TẢI Bản đồ hành chính Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai khổ lớn 2023

TẢI Bản đồ hành chính Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai khổ lớn 2023

Bản đồ Thành phố Biên Hòa hay bản đồ hành chính các xã tại Huyện Trảng Bom, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Huyện Trảng Bom tại tỉnh Đồng Nai Phòng đến năm 2025, được cập nhật mới năm 2023.

PHÓNG TO

Bản đồ hiện trang của huyện Trảng Bom
Bản đồ hiện trang của huyện Trảng Bom

Giới thiệu vị trí địa lý Huyện Trảng Bom tại tỉnh Đồng Nai

Năm 2003 huyện Trảng Bom được thành lập nằm ở phía Đông của tỉnh Đồng Nai, với diện tích đất tự nhiên 325,41 km² chia làm 17 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Trảng Bom và 16 xã: An Viễn, Bắc Sơn, Bàu Hàm, Bình Minh, Cây Gáo, Đông Hòa, Đồi 61, Giang Điền, Hố Nai 3, Hưng Thịnh, Quảng Tiến, Sông Thao, Sông Trầu, Tây Hòa, Thanh Bình, Trung Hòa.

Trên địa bàn Trảng Bom có quốc lộ 1A huyết mạch chạy qua và Đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, tuyến đường tránh thành phố Biên Hòa (Võ Nguyên Giáp), cùng với đó là khu du lịch sinh thái thác Giang Điền nổi tiếng.

Huyện Trảng Bom có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, hiện nay trên địa bàn huyện đã có 4 KCN gồm: Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo và Giang Điền và 8 cụm công nghiệp địa phương đã và đang xây dựng. 

Với tổng diện tích 1.943 ha, các KCN đã thu hút 187 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 1,4 tỷ USD, trong đó 127 cty đi vào sản xuất, tạo việc làm cho trên 90 ngàn lao động. Huyện có diện tích tự nhiên là 323,68 km2, chiếm 5,34% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; diện tích đất nông nghiệp là 25.350ha, chiếm 80,08% đất tự nhiên của huyện

Tiếp giáp địa lý: Huyện Trảng Bom nằm ở phía Đông của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 42 km, tiếp giáp với thành phố Biên Hòa, có vị trí địa lý:

  • Phía nam giáp huyện Long Thành
  • Phía đông giáp huyện Thống Nhất
  • Phía tây giáp thành phố Biên Hòa
  • Phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Biên Hòa là 325,41 km², dân số khoảng 349.279 người. Mật độ dân số đạt 1.073 người/km².

+ Tiềm năng về du lịch: Nằm trong khu vực có hồ Trị An, có quốc lộ 1A đi qua, nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường, sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước ao hồ, thác ghềnh tự nhiên, điều kiện để phát triển các loại hình du lịch dịch vụ, nhất là du lịch sinh thái. thác Đá Hàn, thác Giang Điền, chùa Đà La Ni, chùa Ngọc Nhẫn là những thắng cảnh đẹp trên địa bàn huyện.

Bản đồ hành chính Huyện Trảng Bom mới nhất

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Trảng Bom đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Trảng Bom đến năm 2030

Thông tin quy hoạch Huyện Trảng Bom mới nhất

Theo quyết định 554/QĐ-UBND, Phê Duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 đô thị Trảng Bom, huyện Trảng Bom đến năm 2025 tỉnh Đồng Nai.

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch không gian của huyện Trảng Bom
Bản đồ quy hoạch không gian của huyện Trảng Bom

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch huyện Trảng Bom

Vị trí: nằm trên Quốc Lộ 1, cách trung tâm TP. Biên Hòa về phía Tây khoảng 24km và cách ngã tư Dầu Giây về phía Đông khoảng 20 Km. Đô thị Trảng Bom có vị trí gần như trung tâm của huyện Trảng Bom có các mặt tiếp cận như sau:

  • Phía Bắc giáp xã Bình Minh, Xã Sông Trầu
  • Phía Nam giáp Xã Quảng Tiến Xã Đồi 61, và tuyến đường sắt Bắc Nam
  • Phía Đông giáp xã Sông Trầu và Xã Đồi 61
  • Phía Tây giáp xã Bình Minh

Đô thị Trảng Bom nằm trên trục giao thông quan trọng của quốc gia là Quốc lộ 1A. Có mối tương quan và tác động qua lại giữa đô thị với các Khu cụm công nghiệp, khu dịch vụ – thương mại – du lịch trong vùng phạm vi huyện và tỉnh.

b. Tính chất:

  • Đô thị Trảng Bom là trung tâm kinh tế- chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng của huyện Trảng Bom.
  • Là đầu mối giao thông quan trọng của Tỉnh Đồng Nai và vùng TP. Hồ Chí Minh
  • Là trung tâm thương mại dịch vụ phục vụ cho khu công nghiệp, kho bãi và giao thông quá cảnh.

c. Quy mô :

  • Diện tích: 1.571 ha
  • Dân số: 100,000-120,000 người

2. Phạm vi nghiên cứu mở rộng: Phạm vi nghiên cứu mở rộng bao gồm vùng tỉnh Đồng Nai và vùng huyện Trảng Bom.

Đặc điểm về địa hình, kiến trúc cảnh quan:

2.1. Định hướng phát triển không gian:

Sự phát triển không gian của đô thị Trảng Bom có tính gắn kết chặt chẽ với sự phát triển các khu công nghiệp tập trung xung quanh như KCN Bàu Xéo, KCN Sông Mây, KCN Hố Nai, KCN Giang Điền và Tổng kho miền Đông Nam Bộ.

Do đó, trong sự phát triển dài hạn, đô thị Trảng Bom hiện nay sẽ mở rộng không gian phát triển và gắn kết với khu đô thị Hố Nai về phía Tây, khu đô thị Giang Điền về phía Tây Nam, khu đô thị trong dự án Tổng kho về phía Nam, tạo nên một đô thị loại III có vai trò trong vùng đô thị Biên Hòa, cũng như trong vùng TP. Hồ Chí Minh.  

Với định hướng phát triển không gian tổng thể và với điều kiện về lãnh thổ của khu đô thị hiện hữu, trong phạm vi quy hoạch trực tiếp, đô thị Trảng Bom sẽ có 2 hướng phát triển mở rộng không gian đô thị gồm:

  • Về phía Tây (xã Quảng Tiến) theo QL 1A;
  • Lên phía Bắc (xã Sông Trầu) theo tuyến đường đi Cây Gáo; và 2 hướng được giới hạn bởi:
  • Vùng cảnh quan hồ Sông Mây ở phíaTây Bắc;
  • KCN Bàu Xéo và dự án Tổng kho Miền Đông Nam Bộ ở phía Đông và Nam.

 2.2. Cấu trúc đô thị:

Các khu vực chức năng:

Khu trung tâm hiệu hữu: nằm về phía nam QL1A, tập trung các công trình công cộng và khu vực dân cư tập trung hiện hữu;

Khu trung tâm mới: nằm về phía Bắc của QL 1A, là khu vực mở rộng và phát hệ thống hành chính, dịch vụ cộng cộng, thương mại từ khu trung tâm hiện hữu lên phía Bắc;

Khu vực các dự án dân cư mật độ cao ở vị trí giáp với khu cây xanh sinh thái và sân golf phía Bắc, gắn liền với khu trung tâm mới ở phía Bắc;

Khu vực dân cư và dịch vụ công cộng và trung tâm dịch vụ khu công nghiệp Bàu Xéo – phía Đông đô thị, là khu vực tập trung các khu ở hiện hữu và các dự án dân cư mật độ cao. Khu vực nằm về phía nam QL1A là khu vực đã và đang phái triển, có gắn kết với khu vực TT hiện hữu phía Nam đô thị.

Khu vực mở rộng đô thị về phía Tây, là khu ở hiện hữu có có mật độ xây dựng cao;

Khu vực mở rộng đô thị về phía Đông Bắc, có thể phát triển các dự án đan cư với mật độ xây dựng thấp, có thể xây dựng dạng nhà ở chung cư để tăng hệ số sử dụng đất, phục vụ cho nhu cầu mở rộng đô thị và tăng dân số;

Khu vực cây xanh sinh thái và sân golf phía Bắc.

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Trảng Bom

Các quy định kiểm soát các trục đô thị:

Các trục kiểm soát:

Trục 30/4: là trục cảnh quan chính của đô thị, gồm TT hành chính mới, các TT thương mại dịch vụ hỗn hợp mới, TT dịch vụ công cộng và nhà ở cải tạo chỉnh trang. Trục kiểm soát 30/4 và vùng kiểm soát khu trung tâm là quan trọng nhất, mang vai trò quyết định trong việc xây dựng hình ảnh và không gian đô thị trong tương lai.

Trục QL1A – trục giao thông đối ngoại quan trọng đi xuyên qua đô thị, là trục có các TT hành chính và cơ quan hiện hữu, các công trình dịch vụ công cộng hiện hữu, các TT thương mại dịch vụ xây mới, công trình TDTT và khu ở cải tạo, chỉnh trang.

Trục đường Trần Phú nối với đường chùa Phước Huệ là trục cảnh quan xanh phía Tây dô thị. Trục này có các công trình bến xe, các công trình giáo dục, sân vận động, TT dịch vụ thương mại xây mới, nhà ở xây mới và nhà ở cải tạo, chỉnh trang.

Trục đường Lê Duẩn nối với đường Nguyễn Hoàng là trục giao thông chính theo hướng Bắc Nam, và là trục giao thông xương sống của khu đô thị mới K5. Trục này bao gồm các TT dịch vụ công cộng hiện hữu và xây mới, các công trình dịch vụ thương mại xây mới, khu ở xây mới và khu ở cải tạo, chỉnh trang.

02 trục kiểm soát phụ là trục đường Hùng Vương và 3/2, là các trục đường chính cấp khu vực của khu vực trung tâm cũ và mới (K1 và K2). Trục đường Hùng Vương gồm TT thương mại, dịch vụ, ở hỗn hợp xây mới, TT dịch vụ công cộng,  khu ở xây mới và khu ở cải tạo, chỉnh trang. Trục đường 3/2 bao gồm các TT hành chính và dich vụ công cộng hiện hữu, khu ở cải tạo, chỉnh trang.

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch giao thông tại huyện Trảng Bom
Bản đồ quy hoạch giao thông tại huyện Trảng Bom

Thông tin cơ bản Huyện Trảng Bom tại tỉnh Đồng Nai

Địa danh Trảng Bom có từ năm 1957, khi đó là tên một xã thuộc quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa. Đến năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Châu Thành thành quận Đức Tu, xã Trảng Bom thuộc quận Đức Tu. Đến năm 1976, xã Trảng Bom được chia thành hai xã Trảng Bom 1 và Trảng Bom 2 thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ-CP. Theo đó, thành lập huyện Trảng Bom trên cơ sở tách thị trấn Trảng Bom và 16 xã: Hố Nai 3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Sông Trầu, Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, Giang Điền, An Viễn, Đồi 61, Cây Gáo, Thanh Bình thuộc huyện Thống Nhất.

Sau khi thành lập, huyện Trảng Bom có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.

Ngày 27 tháng 5 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 447/QĐ-BXD công nhận thị trấn Trảng Bom mở rộng (gồm thị trấn Trảng Bom và một phần các xã: Đồi 61, Sông Trầu, Quảng Tiến) là đô thị loại IV.

Xem thêm:

Saigon Uniform