Bản đồ nước Algérie (Algeria) năm 2023, lịch sử & vị trí địa lý

Bản đồ nước Algérie hay bản đồ các đơn vị hành chính đất nước Algérie trên bản đồ thế giới giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của nước này chi tiết.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin Tất Tần Tật về nước Algérie từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2023.

 

Thông tin sơ lược giới thiệu về nước Algérie

Algérie là tên chính thức Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Algérie, đây là một nước tại Bắc Phi, và là nước lớn nhất trên lục địa Châu Phi.

Đất nước Algérie chung biên giới với Tunisia ở phía đông bắc, Libya ở phía đông, Niger phía đông nam, Mali và Mauritanie phía tây nam, và Maroc cũng như một vài kilômét lãnh thổ phụ thuộc, Tây Sahara, ở phía tây. 

Diện tích: Nước Algérie có tổng diện tích tự nhiên 2.381.741 km2 (hạng 10). Trong đó,74,26% dân số sống ở thành thị (32.850.824 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình là 29 tuổi

Dân số: Tính đến năm 2023, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của nước Algérie là 45.070.967 người. Tổng dân số các nước nước Algérie hiện chiếm 0,57% dân số thế giới. 

Nước Algérie đang đứng thứ 33 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số đạt 19 người/km2.

Địa lý: Nằm ở Bắc Phi, Bắc giáp Địa Trung Hải, Nam giáp Niger, Mali, Mauritanie, Đông giáp Tunisia và Libya, Tây giáp Maroc. Lãnh thổ được chia thành ba vùng địa lý tự nhiên nối tiếp nhau từ Bắc đến Nam:

  • Những đồng bằng nhỏ hẹp ven biển không liên tục, xen kẽ với vùng đồi núi Atlas Tell, thích hợp cho việc phát triển lúa mì và các loại cây cận nhiệt đới.
  • Phía nam dãy Atlas Tell là những cao nguyên rộng lớn rải rác những hồ mặn, một khu vực thuận lợi cho việc chăn nuôi cừu, trồng ô liu.
  • Vùng phía nam là bộ phận của sa mạc Sahara chiếm 80% diện tích đất nước, nơi có tiềm năng khổng lồ về dầu mỏ, khí đốt và nhiều khoáng sản giá trị khác.

Quốc kỳ: Quốc kỳ của Algérie gồm hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao màu đỏ trên nền xanh và trắng. Trăng lưỡi liềm và ngôi sao là dấu hiệu của các nước Hồi giáo. Màu lục trên nền cờ tượng trưng cho sự hy vọng. Màu trắng biểu thị sự thuần khiết và hòa bình. Màu đỏ của trăng lưỡi liềm và ngôi sao tượng trưng cho tinh thần cách mạng và hiến thân.

Quốc kỳ đất nước Algeria đã được chọn dùng ngày 3 tháng 7 năm 1962. Một phiên bản tương tự đã được sử dụng bởi chính phủ nước này lưu vong từ năm 1958 đến năm 1962.

Quốc kỳ của đất nước Algérie
Quốc kỳ của đất nước Algérie 
Tên đầy đủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria
Tên tiếng Anh Algeria
Loại chính phủ Cộng hòa
Đơn vị tiền tệ dinar Angieri (DA)
Thủ đô An-giê (Alger)
Ngày Quốc Khánh  5/7/1962
Các thành phố lớn Oran, Constantine, Annaba, Blida, Setif, Sidi được Abbes.
Diện tích 2.381.741 km2 (hạng 10)
Vị trí địa lý Nằm ở Bắc Phi, giáp Địa Trung Hải, Tuy-ni-di, Li-bi, Ni-giê, Ma-li, Mô-ri-ta-ni, Tây Xa-ha-ra, Ma-rốc.Tọa độ: 28o00 vĩ bắc, 3o00 kinh đông.
Địa hình Phần lớn là cao nguyên và sa mạc; có một số ngọn núi; đồng bằng ven biển hẹp không liên tục.
Tài nguyên thiên nhiên

Dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, phốt phát, uranium, chì, kẽm.

Dân số 45.070.967 người
Ngôn ngữ chính Tiếng A-rập; ngoài ra có tiếng Pháp, tiếng địa phương Berber. Ngày 5/7/1998 An-giê-ri bắt đầu thực hiện luật phổ cập tiếng A-rập.
Các dân tộc  80% người A-rập, 18% người Berbères, còn lại là một số dân tộc thiểu số khác.
Tên miền quốc gia .dz
Tôn giáo Đạo Hồi dòng Sunni (99%), Đạo Thiên chúa và Đạo Do thái (1%)
Múi giờ +1:00
Mã điện thoại +213

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Alger, các di tích thời La Mã ở Tipasa, thành phố Côngxtantin, núi Álat, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế : ABEDA, AfDB, AFESD, AMF, AMU, AU, BIS, FAO, G-15, G-24, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICCt (đã ký hiệp ước), ICFTU, ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, LAS, MIGA, MONUC, NAM, OAPEC, OAS (quan sát viên), OIC, OPCW, OPEC, OSCE (đối tác), UN, UN Security Council (tạm thời), UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNMEE, UPU, WCO, WHO, WIPO, WMO, WTOO, WTO (quan sát viên).

Bản đồ hành chính nước Algérie khổ lớn năm 2023

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

Tóm tắt lịch sử của đất nước Algérie

Algérie từng là nơi sinh sống của người Berber (hay Imazighen) từ ít nhất năm 10.000 TCN. Từ năm 1000 TCN trở về sau, người Carthage bắt đầu tạo lập ảnh hưởng tại đây, thành lập nên những khu định cư dọc bờ biển. Các vương quốc Berber bắt đầu xuất hiện, nổi tiếng nhất là Numidia, lợi dụng cơ hội sau Các cuộc chiến tranh Punic để trở thành độc lập với Carthage nhưng ngay sau đó lại bị Cộng hòa La Mã chiếm năm 200 TCN. Khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ, người Berber một lần nữa giành lại độc lập trong khi người Vandals chiếm nhiều vùng khác cho tới khi bị các vị tướng của Hoàng đế Byzantine, Justinian I trục xuất khỏi nơi này. Sau đó, Đế chế Byzantinee tạm thời kiểm soát được vùng phía đông đất nước cho tới khi người Ả Rập xuất hiện vào thế kỷ thứ 8.


Vòm La Mã của Trajan tại Thamugadi (Timgad), AlgérieSau một số thập kỷ kháng chiến dữ dội dưới sự lãnh đạo của Kusayla và Kahina, người Berbers chấp nhận Hồi giáo en masse (theo số đông), nhưng hầu như ngay lập tức trục xuất umayyad Caliphate ra khỏi Algérie, thành lập nên một nhà nước Ibadi của những người Rustamid. Sau khi đã cải đạo Kutama của người Kabylie sang đạo của mình nhà Fatima Shia lật đổ Rustamids, và chinh phục Ai Cập. Họ để lại Algérie và Tunisia cho những kẻ chư hầu Zirid; sau này người Zirid nổi loạn và theo dòng Hồi giáo Sunni, họ đồng hóa với một bộ lạc Ả Rập đông dân, bộ lạc Banu Hilal, để làm yếu bộ lạc đó, nhưng điều đó bất ngờ lại dẫn tới quá trình Ả Rập hoá vùng nông thôn. Almoravid và Almohad, các triều đại của người Berber từ phía tây do những người cải cách tôn giáo lập nên đã mang lại một giai đoạn khá ổn định và phát triển; tuy nhiên với sự sụp đổ của Almohads, Algérie trở thành một chiến trường cho ba quốc gia tiếp theo, Zayyanid của Algérie, Hafsid của Tunisia, và Marinid của Maroc. Trong thế kỷ mười lăm và mười sáu, Tây Ban Nha bắt đầu tấn công chiếm giữ nhiều thành phố ven biển, tìm cách lôi kéo sự hỗ trợ từ Đế chế Ottoman.

Algérie được gộp vào trong Đế chế Ottoman bởi Khair ad-Din và em trai ông là Aruj, người đã lập ra những biên giới hiện đại của Algérie ở phía bắc và biến bờ biển nước này thành cơ sở cho những tên cướp biển; cướp biển phát triển mạnh nhất tại trong những năm 1600. Việc cướp bóc các tàu buôn Hoa Kỳ trên Địa Trung Hải dẫn tới cuộc chiến Berber thứ nhất và thứ hai với Hoa Kỳ. Viện lý do coi thường Lãnh sự của mình, Pháp xâm chiếm Algiers năm 1830; tuy nhiên, nhiều cuộc kháng chiến do các cá nhân như Emir Abdelkader, Ahmed Bey và Fatma N'Soumer tiến hành khiến công cuộc chinh phục Algérie của Pháp diễn ra chậm chạp, về mặt kỹ thuật chỉ hoàn thành vào cuối những năm 1900 khi Tuareg cuối cùng bị chinh phục.

Constantine, Algérie 1840Tuy nhiên, trong lúc ấy Pháp đã biến Algérie thành một phần lãnh thổ của mình, tình trạng này chỉ chấm dứt với sự sụp đổ của nền Đệ tứ Cộng hoà. Hàng chục nghìn người định cư từ Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Malta đã tới sống tại các trang trại trên đồng bằng ven biển Algérie và chiếm đa số những vùng ưu thế tại các thành phố ở Algérie, lợi dụng việc sung công các đất do các cộng đồng sở hữu của Pháp, và ứng dụng các công nghệ nông nghiệp mới để tăng diện tích đất canh tác.

Hậu duệ của những người Châu Âu tại Algérie (được gọi là "chân đen" - Pieds-Noirs), cũng như những người gốc Algérie theo Do Thái (thường có nguồn gốc Sephardic), trở thành các công dân Pháp thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ 19; trái lại, đa phần dân Hồi giáo Algérie (thậm chí cả những cựu chiến binh trong quân đội Pháp) không được nhận Pháp tịch cũng như quyền bầu cử. Kết cấu xã hội Algérie đã bị đẩy tới mức căng thẳng tột cùng trong giai đoạn này: tỷ lệ biết chữ giảm sút[3], trong khi việc quốc hữu hóa đất đai đã khiến nhiều người dân trở thành vô gia cư. Tuy nhiên, dân số vẫn tăng đều đặn.

Năm 1954, Mặt trận Giải phóng Quốc gia (có lúc gọi là Mặt trận giải phóng Dân tộc Algérie(FLN) bắt đầu một cuộc chiến tranh giành độc lập cho Algérie; sau gần một thập kỷ chiến đấu cả tại thành thị và vùng nông thôn, họ đã thành công trong việc hất cẳng Pháp năm 1962. Đa phần trong số 1.025.000 người "chân đen", cũng như 91.000 người "harki" (người Hồi giáo Algérie ủng hộ Pháp trong quân đội Pháp), chiếm khoảng 10% dân số Algérie năm 1962, đã di cư sang Pháp trong vài tháng giữa năm đó.

Saigon Uniform