Bản đồ nước Myanmar năm 2023, lịch sử & vị trí địa lý

Bản đồ nước Myanmar hay bản đồ các đơn vị hành chính đất nước Myanmar trên bản đồ thế giới giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của nước này chi tiết.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin Tất Tần Tật về nước Myanmar từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2023.

Vị trí địa lý của đất nước Myanmar
Vị trí địa lý của đất nước Myanmar 

Thông tin sơ lược giới thiệu về nước Myanmar

Myanmar tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, đây là một quốc gia tại Đông Nam Á. Đất nước này có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biển giáp với vịnh Bengal và biển Andaman

Nước Myanmar có tổng diện tích tự nhiên 676.578 km2 (hạng 39). Trong đó, 31,45% dân số sống ở thành thị (17.173.606 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình là 29,6 tuổi

Dân số: Tính đến năm 2023, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của nước Myanmar là 55.064.674 người (hạng 26 trên thế giới). Tổng dân số các nước nước Myanmar hiện chiếm 0,69% dân số thế giới. 

Nước Myanmar đang đứng thứ 26 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số đạt 84 người/km2.

Quốc kỳ: Hình chữ nhật có ba dải màu ngang (theo thứ tự từ trên xuống: vàng, xanh lá và đỏ) với một ngôi sao năm cánh lớn màu trắng ở trung tâm. 

Quốc kỳ Myanmar đã được thông qua vào ngày 21 tháng 10 năm 2010 để thay thế lá cờ cũ được sử dụng từ năm 1974.

Tên đầy đủ Cộng hòa Liên bang Myanmar
Tên tiếng Anh Myanmar
Loại chính phủ Cộng hòa đại nghị
Đơn vị tiền tệ kyat (K); 1 K = 100 pyas
Thủ đô Yangun
Ngày Quốc Khánh 4/1/1948
Các thành phố lớn Mandalay, Moulmein, Sittwe...
Diện tích 676.578 km2 (hạng 39)
Vị trí địa lý

Nằm ở Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, Lào, Thái Lan, biển A-da-man, vịnh Ben-gan, Băng-la-đét, Ấn Độ.

Tọa độ: 22o00 vĩ bắc, 98o00 kinh đông. Có biên giới chung với Trung Quốc (2.185 Km), Lào (235 Km), Thái Lan (1.800 Km), Ấn Độ (1.463 Km), Băng-la-đét (193 Km) và bờ biển dài 2.276 Km

Địa hình Vùng đất thấp ở trung tâm, bao quanh là núi hiểm trở.
Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa, mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9 có mưa, nóng, ẩm; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 4 ít mây, ít mưa, dịu mát.

Nhiệt độ trung bình tháng 1: 13oC ở phía bắc, 20 - 25oC ở phía nam; tháng 4 (tháng nóng nhất): 30 - 32oC.

Lượng mưa trung bình: Ở vùng đồng bằng 500 mm, ở miền núi 3500 mm.

Dân số 55.064.674 người (hạng 26 trên thế giới)
Ngôn ngữ chính Tiếng Miến Điện
Tên miền quốc gia .mm
Tôn giáo Đạo Phật (89%), đạo Thiên Chúa (4%), đạo Hồi (4%), các tôn giáo khác (2%)
Các dân tộc Gồm 135 dân tộc và bộ tộc, bao gồm: người Miến (68%), Shan (9%), Karen (7%), Rakhine (4%), các dân tộc khác (12%).
Múi giờ +6:30 {UTC+06:30 (MMT)}
Mã điện thoại +95
Giao thông bên Phải

Bản đồ hành chính nước Myanmar khổ lớn năm 2023

PHÓNG TO


PHÓNG TO


PHÓNG TO


PHÓNG TO


PHÓNG TO


PHÓNG TO


PHÓNG TO


PHÓNG TO

Vị trí địa lý của đất nước Myanmar ở trên bản đồ Đông Nam Á
Vị trí địa lý của đất nước Myanmar ở trên bản đồ Đông Nam Á

Tóm tắt lịch sử của đất nước Myanmar

Myanmar có một bề dày lịch sử dài, rực rỡ và tương đối phức tạp. Người Miến - dân tộc đông nhất ở Myanma hiện đại - không phải là những chủ nhân đầu tiên của Myanma. Trước khi người Miến di cư tới và lập nên các triều đại, từ thế kỷ thứ 2 TCN người Pyu từ Vân Nam đã tới sinh sống dọc châu thổ sông Irrawaddy; thế kỷ thứ 4 CN, người Pyu đã thành lập các vương quốc xuôi theo phía Nam Myanma hiện đại như Pyay. Xa hơn về phía Nam là người Môn, di cư từ vương quốc Hariphunchai và vương quốc Dvaravati ở phía Đông đến định cư, thành lập các vương quốc dọc vùng bờ biển hạ Miến vào đầu thế kỷ thứ 9.Myanma là một quốc gia hải đảo

Người Miến di cư tới thượng lưu châu thổ sông Irrawaddy đầu thế kỷ thứ 9 từ vương quốc Nam Chiếu. Họ đã thành lập vương quốc Pagan(1044–1287), vương quốc này lần đầu tiên đã thống nhất được vùng châu thổ Irrawaddy và bình định được các vùng ngoại biên.

Ngôn ngữ Miến và văn hóa của nó dần thay thế Pyu và Môn trong suốt giai đoạn này. Sau sự sụp đổ của triều đại Pagan năm 1287 bởi quân xâm lược Mông Cổ, vương quốc này bị chia nhỏ thành các vương quốc Ava, vương quốc Hanthawaddy, vương quốc Arakan và liên minh các tiểu quốc Shan. Các vương quốc này luôn kìm hãm lẫn nhau bằng các liên minh bất định, gây chiến với nhau liên miên.

Vào nửa cuối thế kỷ 16, triều đại Toungoo (1510–1752) đã tái hợp nhất đất nước và lập ra đế chế lớn nhất trong lịch sử Đông Nam Á, tuy nhiên nó chỉ tồn tại trong 1 giai đoạn ngắn ngủi. Các vua Toungoo đã đưa ra các cải cách về hệ thống hành chính và kinh tế, điều này đã đưa đến giai đoạn ổn định, thái bình, và thịnh vượng cho vương quốc vào thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18.

Vào cuối thế kỷ 18, triều đại Konbaung đã khôi phục lại vương quốc, tiếp tục những cải cách của triều Toungoo, điều này mang lại quyền lực thống trị với các vùng lãnh thổ xung quanh, và đã sản sinh ra nhà nước văn hiến bậc nhất tại Đông Nam Á. Vương triều Konbaung trong quá trình phát triển đã gây chiến với tất cả các nước láng giềng. Cuối cùng vương quốc bị biến thành thuộc địa của Đế quốc Anh sau 6 thập kỷ xung đột(1824–85).

Sự thống trị của người Anh mang lại những biến đổi mạnh mẽ và dai dẳng lên xã hội, kinh tế, văn hóa, hành chính, lối sống của người dân. Thực dân Anh đã cố tình đưa ra những khác biệt giữa các nhóm tộc người nhằm gây chia rẽ, chính vì thế kể từ sau khi độc lập năm 1948 đã rơi vào cuộc nội chiến dai dẳng nhất mà đến nay vẫn chưa hòa giải hết được. Quyền lực đất nước rơi vào tay quân đội với nhiều hình thái bên ngoài từ năm 1962 đến 2010, giai đoạn này làm Myanma trở thành một trong những nước kém phát triển nhất thế giới.

Người Môn được cho là nhóm người đầu tiên di cư tới vùng hạ lưu châu thổ sông Ayeyarwady (ở phía nam Myanma) và tới khoảng giữa thập niên 900 trước Công nguyên họ đã giành quyền kiểm soát khu vực này.

Sau đó, vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc.

Vào khoảng trước những năm 800, người Bamar (người Miến Điện) bắt đầu di cư tới châu thổ Ayeyarwady từ Tây Tạng hiện nay. Người Miến điện đã 03 lần tạo dựng nên Đế chế Miến Điện tại Myanmar vào thế kỷ thứ 12 (vương quốc Pagan), thế kỷ thứ 16 (Vương quốc Toungoo) và đầu thế kỷ 18 (Triều đại Konbaung). Cùng với đó, lịch sử Myanmar có các giai đoạn bị xâm lược bởi Mông Cổ, Trung Quốc.

Thế kỷ 19, trong các cuộc chiến tranh với đế quốc Anh (1823-26, 1852-53 và 1885-87), Myanmar mất một số lãnh thổ vào tay người Anh và trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Ngày 1 tháng 4 năm 1937, Myanmar trở thành một thuộc địa của Anh. Trong thập niên 1940, dưới sự lãnh đạo của  Aung San  Quân đội Miến Điện độc lập được thành lập.

Quân đội Miến Điện độc lập dưới quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại người Nhật năm 1945.Trong Chiến tranh thế giới thứ hai Myanmar trở thành một mặt trận chính tại Mặt trận Đông Nam Á giữa Nhật Bản và quân Đồng minh. Năm 1947, Aung San trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều thành viên chính phủ khác

Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập, với cái tên Liên bang Myanmar, với Sao Shwe Thaik là tổng thống đầu tiên và U Nu là thủ tướng

Saigon Uniform