TẢI Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn khổ lớn phóng to 2023

LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ huyện Thoại Sơn khổ lớn (42M)

Bản đồ huyện Thoại ơn hay bản đồ hành chính các xã tại huyện Thoại Sơn, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Thoại Sơn tại tỉnh An Giang trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Thoại Sơn tại tỉnh Đồng Nai

Ngày 23/8/1979 huyện Thoại Sơn được thành lập, nằm ở phía Nam tỉnh An Giang với diện tích đất tự nhiên 470,82 km² (46.885,52 ha), chia làm 17 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Núi Sập (huyện lỵ), Óc Eo, Phú Hòa và 14 xã: An Bình, Bình Thành, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ Phú Đông, Phú Thuận, Tây Phú, Thoại Giang, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Vọng Đông, Vọng Thê.

Trên địa bàn huyện Thoại Sơn có khu di tích Óc Eo nổi tiếng, nơi có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7. Ngoài ra, huyện còn có núi Sập, núi Ba Thê, khu du lịch Hồ Ông Thoại...

Tiếp giáp địa lý: huyện Thoại Sơn nằm phía Nam tỉnh An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh miền tây) có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thành phố Long Xuyên và thành phố Cần Thơ
  • Phía tây giáp huyện Tri Tôn và tỉnh Kiên Giang
  • Phía nam giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang
  • Phía bắc giáp huyện Châu Thành.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thoại Sơn là 470,82 km², dân số năm 2019 khoảng 163.427 người. Mật độ dân số đạt 347 người/km².

Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn mới nhất

Thông tin quy hoạch huyện Thoại Sơn mới nhất

  • Vị trí: Huyện Thoại Sơn 
  • Quy mô: 470,82 km2
  • Quyết định phê duyệt: 34/QĐ-UBND
  • Năm thực hiện: 2018

Thông tin cơ bản huyện Thoại Sơn tại tỉnh An Giang

Quyết định 56-CPngày 11 tháng 03 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ, hợp nhất huyện Huệ Đức và huyện Châu Thành thành một huyện lấy tên là huyện Châu Thành.

Quyết định 181-CP gày 25 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới và đổi tên một số xã và thị trấn thuộc tỉnh An Giang:

  • Tách ấp Hòa Long, ấp Hòa Phú của xã Hòa Bình Thạnh, một phần ấp Bình Phú của xã Bình Hòa, một phần đất ấp Bình Thạnh (Xép Bà Lý trở lên phía bắc) của phường Bình Đức, thị xã Long Xuyên, lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn An Châu.
  • Tách ấp Bình An của xã Bình Thủy, ấp An Hòa của xã Bình Hòa lập thành một xã lấy tên là xã An Hòa.
  • Tách ấp Hòa Lợi của xã Hòa Bình Thạnh, một phần ấp Đông Phú 2 của xã Vĩnh Nhuận lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Lợi.
  • Tách các ấp Đông Bình 1, Đông Bình Trạch, Trung Bình 2, Tây Bình, nửa ấp Đông Bình 2 của xã Vĩnh Trạch và ấp Đông Phú 1 của xã Vĩnh Nhuận lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Thành.
  • Tách 1/2 ấp Vĩnh Bình và 1/3 ấp Vĩnh Thuận của xã Vĩnh Hanh lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Bình.
  • Tách 1/2 ấp Vĩnh Bình của xã Vĩnh Hanh lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh An.
  • Tách ấp Tân Phú của xã Vọng Thê lập thành một xã lấy tên là xã Tân Phú.
  • Tách ấp Tây Phú, ấp Hai Trân của xã Vọng Thê lập thành một xã lấy tên là xã Tây Phú.
  • Tách ấp Vọng Đông và ấp Hạc Phong của xã Vọng Thê lập thành một xã lấy tên là xã Vọng Đông.
  • Tách ấp Trung Phú 1 và ấp Trung Phú 2 của xã Vĩnh Nhuận lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Phú.
  • Tách ấp Mỹ Thành, 1/4 ấp Mỹ Thới và ấp Phú Hữu của xã Định Mỹ lập thành một xã lấy tên là xã Định Thành.
  • Tách 2/3 ấp Tây Khánh của xã Vĩnh Chánh lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Khánh.
  • Sáp nhập ấp Vĩnh Hòa A, ấp Vĩnh Hòa B và 1/3 ấp Vĩnh Thuận (theo lòng kinh Sáu về nối với mương Trâu Hương Quan Giảng) của xã Vĩnh Hanh vào xã Cần Đăng.
  • Sáp nhập một phần các ấp Đông An, Tây Bình A, Tây Bình B của xã Vĩnh Chánh (theo lòng rạch Mạc Cần Vện) vào xã Vĩnh Trạch.
  • Sáp nhập một phần các ấp Tây Bình và Bắc Thạnh của xã Thoại Sơn vào thị trấn Đông Sơn (theo lòng kinh Long Xuyên đi Rạch Giá và bờ đê đất ở khoảng giữa kinh E và kinh D).
  • Đổi tên xã Thoại Sơn thành xã Thoại Giang
  • Đổi tên thị trấn Đông Sơn thành thị trấn Núi Sập.

Quyết định 300-CP ngày 23 tháng 08 năm 1979 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang:

Chia huyện Châu Thành thành hai huyện lấy tên là huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn
Huyện Thoại Sơn gồm có các xã Định Mỹ, Định Thành, Phú Hòa, Tây Phú, Thoại Giang, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Vọng Đông, Vọng Thê và thị trấn Núi Sập.

Ranh giới giữa hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn quy định như sau: Bắt đầu từ giữa lòng kinh Tư Kề (phần giáp ranh với huyện Tri Tôn) nối liền với Kinh Làng, kinh Ba Dầu đến ngã năm Ba Bần theo giữa lòng kinh Long Xuyên đi Rạch giá đến giáp ranh thị xã Long Xuyên.

Nghị định 76-CP ngày 28 tháng 10 năm 1993 về việc thành lập một số xã thuộc các huyện Châu Thành và Thoại Sơn; theo đó, thành lập xã Mỹ Phú Đông thuộc huyện Thoại Sơn trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Tây Phú, Vĩnh Phú và Định Mỹ.

Nghị định 29/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 03 năm 2002 về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, thị trấn Phú Hoà và đổi tên xã Phú Hoà thành xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang:

1. Thành lập thị trấn Phú Hòa thuộc huyện Thoại Sơn trên cơ sở 523 ha diện tích tự nhiên và 9.033 người của xã Phú Hoà; 220 ha diện tích tự nhiên và 2.056 người của xã Vĩnh Trạch.

  • Thị trấn Phú Hoà có 743 ha diện tích tự nhiên và 11.089 người.
  • Xã Vĩnh Trạch còn lại 1.881 ha diện tích tự nhiên và 16.725 người.
  • Xã Phú Hòa còn lại 3.013 ha diện tích tự nhiên và 9.816 người.

2. Đổi tên xã Phú Hoà thành xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn.

Nghị định 53/2003/NĐ-CPngày 19 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ:

  • Thành lập thị trấn Óc Eo trên cơ sở 989,9 ha diện tích tự nhiên và 11.819 người của xã Vọng Thê.
  • Thành lập xã Bình Thành thuộc huyện Thoại Sơn trên cơ sở 837,3 ha diện tích tự nhiên và 498 người của xã Vọng Thê, 2.111 ha diện tích tự nhiên và 10.489 người của xã Thoại Giang.

Nghị định 52/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ:

  • Thành lập xã An Bình trên cơ sở 1.636 ha diện tích tự nhiên và 4.804 người của xã Tây Phú, 1.221 ha diện tích tự nhiên và 2.355 người của xã Vọng Đông.
  • Xã An Bình có 2.857 ha diện tích tự nhiên và 7.159 người.
  • Xã Tây Phú còn lại 3.591 ha diện tích tự nhiên và 7.244 người.
  • Xã Vọng Đông còn lại 2.955 ha diện tích tự nhiên và 14.789 người.

Ngày 12 tháng 1 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 13/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Núi Sập là đô thị loại IV.

Saigon Uniform