm công nghiệp Phú Thạnh - Vĩnh Thanh

Tiếp giáp địa lý: huyện Nhơn Trạch nằm phía tây nam của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Phía tây và phía nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phía bắc giáp huyện Long Thành và Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Nhơn Trạch là 411 km², dân số khoảng 401.720 người. Mật độ dân số đạt 977 người/km².

+ Địa hình: Huyện Nhơn Trạch với lợi thế có ba mặt đều giáp sông, gồm sông Đồng Nai ở phía bắc, sông Nhà Bè ở phía tây, các con sông Lòng Tàu và Đồng Tranh ở phía nam và sông Thị Vải ở phía đông nam.

Bản đồ hành chính huyện Nhơn Trạch mới nhất

Bản đồ hành chính các xã tại huyện Nhơn Trạch mới nhất
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Nhơn Trạch mới nhất

Thông tin quy hoạch huyện Nhơn Trạch mới nhất

Theo quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 22 tháng 03 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu quy hoạch huyện Nhơn Trạch

Xây dựng và phát triển đô thị Nhơn Trạch đồng bộ về mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tạo lập hình ảnh đô thị mang bản sắc khu vực, đảm bảo phát triển bền vững.

Ranh giới, quy mô diện tích, dân số tại huyện Nhơn Trạch

a. Quy định về ranh giới và quy mô diện tích:

Phạm vi lập quy hoạch Đô thị mới Nhơn Trạch có quy mô 41.078 ha, bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Nhơn Trạch gồm 12 đơn vị hành chính bao gồm: Thị trấn Hiệp Phước và 11 xã: Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiện, Phú Đông, Phú Hữu, Phú Hội, Phú Thạnh, Vĩnh Thanh. Có giới hạn như sau:

Phía Bắc giáp huyện Long Thành(Đồng Nai) và sông Đồng Nai, bên kia sông là khu vực Cát Lái, cù lao 6 xã thuộc Quận 2 và Quận 9 – TP Hồ Chí Minh.

Phía Đông giáp huyện Long Thành và 1 phần khu vực Mỹ Xuân, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (qua sông Thị Vải).

Phía Tây giáp huyện Nhà Bè - TP Hồ Chí Minh (qua sông Nhà Bè).

Phía Nam giáp huyện Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh (qua sông Đồng Tranh).

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Trảng Bom đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Trảng Bom đến năm 2030

b. Quy định về đất đai:

Đến năm 2020: Tổng đất xây dựng khoảng 7.486ha, chiếm 18,2%, bao gồm: đất dân dụng khoảng 1.509ha (chỉ tiêu khoảng 100,6m2/người), đất ngoài dân dụng khoảng 5.977ha..

Đến năm 2025: Tổng đất xây dựng khoảng 8.633ha, chiếm 21%, bao gồm: đất dân dụng khoảng 1.639ha (chỉ tiêu khoảng 96,4m2/người), đất ngoài dân dụng khoảng 6.994ha..

Đến năm 2030: Tổng đất xây dựng khoảng 10,629ha, chiếm 25,9%, bao gồm: đất dân dụng khoảng 1.976ha (chỉ tiêu khoảng 98,8m2/người), đất ngoài dân dụng khoảng 8.653ha..

Đến năm 2035: Tổng đất xây dựng khoảng 12.920ha, chiếm 31,5%, bao gồm: đất dân dụng khoảng 2.336ha (chỉ tiêu khoảng 97,3m2/người), đất ngoài dân dụng khoảng 10.584ha..

c. Quy định về dân số:

Dự báo dân số đến năm 2025 đạt khoảng 26÷28 vạn người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 60÷65%;

Dự báo dân số đến năm 2035 đạt khoảng 34÷36 vạn người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 62÷70%.

Quy định về phân vùng phát triển không gian

Đô thị Nhơn Trạch được phân chia làm 8 khu vực phát triển, gồm:

Khu vực 1: Khu trung tâm đô thị tại các Xã Long Tân, Phú Thạnh, Phú Hội và Vĩnh Thạnh

Khu vực 2: Dải đô thị vành đai tại các Xã Phước An, Long Thọ, Long Tân, Vĩnh Thạnh, Phú Thạnh, Phú Đông và Đại Phước

Khu vực 3: Dải đô thị ven sông Đồng Nai tại các Xã Phước Thiền, Phú Hội, Long Tân và Hiệp Phước.

Khu vực 4: Khu dân cư hiện hữu tại các Xã Phú Hội, Hiệp Phước, Phước Thiền và Long Thọ.

Khu vực 5: Khu công nghiệp tại các Xã Phước Thiền, Hiệp Phước, Phú Hội, Long Tân, Phước An, Long Thọ.

Khu vực 6: Dải sinh thái ven sông Nhà Bèsông Loòng Tàu tại Vùng sinh thái ven sông thuộc xã Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh và Phước An.

Khu vực 7: Khu công nghiệp - dịch vụ hậu cần - cảng tại Khu dịch vụ hậu cần cảng và cảng Phước An thuộc các xã Phước An và Long Thọ.

Khu vực 8: Vùng bảo tồn rừng ngập mặn tại Vùng bảo tồn rừng ngập mặn thuộc xã Phước An.

Thông tin quy hoạch Giao thông tại huyện Nhơn Trạch

a. Quy định về quản lý phát triển đường đối ngoại

Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông đối ngoại của đô thị Nhơn Trạch: cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh, quốc lộ 51.

Quản lý, đảm bảo hành lang an toàn đường bộ, tổ chức đường gom tại các đoạn qua khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp. Xác định, cắm mốc hành lang bảo vệ các tuyến đường theo quy định.

Phát triển công trình giao thông: xây dựng mới, cải tạo nâng cấp hệ thống cầu qua sông Đồng Nai, Lòng Tàu, Sài Gòn; hệ thống các nút giao thông khác mức; hệ thống bến bãi đỗ xe liên tỉnh (xây mới 3 bến xe khách đạt tiêu chuẩn loại I).

Phân tách rõ, đồng thời đảm bảo kết nối hợp lý giữa giao thông đối ngoại và mạng lưới đường đô thị.

Đảm bảo kết nối thống nhất giữa các loại hình giao thông đường không, đường sắt và đường thủy nội địa với mạng lưới đường bộ đối ngoại và đô thị.

b. Quy định về quản lý phát triển mạng lưới đường đô thị

Mật độ mạng lưới đường chính đô thị (tính đến đường chính khu vực) đạt 4-7 km/km2; tỷ lệ đất giao thông đạt từ 20-26%; vận tải hành khách công cộng đáp ứng trên 30% năm 2020 và đạt trên 40% năm 2030; Mật độ mạng lưới giao thông công cộng đạt 2-3 km/km2.

Xây mới, cải tạo, hoàn thiện, liên thông các trục chính mạng lưới ô bàn cờ đảm bảo kết nối, an toàn và thông suốt.

Công trình giao thông: xây dựng các nút giao cắt khác mức tại cửa ngõ điểm giao cắt trục chính và giao thông đối ngoại. Xây dựng, cải tạo hệ thống nút giao thông, đảo dẫn hướng, đèn tín hiệu. Dành đủ quỹ đất để bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe; các công trình công trình công cộng, thương mại dịch vụ và nhà ở phải đảm bảo đủ chỗ để xe.

Mạng lưới đường đô thị phải được phân rõ theo cấp hạng đường bằng các giải pháp quy hoạch, kỹ thuật và điều hành quản lý đảm bảo giao thông thuận lợi, an toàn và thông suốt.

c. Quy định về quản lý phát triển đường sắt

Đường sắt quốc gia: xây dựng, cải tạo theo định hướng phát triển đường sắt quốc gia. Xây dựng đường sắt đô thị Thủ Thiêm – Long Thành.

Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: thực hiện theo dự án chuyên ngành riêng.

Đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn đường sắt đối với đoạn đi ngoài và trong đô thị,

Đảm bảo dành đủ quỹ đất xây dựng nhà ga đường sắt và xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ hệ thống đường sắt.

d. Quy định về quản lý đường thủy

Cải tạo, nạo vét các tuyến đường thủy quốc gia và nội địa đảm bảo thông tuyến quanh năm. Đảm bảo tĩnh không các tuyến sông theo quy định về vận tải thủy và tiêu thoát nước.

Xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống cảng hàng hóa, cả hành khách và bến thuyền du lịch dọc các tuyến đường thủy phục vụ nhu cầu vận tải đường thủy.

e. Quy định về quản lý đường hàng không

Xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F theo tiêu chuẩn của ICAO.

Thông tin cơ bản huyện Nhơn Trạch tại tỉnh Đồng Nai

Thời Việt Nam Cộng Hòa, Nhơn Trạch là một quận thuộc tỉnh Biên Hòa, được thành lập ngày 9 tháng 9 năm 1960 trên cơ sở tách 12 xã ven tỉnh lộ 17 và 19 thuộc quận Long Thành. Khi đó, quận Nhơn Trạch gồm 2 tổng:

  • Tổng Thành Tuy Trung: 6 xã
  • Tổng Thành Tuy Hạ: 6 xã.

Từ năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận. Quận Nhơn Trạch gồm 12 xã: Phước Hội, Phước Thọ, Phước Long, Phước Lai, Phước Mĩ, Phước Thiền, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phước Khánh, Vinh Thạnh, Long Tân; quận lỵ đặt tại xã Phú Thạnh.

Về phía chính quyền cách mạng, tháng 1 năm 1961, tỉnh ủy Biên Hòa cũng quyết định chia huyện Long Thành thành hai huyện: Long Thành và Nhơn Trạch.

Năm 1976, hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch sáp nhập lại thành huyện Long Thành, thuộc tỉnh Đồng Nai.

Huyện Nhơn Trạch được tái lập vào ngày 23 tháng 6 năm 1994 trên cơ sở tách 11 xã: Đại Phước, Hiệp Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Hội, Phú Hữu, Phú Thạnh, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh thuộc huyện Long Thành. Khi tách ra, huyện Nhơn Trạch có 11 xã như trên.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Phú Hữu thành 2 xã: Phú Hữu và Phú Đông.

Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 694/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019). Theo đó, chuyển xã Hiệp Phước thành thị trấn Hiệp Phước.

Huyện Nhơn Trạch có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay. Tuy nhiên, Hiệp Phước không phải là thị trấn huyện lỵ huyện Nhơn Trạch, các cơ quan hành chính huyện đóng tại xã Phú Hội.

Xem thêm:

Saigon Uniform