TẢI Bản đồ hành chính huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang khổ lớn 2023

Tải File Bản Đồ hành chính huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang PDF CAD (68M)

Bản đồ huyện Tri Tôn hay bản đồ hành chính các xã tại huyện Tri Tôn, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Tri Tôn tại tỉnh An Giang huyện Tri Tôn đến năm 2025 và định hướng đến năm  2030, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Tri Tôn tại tỉnh An Giang

Ngày 23/8/1979 tái lập từ huyện Bảy Núi, đây là huyện dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới nằm ở phía tây của Tỉnh An Giang, với diện tích đất tự nhiên 91,46 km², chia làm 15 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Tri Tôn (huyện lỵ), Ba Chúc, Cô Tô và 12 xã: An Tức, Châu Lăng, Lạc Quới, Lê Trì, Lương An Trà, Lương Phi, Núi Tô, Ô Lâm, Tà Đảnh, Tân Tuyến, Vĩnh Gia, Vĩnh Phước được chia thành 79 khóm - ấp.

Trên địa bàn huyện có một số đặc sản như: Cháo bò nặn trái chúc (một thứ trái giống như trái chanh nhưng vỏ xù xì, được trồng ở miền núi này), bò xào lá vang, bánh bò được làm từ trái thốt nốt, khô bò, gà hấp lá chúc, canh sam-lo,...là những món ăn ngon của người dân Khmer bản địa lâu đời.

Huyện có mạng lưới hệ thống đường bộ, đường thủy với nhiều tuyến đường huyết mạch nối Tri Tôn với các huyện và các nơi khác. Đối với đường bộ, huyện Tri Tôn có các tuyến đường bộ chính, bao gồm: 

  • Quốc lộ N1 nối quốc lộ 91 tại Tịnh Biên qua Tri Tôn đến quốc lộ 80 tại Hà Tiên; 
  • Tỉnh lộ 941 nối Tri Tôn với quốc lộ 91 tại Châu Thành; 
  • Tỉnh lộ 943 nối Tri Tôn qua Thoại Sơn đến quốc lộ 91 tại thành phố Long Xuyên; 
  • Tỉnh lộ 948 nối Tri Tôn qua Tịnh Biên đến quốc lộ 91; 
  • Tỉnh lộ 955B nối Tri Tôn – Ba Chúc đến quốc lộ N1.

Tiếp giáp địa lý: huyện Tri Tôn nằm phía tây của tỉnh An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh miền tây) có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn
  • Phía đông bắc và phía bắc giáp huyện Tịnh Biên
  • Phía tây bắc giáp quận Kiri Vong, tỉnh Takéo, Campuchia
  • Phía tây và tây nam giáp huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tri Tôn là 600,23 km², dân số khoảng 117.431 người. Mật độ dân số đạt 196 người/km².

Bản đồ hành chính huyện Tri Tôn mới nhất

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính huyện Tri Tôn tại tỉnh An Giang năm  2022
Bản đồ hành chính huyện Tri Tôn tại tỉnh An Giang năm  2023

Thông tin quy hoạch huyện Tri Tôn mới nhất

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 24/04/2017 về việc phê duyệt "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn đến năm 2025 và định hướng đến năm  2030
Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn đến năm 2025 và định hướng đến năm  2030

PHÓNG TO

Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

PHÓNG TO

Bản đồ phát triển hệ thống đô thị huyện Tri Tôn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Bản đồ phát triển hệ thống đô thị huyện Tri Tôn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

 PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch phát triển các cụm khu công nghiệp huyện Tri Tôn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch phát triển các cụm khu công nghiệp huyện Tri Tôn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

PHÓNG TO

Bản đồ phát triển không gian  huyện Tri Tôn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Bản đồ phát triển không gian huyện Tri Tôn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

PHÓNG TO

Thông tin cơ bản huyện Tri Tôn tại tỉnh An Giang

Năm 1839, vùng đất huyện Tri Tôn ngày nay thuộc huyện Hà Dương, phủ Tĩnh Biên, tỉnh Hà Tiên.

Năm 1842, phủ Tĩnh Biên chuyển sang thuộc tỉnh An Giang. Năm 1850, vùng đất này thuộc huyện Hà Dương, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang.

Năm 1876, địa bàn huyện Tri Tôn thuộc hạt Châu Đốc. Đến năm 1889 trở thành quận Tri Tôn thuộc tỉnh Châu Đốc.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, quận Tri Tôn thuộc tỉnh Châu Đốc.

Năm 1948, huyện Tri Tôn thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Đến năm 1950 thuộc tỉnh Long Châu Hà.

Tháng 7 năm 1951, huyện Tri Tôn sáp nhập vào huyện Tịnh Biên. Đến tháng 10 năm 1954 lại tách thành hai huyện như cũ, Tri Tôn thuộc về tỉnh Châu Đốc.

Năm 1957, quận Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang, gồm 3 tổng với 15 xã là: Tri Tôn, An Tức, Nam Quy, Cô Tô, Ô Lâm (tổng Thành Lễ); Tà Đảnh, Thuyết Nạp, Trác Quan, Tú Tề, Văn Giáo, Vĩnh Trung, Yên Cư (tổng Thành Ý); Châu Lăng, Lê Trì, Lương Phi (tổng Thành Ngãi).

Năm 1964, quận Tri Tôn thuộc tỉnh Châu Đốc, có 12 xã là: An Cư, An Hảo, An Lạc, An Tức, Cô Tô, Lê Trì, Lương Phi, Ô Lâm, Tri Tôn, Tú Tề, Văn Giáo, Vĩnh Trung.

Năm 1971, Tri Tôn thuộc tỉnh Châu Hà và năm 1974 thuộc tỉnh Long Châu Hà.

Sau năm 1975, Tri Tôn là một huyện thuộc tỉnh An Giang.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 56-CP về việc hợp nhất huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên thành một huyện lấy tên là huyện Bảy Núi.

Ngày 25 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP điều chỉnh địa giới và đổi tên một số xã và thị trấn thuộc huyện Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang, theo đó:

Tách các ấp Hòa An, Bình An của xã Tà Đảnh, một phần đất của xã Tú Tề lập thành một xã mới lấy tên là xã Tân Lập.
Tách ấp Huệ Đức của xã Cô Tô lập thành một xã mới lấy tên là xã Tân Tuyến.
Tách các ấp Voi 1, Voi 2 của xã Tú Tề lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn Chi Lăng.
Tách các ấp Cây Me, Xoài Tòng A, Xoài Tông B, Cơray Ven và một phần các ấp kinh Ô Bà Lẫy của xã Tri Tôn lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn Bảy Núi.

  • Xã Tri Tôn đổi tên thành xã Núi Tô.
  • Xã Ô Lâm đổi tên thành xã An Phước
  • Xã An Tức đổi tên thành xã An Ninh
  • Xã Châu Lăng đổi tên thành xã An Lạc.
  • Xã Lê Trì đổi tên thành xã An Lập
  • Xã Tà Đảnh đổi tên thành xã Tân Cương
  • Xã Lương Phi đổi tên thành xã An Thành
  • Xã Trác Quan đổi tên thành xã An Hảo
  • Xã Văn Giáo đổi tên thành xã Thới Thuận
  • Xã Tú Tề đổi tên thành xã Tân Lợi.

Ngày 23 tháng 8 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 300-CP chia huyện Bảy Núi thành hai huyện lấy tên là huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên:

Ranh giới giữa hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên quy định như sau: Bắt đầu từ cột mốc số 115 (biên giới với Cam-pu-chia) thẳng hướng đông nam đến trụ đá số 1 trên lộ Lê Trì - Tịnh Biên (cách ngã ba Sóc Tức 150 mét) rồi quẹo xuống phía nam song song với lộ Tịnh Biên – Tri Tôn theo đường mòn về phía đông ven chân núi Nam Quy vòng lên phía bắc đi thẳng đến ngã tư Kinh Tri Tôn - Mạc Cần Dưng (cầu sắt số 13) theo giữa lòng kinh đến giáp ranh huyện Châu Thành (cầu sắt số 10).

Huyện Tri Tôn gồm thị trấn Tri Tôn (đổi tên từ thị trấn Bảy Núi và 12 xã: An Lạc, An Lập, An Ninh, An Phước, An Thành, Ba Chúc, Cô Tô, Lạc Quới, Núi Tô, Tân Cương, Tân Tuyến, Vĩnh Gia.

Địa bàn các huyện Tịnh Biên và Tri Tôn sau khi được tái lập khác hẳn với trước năm 1977.

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 60/NĐ-CP thành lập xã Lương An Trà từ ấp Cây Gòn của xã Lương Phi, một phần của xã An Tức, xã Ô Lâm. Xã Lương An Trà có diện tích 8.903 ha, dân số 5.579 người.

Ngày 17 tháng 10 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2003/NĐ-CP thành lập thị trấn Ba Chúc trên cơ sở 2.056 ha diện tích tự nhiên và 13.122 người của xã Ba Chúc. Đổi tên phần còn lại của xã Ba Chúc thành xã Vĩnh Phước.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1107/NQ-UBTVQH14. Theo đó, thành lập thị trấn Cô Tô trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cô Tô (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2022).[8]

Sau giải phóng, chiến tranh biên giới Tây Nam do chế độ độc tài diệt chủng Pol Pot Campuchia gây ra đã làm Tri Tôn tổn thất to lớn về người và của mà di tích nhà mồ Ba Chúc là một minh chứng.

Hiện nay, huyện đang phát triển các vùng chuyên canh hoa màu, chế biến nông sản, khai thác đá và các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên khác. Đời sống tinh thần của đồng bào rất phong phú với các hoạt động văn hoá lễ hội như: Chol Chnam Thmay, Piat bôdia, Chol casa, Dolta.....Với những tiềm năng đó, Tri tôn có nhiều cơ hội phát triển đi lên bền vững.

Saigon Uniform