TẢI Bản đồ hành chính Huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai khổ lớn 2023

TẢI Bản đồ hành chính Huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai khổ lớn 2023

Bản đồ huyện Vĩnh Cửu hay bản đồ hành chính các xã tại Huyện Vĩnh Cửu, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Huyện Vĩnh Cửu tại tỉnh Đồng Nai Phòng trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý Huyện Vĩnh Cửu tại tỉnh Đồng Nai

Năm 1948 huyện Vĩnh Cửu được thành lập, nằm phía tây bắc của tỉnh Đồng Nai với diện tích đất tự nhiên 1.095,70 km², chia làm 12 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Vĩnh An  và 11 xã: Bình Hòa, Bình Lợi, Hiếu Liêm, Mã Đà, Phú Lý, Tân An, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân, Trị An, Vĩnh Tân.

Nhìn chung về địa thế, huyện Vĩnh Cửu như một bán cù lao với sông Đồng Nai và sông Bé bao bọc từ hướng tây nam lên đông bắc. Ngoài ra, huyện Vĩnh Cửu còn có hồ thủy điện Trị An tạo thành nhiều đảo lớn nhỏ (hai đảo lớn là Đồng Trường và Ó), tạo thành một cảnh quan sinh thái và môi trường phù hợp với việc khai thác du lịch.

Trên địa bàn huyện có các tuyến đường huyết mạch như: 

  • Tỉnh lộ 768 kết nối với thành phố Biên Hòa. Đây cũng là tuyến đường huyết mạch dài nhất huyện nối các xã với thị trấn.
  • Tỉnh lộ 767 kết nối huyện với Trảng Bom đi qua xã Vĩnh Tân. Tuyến đường này cùng với tỉnh lộ 768 là hai con đường huyết mạch của vùng.
  • Hương lộ 15 nối tỉnh lộ 768 với xã Bình Lợi hay xa hơn là trung tâm thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (qua sông Đồng Nai). Tuyến đường đi qua xã Thạnh Phú và xã Bình Lợi. 
  • Tỉnh lộ 761 kết nối với tỉnh Bình Phước. Đây cũng chính là tuyến đường duy nhất mà tỉnh Đồng Nai có thể đi thẳng qua Bình Phước.
  • Đường Đồng Khởi kết nối KCN Thạnh Phú của huyện với KCN AMATA của thành phố Biên Hòa và Quốc lộ 1A và được xem là con đường có giá trị của tỉnh nói chung.
  • Hương lộ 7 bắt đầu từ nút giao ngã 4 Bến Cá (xã Tân Bình) đến nơi giao cắt với hương lộ 15 ở xã Bình Lợi. Tuyến đường đi qua xã Tân Bình và Bình Lợi.
  • Hương lộ 9 bắt đầu từ nút giao ngã 4 Bến Cá (xã Tân Bình) qua cầu Tân Triều và đi vào vùng cù lao Tân Triều.
  • Cầu Thủ Biên kết nối đường Vành đai 4 - là tuyến đường huyết mạch để giao lưu vận chuyển hàng hóa với tỉnh Bình Dương

Tiếp giáp địa lý: Huyện Vĩnh Cửu phía tây bắc của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp huyện Tân Phú và huyện Định Quán;
  • Phía Tây giáp huyện Tân Uyên thuộc tỉnh  Bình Dương;
  • Phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom;
  • Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Bù Đăng của tỉnh Bình Phước.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Vĩnh Cửu là 1.095,70 km², dân số khoảng 367.377 người. Mật độ dân số đạt 355 người/km².

Bản đồ hành chính Huyện Vĩnh Cửu mới nhất

Bản đồ hành chính các xã tại Huyện Vĩnh Cửu mới nhất
Bản đồ hành chính các xã tại Huyện Vĩnh Cửu mới nhất

Thông tin quy hoạch Huyện Vĩnh Cửu mới nhất

Theo quyết định số 597/QĐ-UBND duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng 1/5000 thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đến năm 2025.

Theo đồ án quy hoạch, đô thị Vĩnh An có tổng diện tích khoảng 3.294 ha. Trong đó, đất xanh dựng đô thị có diện tích khoảng 520 ha, đất dân dụng có diện tích khoảng 360 - 460 ha. Quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 40.000 người (nội thị khoảng 31.000 người).

Với diện tích tự nhiên lớn, tỷ lệ đất nông nghiệp nhiều, thị trấn Vĩnh An hình thành hai vùng như sau:

Vùng nội thị: Được giới hạn từ ranh phía Bắc thị trấn đến suối Sâu; Trên cơ sở các trục giao thông chính đô thị, hình thành 6 đơn vị ở và các trung tâm chức năng chính cấp huyện, thị trấn.

Vùng nông thôn - ngoại thị: Gồm các khu vực còn lại của thị trấn Vĩnh An từ suối Sâu đến ranh phía Nam; Gồm phần lớn là đất nông nghiệp, đồng thời phát triển các khu dân cư mật độ thấp dọc theo các trục đường tỉnh ĐT767, ĐT768, ĐT762.

Trên địa bàn đô thị Vĩnh An được tổ chức thành 6 khu ở:

Khu dân cư số 1: Nằm phía Tây Bắc thị trấn, có diện tích khoảng 92,57 ha, quy mô dân số khoảng 8.040 người. Mật độ xây dựng từ 70-80% đối với khu hiện hữu tự cải tạo, 50-60% đối với khu vực xây mới, tầng cao 02-09 tầng;

Khu dân cư số 2: Nằm phía Đông Bắc thị trấn, có diện tích khoảng 90,14 ha, quy mô dân số khoảng 3.260 người. Mật độ xây dựng từ 70-80% đối với khu hiện hữu tự cải tạo, 50-60% đối với khu vực xây mới, tầng cao 02-05 tầng;

Khu dân cư số 3: Nằm phía Tây thị trấn, có diện tích khoảng 84,06 ha, quy mô dân số khoảng 6.330 người. Mật độ xây dựng từ 70-80% đối với khu hiện hữu tự cải tạo, 50-60% đối với khu vực xây mới, tầng cao 02-05 tầng;

Khu dân cư số 4: Nằm phía Nam thị trấn, có diện tích khoảng 85,95 ha, quy mô dân số khoảng 5.800 người. Mật độ xây dựng từ 70-80% đối với khu hiện hữu tự cải tạo, 50-60% đối với khu vực xây mới, tầng cao 02-05 tầng;

Khu dân cư số 5: Nằm phía Đông Nam thị trấn, có diện tích khoảng 65,46 ha ha, quy mô dân số khoảng 4.300 người. Mật độ xây dựng từ 70-80% đối với khu hiện hữu tự cải tạo, 50-70% đối với khu vực xây mới, tầng cao 02-05 tầng;

Khu dân cư số 6: Nằm phía Đông thị trấn, có diện tích khoảng 80,79 ha, quy mô dân số khoảng 3.270 người. Mật độ xây dựng từ 40-60%, tầng cao 02-04 tầng;

Thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu có phía Bắc giáp sông Đồng Nai và hồ Trị An; phía Nam giáp xã Vĩnh Tân; phía Đông giáp xã Thanh Bình và xã Cây Gáo huyện Trảng Bom; phía Tây giáp xã Trị An.

Theo quyết định, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Cửu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.... (Đang cập nhật)

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Cửu đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Cửu đến năm 2030

Thông tin cơ bản Huyện Vĩnh Cửu tại tỉnh Đồng Nai

Vĩnh Cửu vốn là tên của một làng thuộc tổng Phước Vĩnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa trước đây (nay thuộc địa giới các phường Tam Hiệp, Tam Hòa, Long Bình và Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa). Sau làng Vĩnh Cửu hợp nhất với các làng Tân Mai và Bình An (Bình Đa và An Hảo) thành làng Tam Hiệp. Nơi đây, những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, có nhiều người yêu nước hoạt động cách mạng.

Năm 1946, trại du kích Bình Đa mở tại đây để huấn luyện cho lực lượng vũ trang Biên Hòa. Lúc bấy giờ, địa bàn Vĩnh Cửu còn là rừng rậm, trở thành một trong những căn cứ của cách mạng. Địch tấn công, càn quét, đốt phá làng Vĩnh Cửu, lập vành đai trắng để bảo vệ cho khu vực Bình Trước (Biên Hòa).

Năm 1948, Uỷ ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ quyết định chia quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa thành hai đơn vị gồm thị xã Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu. Huyện Vĩnh Cửu gồm các xã: Hiệp Hòa, Tam Hiệp, Bửu Hòa, Tân Vạn, Hóa An, Tân Hạnh, Bình Trị, Tân Hiệp, Tân Phong, Bửu Long, Tân Thành, Bình Hòa, Bình Ý, Bình Thạnh, Tân Triều, Bình Phước, Lợi Hòa, Bình Long, Thiện Tân, Đại An, Tân Định.

Thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn huyện Vĩnh Cửu ngày nay thuộc quận Công Thanh, tỉnh Biên Hòa và quận Kiệm Tân, tỉnh Long Khánh. Quận lỵ Công Thanh đặt tại xã Tân Phú (nay thuộc xã Thạnh Phú).

Sau năm 1975, huyện Vĩnh Cửu thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 13 xã: Bình Hòa, Bình Long, Bình Phước, Bình Thạnh, Bình Ý, Cây Gáo, Đại An, Lợi Hòa, Tân Định, Tân Phú, Tân Triều, Thiện Tân, Trị An.

Ngày 23 tháng 12 năm 1985, chuyển huyện Vĩnh Cửu thành thị xã Vĩnh An. Thị xã Vĩnh An gồm 2 phường: Trị An, Cây Gáo và 11 xã: Bình Hòa, Bình Long, Bình Thạnh, Bình Phước, Bình Y, Đại An, Lợi Hòa, Tân Định, Tân Phú, Tân Triều, Thiện Tân; trong đó hai phường Trị An và Cây Gáo được thành lập trên cơ sở giải thể hai xã Cây Gáo và Trị An và các lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm của huyện Tân Phú cắt sang.

Ngày 12 tháng 2 năm 1987, địa giới thị xã Vĩnh An có sự thay đổi điều chỉnh như sau:

  • Sáp nhập ba xã Bình Phước, Bình Ý và Tân Triều thành một xã lấy tên là xã Tân Bình.
  • Sáp nhập hai xã Bình Long và Lợi Hòa thành một xã lấy tên là xã Bình Lợi.
  • Sáp nhập hai xã Bình Thạnh và xã Tân Phú thành một xã lấy tên là xã Thạnh Phú.
  • Sáp nhập hai xã Đại An và xã Tân Định thành một xã lấy tên là xã Tân An.
  • Chia phường Cây Gáo thành hai đơn vị hành chính lấy tên là phường Cây Gáo và xã Vĩnh Tân.
  • Chuyển xã Phú Lý thuộc huyện Tân Phú về thị xã Vĩnh An quản lý.

Đến cuối năm 1991, thị xã Vĩnh An có 2 phường: Cây Gáo, Trị An và 8 xã: Bình Hòa, Bình Lợi, Phú Lý, Tân An, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân, Vĩnh Tân.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, huyện Vĩnh Cửu được tái lập trên cơ sở giải thể thị xã Vĩnh An; đồng thời giải thể 2 phường Cây Gáo và Trị An để thành lập thị trấn Vĩnh An và xã Trị An. Huyện Vĩnh Cửu sau khi tái lập gồm có thị trấn Vĩnh An và 9 xã: Bình Hòa, Bình Lợi, Phú Lý, Tân An, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân, Trị An, Vĩnh Tân.

Ngày 13 tháng 3 năm 2003, thành lập xã Mã Đà trên cơ sở 40.078,47 ha diện tích tự nhiên và 6.595 nhân khẩu của thị trấn Vĩnh An; thành lập xã Hiếu Liêm trên cơ sở 21.379,55 ha diện tích tự nhiên và 3.870 nhân khẩu của xã Trị An.

Như vậy, huyện Vĩnh Cửu có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.

Xem thêm:

Saigon Uniform