TẢI Bản đồ huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội khổ lớn phóng to 2023

LINK TẢI FILE Bản đồ hành chính huyện Sóc Sơn khổ lớn (55M)

Bản đồ huyện Sóc Sơn hay bản đồ hành chính các xã và thị trấn tại huyện Sóc Sơn, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Sóc Sơn tại Thủ Đô Hà Nội trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Sóc Sơn

Ngày 5/7/1977 Huyện Sóc Sơn được thành lập, nằm ở phía bắc của thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên 306,5 km², chia làm 26 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Sóc Sơn và 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.

Tiếp giáp địa lý: huyện Sóc Sơn nằm ở phía bắc của thủ đô Hà Nội thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
  • Phía tây giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía nam giáp huyện Đông Anh và huyện Mê Linh 
  • Phía bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Sóc Sơn là 306,5 km², dân số 282.536 người. Mật độ dân số đạt 922 người/km².

Bản đồ hành chính huyện Sóc Sơn năm 2023

Bản đồ hành chính các phường tại huyện Sóc Sơn năm 2022
Bản đồ hành chính các phường tại huyện Sóc Sơn năm 2023
Quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn
Quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn

PHÓNG TO

Quy hoạch phát triển không gian huyện Sóc Sơn
Quy hoạch phát triển không gian huyện Sóc Sơn

PHÓNG TO

Quy hoạch giao thông huyện Sóc Sơn
Quy hoạch giao thông huyện Sóc Sơn

PHÓNG TO

Thông tin quy hoạch huyện Sóc Sơn mới nhất

Theo quyết định số 1825/QĐ - UBND Quy hoạch chung xây dựng 1/10.000 huyện Sóc Sơn, trên địa bàn huyện Sóc Sơn sẽ có diện tích khoảng 30.651,3 ha, quy mô dân số huyện Sóc Sơn khoảng 512.300 người.

Đất tự nhiên đô thị có diện tích khoảng 5.663,59 ha, gồm: Đất xây dựng đô thị có diện tích khoảng 3.837,39 ha; Đất ngoài phạm vi xây dựng đô thị (khu vực nằm trong ranh giới Đô thị vệ tinh Sóc Sơn, song nằm ngoài phạm vi xây dựng đô thị) có diện tích đất khoảng 1.826,2 ha.

Đất tự nhiên nông thôn có diện tích khoảng 24.987,72 ha, gồm: Đất phục vụ đô thị có diện tích khoảng 2.656,19 ha; Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn có diện tích khoảng 4.221,75 ha và Đất khác trong khu vực nông thôn có diện tích khoảng 18.109,78 ha.

Không gian toàn huyện Sóc Sơn được phân thành 08 vùng không gian chính:

Vùng 1: đô thị vệ tinh Sóc Sơn có tổng diện tích 5.459ha, được phát triển trên cơ sở mở rộng thị trấn huyện lỵ Sóc Sơn về phía Nam và là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Đô thị vệ tinh Sóc Sơn là trung tâm dịch vụ cảng hàng không, dịch vụ thương mại, Logistic và trung chuyển hàng hóa quốc tế;

Vùng 2: thị trấn Nỉ có tổng diện tích 204 ha, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá của 2 xã Hồng Kỳ và Trung Giã;

Vùng 3: khu vực núi Sóc có tổng diện tích 3.899 ha, là khu vực bố trí vành đai phòng thủ của Thủ đô Hà Nội, xây dựng Nghĩa trang tập trung tại xã Minh Phú và sân Golf Hà Nội tại xã Minh Trí;

Vùng 4: khu vực cảng hàng không quốc tế Nội Bài và phụ cận có tổng diện tích 2.230ha, trong đó: Diện tích đất quy hoạch sân bay khoảng 1.353ha (dự báo sau năm 2030 khoảng 50 triệu hành khách/năm), diện tích đất khu vực cây xanh cách ly phụ cận sân bay khoảng 877 ha;

Vùng 6,7,8 - vùng nông thôn có tổng diện tích khoảng 18.859 ha, là khu vực nông thôn mới kết hợp với sinh thái nông nghiệp.

Huyện Sóc Sơn có phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh; Phía Nam giáp huyện Mê Linh và huyện Đông Anh, Hà Nội.

Định hướng phát triển giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo tại huyện Sóc Sơn

Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; quy hoạch và đầu tư hệ thống hạ tầng hoàn thiện đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững; văn hóa, xã hội phát triển, nguồn nhân lực có chất lượng cao, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân nâng cao; giữ vững an ninh, quốc phòng. Tạo tiền đề quan trọng xây dựng huyện Sóc Sơn đến năm 2030 trở thành vùng phát triển, đô thị vệ tinh của Thủ đô.

Nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Tập trung phát triển kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; đẩy mạnh đầu tư và chủ động thu hút đầu tư theo hướng công nghiệp - nông nghiệp sạch, công nghệ cao - du lịch sinh thái.

Tiếp tục xây dựng và quản lý tốt các quy hoạch, gắn với quản lý tài nguyên, môi trường. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn kiểu mẫu; phát triển văn hoá, xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; chú trọng phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân; đảm bảo tốt an sinh xã hội.

Tăng cường củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh Nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự trong mọi tình huống.

Thông tin cơ bản huyện Sóc Sơn tại Hà Nội

Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) cùng với thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh theo Quyết định số 178/QĐ ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam. 

Khi ấy huyện Sóc Sơn vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú, gồm thị trấn Xuân Hòa và 29 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Cao Minh, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Phúc Thắng, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Sóc Sơn được chuyển về Hà Nội.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chuyển thị trấn Xuân Hòa và 4 xã Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng về huyện Mê Linh quản lý (nay 5 đơn vị hành chính này thuộc thành phố Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc). Huyện Sóc Sơn còn lại 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.

Ngày 3 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Sóc Sơn, gồm 54 ha diện tích tự nhiên với 335 người của xã Phù Linh và 26 ha diện tích tự nhiên với 284 người của xã Tiên Dược. Như vậy, huyện Sóc Sơn có 1 thị trấn và 25 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Trong lịch sử phong kiến, vùng đất Sóc Sơn ngày nay xưa là khu vực nằm giữa 2 cố đô xưa Phong Châu và Cổ Loa thuộc cương vực Hà Nội thời tiền Thăng Long, nổi tiếng bởi sự tích Thánh Gióng về trời tại núi Sóc. Sau thời kỳ bắc thuộc đến thời kỳ các triều đại phong kiến tự chủ Việt Nam, khu vực này 1 phần thuộc trấn, phủ Thái Nguyên. Đến thời Pháp thuộc, vùng đất này lại thuộc tỉnh Phù Lỗ, bao gồm cả Vĩnh Phúc ngày nay.

Saigon Uniform