TẢI Bản đồ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang khổ lớn phóng to 2023

LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ Hành chính huyện Phú Tân tỉnh An Giang khổ lớn (32M)

Bản đồ huyện Phú Tân hay bản đồ hành chính các xã tại huyện Phú Tân, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Phú Tân tại tỉnh An Giang trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Phú Tân tại tỉnh Đồng Nai

Năm 1968 huyện Phú Tân được thành lập, một huyện thuộc tỉnh An Giang với diện tích đất tự nhiên 313,13 km², chia làm 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Phú Mỹ (huyện lỵ), Chợ Vàm và 16 xã: Bình Thạnh Đông, Hiệp Xương, Hòa Lạc, Long Hòa, Phú An, Phú Bình, Phú Hiệp, Phú Hưng, Phú Lâm, Phú Long, Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thọ, Phú Xuân, Tân Hòa, Tân Trung.

Trên địa bàn huyện Phú Tân có đường bộ có tuyến tỉnh lộ 954 chạy qua; đường thủy tiếp giáp với 03 sông lớn (sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao) tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương hàng hóa, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Tiếp giáp địa lý: Phú Tân là một của tỉnh An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh miền tây) có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp qua sông Tiền
  • Phía tây giáp huyện Châu Phú, tây bắc giáp thành phố Châu Đốc qua sông Hậu
  • Phía nam giáp huyện Chợ Mới qua sông Vàm Nao
  • Phía bắc giáp huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp và thị xã Tân Châu.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Tân là 313,13 km², dân số khoảng 188.951 người. Mật độ dân số đạt 603 người/km².

Bản đồ hành chính huyện Phú Tân mới nhất

Bản đồ hành chính huyện Phú Tân tỉnh An Giang năm 2022
Bản đồ hành chính huyện Phú Tân tỉnh An Giang năm 2023

Thông tin quy hoạch huyện Phú Tân mới nhất

QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, QUY HOẠCH XÂY DỰNG

SỐ HIỆU VB NỘI DUNG (Quyết định) FILE ĐÍNH KÈM
2784/QĐ-UBND 30/12/2008 Quyết định: Về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân XemTải về
5408/QĐ-UBND 15/07/2013 Về việc phê duyệt đề án Quy hoạch chi tiết 1/500 các trục đường trung tâm Thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Xem/Tải về
2230/QĐ-UBND 22/12/2014 Về việc phê duyệt điều chỉnh một phần đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Xem/Tải về
1270/QĐ-UBND 26/04/2017 Về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh và mở rộng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Cụm Công nghiệp – TTCN Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Xem/Tải về

Thông tin cơ bản huyện Phú Tân tại tỉnh An Giang

Trước năm 1956

Dưới thời Chúa Nguyễn, các thôn ấp ở địa bàn Phú Tân thuộc quyền cai quản của Tân Châu đạo thuộc dinh Long Hồ theo chế độ quân quản. Từ khi Gia Long lên ngôi (1802) cho đến năm 1831, Phú Tân thuộc địa phận huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, vua Minh Mạng chia trấn thành các tỉnh, trong đó có tỉnh An Giang ở miền Tây Nam Kỳ.

Năm 1836, vùng đất Phú Tân ngày nay thuộc địa bàn các thôn: Bình Thạnh Đông, Hoà Lạc, Mỹ Lương của tổng An Lương và các thôn: Long Sơn, Phú Lâm của tổng An Thành; thuộc huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Lỵ sở huyện Đông Xuyên đặt tại Long Sơn trên nền thành cũ của Bảo Tân Châu (nay còn địa danh Giồng Thành).

Năm 1867, Thực dân Pháp chiếm tỉnh An Giang và chia thành nhiều hạt, trong đó có hạt Châu Đốc.

Năm 1889, địa bàn Phú Tân thuộc tỉnh Châu Đốc, nằm trong bốn xã của quận Tân Châu là Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo và bốn xã của quận Châu Phú là Hoà Lạc, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Minh đặt địa bàn Phú Tân thuộc hai huyện Châu Phú và Tân Châu của tỉnh Châu Đốc.

Giai đoạn 1948 - 1950, huyện Tân Châu thuộc tỉnh Long Châu Tiền và huyện Châu Phú thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Từ giữa năm 1951, địa bàn Phú Tân thuộc quận Tân Châu, tỉnh Long Châu Sa. Tháng 10 năm 1954, Phú Tân trở lại thuộc tỉnh Châu Đốc.

Giai đoạn 1956-1975

Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt vùng đất này thuộc quận Châu Phú và quận Tân Châu, tỉnh An Giang, cụ thể như sau:

Quận Châu Phú gồm các xã: Bình Thạnh Đông, Hiệp Xương, Hoà Lạc, Hưng Nhơn thuộc tổng An Lương và xã Châu Giang thuộc tổng Châu Phú.

Quận Tân Châu gồm các xã: Hoà Hảo, Phú An, Phú Lâm thuộc tổng An Lạc và xã Long Sơn thuộc tổng An Thành.

Ngày 1 tháng 10 năm 1964, khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định tái lập tỉnh Châu Đốc, vùng đất này lại thuộc quận Châu Phú và quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Địa giới này được giữ nguyên cho đến năm 1975.

Giữa năm 1957, chính quyền Cách mạng đặt vùng đất Phú Tân thuộc tỉnh An Giang, nhưng chưa thành huyện.

Tháng 12 năm 1968, chính quyền Cách mạng thành lập huyện Phú Tân thuộc tỉnh An Giang, trên cơ sở 4 xã của huyện Tân Châu là Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo và 5 xã của huyện Châu Phú là Châu Giang, Hoà Lạc, Bình Thạnh Đông, Hiệp Xương, Hưng Nhơn. Tên Phú Tân xuất phát từ việc ghép tên của hai huyện Châu Phú và Tân Châu.

Tháng 5 năm 1974, huyện Phú Tân thuộc tỉnh Long Châu Tiền.

Tháng 9 năm 1974, Phú Tân nhận thêm một số xã của huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình và chia thành hai huyện là Phú Tân A và Phú Tân B. Huyện Phú Tân A gồm 6 xã là: Long Sơn, Phú Lâm, Hoà Lạc, Châu Giang, Long Thuận, Phú Thuận. Huyện Phú Tân B gồm 8 xã là: Phú An, Hoà Hảo, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông, Tân Huề, Tân Quới, Tân Long.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì các huyện Phú Tân A và Phú Tân B cùng thuộc tỉnh Long Châu Tiền.

Tháng 5 năm 1975, huyện Phú Tân A giao xã Long Thuận và Phú Thuận về cho huyện Hồng Ngự; huyện Phú Tân B giao 3 xã Tân Huề, Tân Quới, Tân Long về huyện Tam Nông, giao xã Châu Phong về huyện Phú Châu.

Sau năm 1975

Tháng 2 năm 1976, chính quyền lập lại tỉnh An Giang, giải thể 2 huyện Phú Tân A và Phú Tân B, lập huyện mới Phú Tân gồm 10 đơn vị hành chính là các xã: Bình Thạnh Đông, Châu Giang, Hiệp Xương, Hòa Hảo, Hòa Lạc, Hưng Nhơn, Long Sơn, Phú An, Phú Lâm và thị trấn Mỹ Lương. Huyện lỵ là thị trấn Mỹ Lương.

Ngày 25 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 181-CP năm 1979 về việc thành lập một số xã và thị trấn thuộc huyện Phú Tân. Theo đó:

  • Tách ấp Phú Mỹ Thượng của xã Phú Lâm, ấp Hòa Bình và ấp Hòa An của xã Hòa Lạc lập thành một xã lấy tên là xã Phú Thành.
  • Tách ấp Phú Thạnh của xã Phú Lâm lập thành một xã lấy tên là xã Phú Thạnh.
  • Tách ấp Phú Hữu của xã Phú Lâm và ấp Phú Xương của xã Phú An lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn Chợ Vàm.
  • Tách ấp Phú Mỹ Hạ, một phần ấp Phú Mỹ Thượng của xã Phú An lập thành một xã lấy tên là xã Phú Thọ.
  • Tách các ấp Bình Phú 1, Bình Phú 2 và ấp Bình Tây 1 của xã Bình Thạnh Đông lập thành một xã mới lấy tên là xã Phú Bình.

Ngày 23 tháng 8 năm 1980, đổi tên xã Hòa Hảo thành Tân Hòa, xã Châu Giang thành xã Phú Hiệp, xã Hưng Nhơn thành xã Phú Hưng, thị trấn Mỹ Lương chuyển thành xã Phú Mỹ.

Ngày 12 tháng 1 năm 1984, thành lập xã Phú Xuân trên cơ sở tách một phần đất dọc theo bờ kênh Thần Nông của các xã Phú An, Phú Thọ, Hiệp Xương; thành lập xã Phú Long trên cơ sở tách ấp Long Hậu của xã Long Sơn và phần lớn đất của ấp Phú Thượng thuộc xã Phú Thành.

Ngày 16 tháng 6 năm 1997, thành lập thị trấn Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Phú Mỹ[9]. Lúc này, huyện có 15 xã và 2 thị trấn.

Ngày 19 tháng 5 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2003/NĐ-CP, thành lập xã Long Hòa trên cơ sở 780 ha diện tích tự nhiên và 8.757 nhân khẩu của xã Long Sơn[.

Ngày 17 tháng 10 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2003/NĐ-CP, thành lập xã Tân Trung trên cơ sở 790,15 ha diện tích tự nhiên và 11.163 nhân khẩu của xã Tân Hòa. Huyện Phú Tân có 2 thị trấn và 17 xã.

Ngày 24 tháng 8 năm 2009, chuyển xã Long Sơn về thị xã Tân Châu mới thành lập quản lý, đồng thời chuyển thành phường Long Sơn[1]. Từ đó, huyện còn lại 2 thị trấn và 16 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Ngày 2 tháng 2 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 97/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Phú Mỹ là đô thị loại IV.

Saigon Uniform