TẢI Bản đồ huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội khổ lớn phóng to 2023

LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ huyện Phúc Thọ (22M)

Bản đồ huyện Phúc Thọ hay bản đồ hành chính các xã và thị trấn tại huyện Phúc Thọ, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Phúc Thọ tại Thủ Đô Hà Nội trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Phúc Thọ

Năm 1822, Huyện Phúc Thọ được thành lập có diện tích đất tự nhiên 117 km², chia làm 21 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Phúc Thọ và 20 xã: Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Sen Phương, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Đình.

Trên địa bàn Huyện Phúc ThọQuốc lộ 32, Tỉnh lộ 417, 418, 421 chạy qua có vai trò huyết mạch nối liền Phúc Thọ với các vùng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Huyện trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm thành phố Hà Nội và các huyện, thị lân cận.

Huyện Phúc Thọ là địa danh được hình thành sớm cùng lịch sử dân tộc, nơi hòa quyện giữa 3 con sông: sông Hồng, sông Tích và sông Đáy đã tạo nên vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử  - cái tên huyện Phúc Thọ đến nay đã có niên đại gần 200 năm.

Tiếp giáp địa lý: Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý:

  • Phía tây giáp thị xã Sơn Tây
  • Phía bắc giáp huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 
  • Phía nam giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai
  • Phía đông giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức 

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phúc Thọ là 117 km², dân số năm 2016 khoảng 250.000 người. Mật độ dân số đạt 2.137 người/km².

Bản đồ hành chính huyện Phúc Thọ năm 2023

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Phúc Thọ đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Phúc Thọ đến năm 2030

PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2

Bản đồ quy hoạch không gian huyện Phúc Thọ đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch không gian huyện Phúc Thọ đến năm 2030

PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2

Thông tin quy hoạch huyện Phúc Thọ mới nhất

Trên địa bàn huyện Phúc Thọ được phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 13 thửa đất làn ngoài 13 thửa đất làn trong Khu Cổng Me, xã Tích Giang, 04 thửa đất tại điểm X8, thị trấn Phúc Thọ, 03 thửa đất khu Xác Thượng xã Liên Hiệp, 01 thửa đất tại điểm X20 xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội

Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Phúc Thọ, tỷ lệ 1/10.000

Theo Quyết định, tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch toàn bộ địa giới hành chính huyện Phúc Thọ khoảng 11.719,27ha:

+ Đất tự nhiên đô thị sinh thái khoảng 647,9ha, chiếm 5,53% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 317,12ha, chỉ tiêu 126,85m2/người);

+ Đất tự nhiên khu vực nông thôn 11.071,37ha, trong đó Đất phục vụ đô thị khoảng 1.631,3ha; Đất xây dựng khu dân cư nông thôn khoảng 1.977,56ha, chỉ tiêu 102,46m2/người; Đất khác khoảng 2.049,8ha.

Sơ đồ Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch

Sơ đồ Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch

Dự báo dân số huyện Phúc Thọ tối đa đến năm 2030, khoảng 218.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 25.000 người, dân số nông thôn khoảng 193.000 người.

Quy hoạch huyện Phúc Thọ gồm 2 định hướng lớn về phát triển không gian.

Với không gian đô thị (thị trấn sinh thái Phúc Thọ), là trung tâm đầu não chính trị, hành chính, văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, thương mại, dịch vụ của huyện.

Còn không gian khu vực nông thôn, được tôn tạo cảnh quan làng xóm truyền thống gắn với việc khai thác các hoạt động phục vụ du lịch tại nông thôn, ở các khu dân cư và làng nghề, điểm di tích văn hoá lịch sử; cải tạo, trùng tu, nâng cấp các công trình lịch sử, văn hoá, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, công trình công cộng dân gian truyền thống;

Trong các khu đất ở nông thôn quy hoạch mới được cấp phép phát triển các dự án nhà ở, dự án xây dựng công trình công cộng; phát triển mô hình trang trại phục vụ nông nghiệp, áp dụng mô hình VAC trong sản xuất kinh tế hộ gia đình; phát triển các mô hình nông thôn tự xử lý được các vấn đề môi trường, sử dụng các nguồn năng lượng sạch; các cụm, điểm dân cư nông thôn thực hiện theo luật định và mô hình nông thôn mới gắn với đặc thù của Thủ đô.

Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ

Theo quyết định, tổng diện tích đất lập quy hoạch 945,5ha, trong đó thị trấn Phúc Thọ hiện hữu 279ha, khu vực mở rộng 666,5ha. Cụ thể, phần diện tích đất thuộc ranh giới hành chính huyện Phúc Thọ 647,9ha, phần diện tích đất thuộc ranh giới xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất 297,6ha.

Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ
Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ

Về quy mô dân số quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ đến năm 2030 là 32.820 người (trong đó dân số thuộc huyện Phúc Thọ 25.000 người, dân số thuộc xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất 7.820 người).

Quy mô dân số đến năm 2050 là 41.000 người (trong đó dân số thuộc huyện Phúc Thọ 29.500 người, dân số thuộc xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất 11.500 người).
 
Về định hướng, phát triển thị trấn sinh thái Phúc Thọ trở thành trung tâm hỗ trợ phát triển vùng nông thôn với các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gắn với tiểu thủ công nghiệp làng nghề, dịch vụ công cộng và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất khác, chuyển giao công nghệ và đào tạo. Tạo liên kết chặt chẽ với khu vực phát triển nông nghiệp năng suất cao của Vĩnh Phúc ở phía Bắc.

Phát triển thị trấn sinh thái gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương, hài hòa với không gian cảnh quan tự nhiên hiện có. Phát triển thị trấn dựa trên quốc lộ 32 và trục cảnh quan Bắc Nam dự kiến.

Hạn chế sự phát triển lan tỏa, tránh tác động tiêu cực tới môi trường cảnh quan tự nhiên hiện có và các vùng bảo tồn làng nghề, di tích lịch sử, công trình văn hóa.
 
Xây dựng khu trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Phúc Thọ tại khu vực thị trấn hiện hữu. Phát triển mở rộng thị trấn Phúc Thọ về phía Đông cùng hệ thống trung tâm thương mại, dịch vụ, giáo dục đào tạo, văn hóa, xã hội nhằm hình thành đô thị ở cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ đô theo hướng đô thị sinh thái, phát triển bền vững.
 
Bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Khai thác tối đa hệ thống cảnh quan, cây xanh, mặt nước hiện hữu nhằm đa dạng hóa cảnh quan đô thị, tạo không gian đặc trưng cho đô thị gắn kết với cảnh quan tự nhiên. Bảo tồn, nâng cấp, phát huy các giá trị truyền thống; cải tạo, chỉnh trang, khai thác tiềm năng khu vực dân cư, làng xóm hiện hữu.

❌ Xem quyết định quy hoạch huyện Phú Thọ tại TP Hà Nội đến năm 2030

Thông tin cơ bản huyện Phúc Thọ tại TP Hà Nội

Tên cũ xưa kia là Phúc Lộc. Tên huyện Phúc Thọ có từ năm 1822, thuộc trấn Sơn Tây.

Sau năm 1945, Phúc Thọ thuộc tỉnh Sơn Tây.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, khi Sơn Tây sáp nhập với Hà Đông thành Hà Tây, Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Tây.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 17 xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Phúc Thọ được nhập về Hà Nội.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáp nhập thêm 3 xã của huyện Quốc Oai là Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Huyện Phúc Thọ có 20 xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú.

Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 2 xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc của huyện Ba Vì về huyện Phúc Thọ quản lý. Huyện Phúc Thọ có 22 xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập, huyện Phúc Thọ chuyển về trực thuộc tỉnh Hà Tây.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Phúc Thọ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của hai xã Phúc Hòa và Thọ Lộc.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội, huyện Phúc Thọ lại trực thuộc thành phố Hà Nội cho đến nay.

Ngày 1 tháng 3 năm 2020, sáp nhập xã Sen Chiểu và xã Phương Độ thành xã Sen Phương; sáp nhập xã Xuân Phú và xã Cẩm Đình thành xã Xuân Đình.

Huyện Phúc Thọ 1 thị trấn và 20 xã như hiện nay.

Huyện Phúc Thọ có tổng Lạc Trị (tên dưới thời Pháp thuộc) là quê hương cách mạng, có nhiều người theo Việt Minh chống Nhật và Pháp, có nhiều cán bộ cách mạng thời kỳ 1940-1954, làng Kiều Trung là địa phương kiên cường chống Nhật, hiện tại bảo tàng lịch sử Hà Nội có trưng bày kỷ vật là chiếc mõ tre kháng Nhật (1945). (Bảo tàng ghi nhầm là thôn Kiến Trung).

Vào thời Pháp thuộc, người Pháp muốn cải tạo hệ phân lũ sông Hồng, họ đã xây dựng công trình đập Đáy, nhằm mục tăng lưu lượng dòng chảy của sông Hồng về mùa cạn và phân lũ vào bồn trũng hạ lưu sông Đáy (các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) mỗi khi có lũ lụt lớn vào mùa mưa. Nhưng công trình này hiếm khi phát huy tác dụng vào mùa lũ, làm cho đoạn sông Đáy phía thượng lưu đập trở nên gần như là đoạn sông chết (đoạn từ đập Đáy đến cống Cẩm Đình).

Saigon Uniform