Bản đồ Hành chính Quận 3 & Thông tin quy hoạch đến năm 2030

Bản đồ Quận 3 hay bản đồ hành chính các Phường tại Quận 3, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình trên địa bàn Quận 3.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin bản đồ quy hoạch phát triển không gian, sử dụng đất và giao thông trong gian đoạn 2023 – 2030 tại Quận 3 chi tiết.

Sơ lược về Quận 3 

Quận 3 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích đất 4,92 km² (chỉ lớn hơn 3 quận: 4, 5 và Phú Nhuận), chia làm có 12 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11, 12, 13, 14, Võ Thị Sáu. Từ Quận 3, cư dân dễ dàng di chuyển đến các quận lân cận như Quận 1, Quận Bình Thạnh, Quận 10.

Ngày 27/5/1959: Quận 3 chính thức được thành lập

Tiếp giáp địa lý: Đây là một quận nội thành nằm ở khu vực trung tâm TPHCM

  • Phía đông giáp Quận 1
  • Phía tây giáp Quận 10 và quận Tân Bình
  • Phía nam giáp Quận 1 và Quận 10
  • Phía bắc giáp quận Phú Nhuận và Quận 1

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận 3 là 4,92 km², năm 2019 dân số khoảng 190.37 người. Mật độ dân số đạt 38.694 người/km². Đây là quận có mật độ dân số cao đứng hàng thứ 4 trong 24 quận, huyện)

Về mặt tổ chức hành chính: Có 14 phường có tên gọi từ phường 1 đến phường 14. Trụ sở Ủy ban nhân dân quận 3 được đặt tại tòa nhà 185 Cách Mạng Tháng 8 (nơi trước giải phóng là tòa Đại sứ Campuchia).

Về giao thông đường bộ: mật độ đường sá dày đặc, có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang qua như : đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi sân bay Tân Sơn Nhất. Về giao thông đường sắt, Ga Sài Gòn nằm trên địa bàn quận 3 là ga đầu mối giao thông của thành phố và các tỉnh phía Nam đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam - Bắc.

Về y tế: Quận 3 cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện, chuyên khoa lớn của thành phố, trung ương như : bệnh viện Bình Dân, bệnh viên Da Liễu, bệnh viên Y học Dân tộc, bệnh viện Mắt, Trung tâm Tai - Mũi - Họng, Viện Pasteur … Tại quận, ngoài Trung tâm Y tế quận, mạng lưới y tế địa phương gồm các đội chuyên khoa , vệ sinh phòng dịch, lao - tâm thần, hộ sản, cấp cứu và 14 trạm y tế phường.

Hai bệnh viện tư nhân đầu tiên của Thành phố được thành lập trên địa bàn Quận: bệnh viên Hoàn Mỹ (trên đường Trần Quốc Thảo) và bệnh viện Hồng Đức (trên đường Pasteur).

Sau giải phóng miền Nam 1975, phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng và truyền thống Bàn Cờ, Đảng bộ Quận 3 ra sức khắc phục khó khăn, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương trong những năm qua. 

Bản đồ hành chính Quận 3 khổ lớn

PHÓNG TO

Bản đồ hành chính Quận 3
Bản đồ hành chính Quận 3

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận 3 
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận 3 

PHÓNG TO

Thông tin quy hoạch gian đoạn 2023 – 2030 tại Quận 3

Phạm vi, tính chất lập quy hoạch quận 3

Phạm vi lập quy hoạch quận 3: Phạm vi nghiên cứu quy hoạch quận 3 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính quận 3 – 12 phường, có diện tích 4,92 km², ví trí tiếp giáp:

  • Phía đông giáp Quận 1
  • Phía tây giáp Quận 10 và quận Tân Bình
  • Phía nam giáp Quận 1 và Quận 10
  • Phía bắc giáp quận Phú Nhuận và Quận 1.

Tính chất và chức năng quy hoạch

  • Không thay đổi so với Nhiệm vụ quy hoạch chung đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
  • Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 3 đến năm 2030 được xác định là: một phần thuộc khu Trung tâm thành phố, khu dân dụng, khu thương mại – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
  • Khu trung tâm thành phố: cùng với quận 1, 2, 4 và Bình Thạnh, một số khu vực của quận 3 có chức năng là Trung tâm thành phố về mặt chính trị, hành chính, văn hóa và giao dịch quốc tế.
  • Khu ở đô thị: Khu dân cư hiện hữu và xây dựng mới với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Quy hoạch phát triển không gian tại Bình Thạnh

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Chuyển đổi các quỹ đất công nghiệp, kho tàng – tiểu thủ công nghiệp sang mục đích sử dụng làm đất xây dựng các công trình công cộng, cây xanh và đất ở.

Tiếp tục khuyến khích di dời các xí nghiệp sản xuất không phù hợp chuyển đổi chức năng thành đất ở hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại phù hợp hơn và phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội của quận 3.

Trung tâm hành chánh: Xây dựng khu chức năng Trung tâm hành chính giới hạn bởi đường Võ Thị Sáu, Công trường Dân Chủ, đường Lý Chính Thắng và đường Trần Quốc Thảo. Khu trung tâm hành chánh mới của quận: 101 Trần Quốc Thảo.

Các cơ quan, trường chuyên nghiệp, bệnh viện: Giữ nguyên chức năng hiện hữu của cơ quan văn phòng Trung ương Đảng, văn phòng Thành ủy, hội trường Thành ủy, nhà khách Chính phủ, các Lãnh sự quán, các trụ sở thuộc các bộ ngành Trung ương, Thành phố… tập trung tại khu vực trung tâm quận 3 trên các trục đường Võ Thị Sáu, Trần Quốc Thảo, Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan…

Cải tạo nâng cấp cả cơ sở vật chất và trang thiết bị các trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp – Dạy nghề, trung tâm Giáo dục Thường xuyên, trường Bồi dưỡng Giáo dục… nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo về công tác phổ cập giáo dục và dạy nghề.

Các trường đại học: Kinh tế , Kiến trúc, trường trung học chuyên nghiệp khác không thay đổi, không phát triển thêm.

Các Bệnh viện: Bình Dân, Tai Mũi Họng, Bệnh viện Mắt, quận 3 sẽ tiến hành hiện đại hóa, xây dựng cải tạo với quy mô đủ phục vụ cho nhân dân trong thành phố. Ngoài ra các bệnh viện tư như Hồng Đức, An Sinh, Hoàn Mỹ… là những bệnh viện tiên phong xã hội hóa ngành y tế trong thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ với quy mô thích hợp với trang thiết bị hiện đại.

Các đơn vị ở: Quận 3 được chia làm 3 khu ở:

Khu I: Giới hạn bởi các trục đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Lý Chính Thắng, Cách Mạng Tháng Tám.

  • Diện tích: 189,4 ha chiếm 38,4% diện tích toàn quận.
  • Dự kiến quy mô dân số : 44.000 người.
  • Chức năng: Khu trung tâm tài chính, trung tâm thương mại dịch vụ, dịch vụ du lịch, giao dịch trong nước và quốc tế, khu vực tập trung các công trình công cộng cấp trung ương và thành phố; khu dân cư cao cấp thấp tầng, mật độ thấp. Khu vực này kế cận hai công viên cấp thành phố là Lê Văn Tám và Tao Đàn nên trong khu vực này không bố trí các công viên tập trung mới mà chủ yếu là cây xanh cảnh quan đường phố.

Khu II: Giới hạn bởi các trục đường Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Thái Tổ, Nguyễn Thượng Hiền.

  • Diện tích: 101,5 ha chiếm 20,6% diện tích toàn quận.
  • Dự kiến quy mô dân số : 76.000 người.
  • Chức năng : Khu dân cư và thương mại; các công trình công cộng phúc lợi xen kẽ trong khu dân cư; công viên cây xanh được dự kiến trong khu vực phường 01 khi khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật, hiện đã xuống cấp, có kế hoạch xây dựng lại và mở rộng.

Khu III: Giới hạn bởi các trục đường Hai Bà Trưng, Lý Chính Thắng, Cách Mạng Tháng Tám, ranh Quận Phú Nhuận, Tân Bình.

Diện tích: 201,9 ha chiếm 41,0% diện tích toàn quận.

Dự kiến quy mô dân số : 100.000 người.

Chức năng: Khu dân cư, trung tâm thương mại quy mô lớn được dự kiến trong tương lai tại khu vực quảng trường trước ga Sài Gòn và trục đường Cách Mạng Tháng 8 khi hình thành nhà ga metro. Các dự án cải tạo môi trường và chỉnh trang đô thị được tập trung ở khu vực này do tập trung nhiều khu nhà ở lụp xụp, môi trường ô nhiễm; công trình phúc lợi công cộng xen lẫn trong khu dân cư; cải tạo cảnh quan công viên hai bờ kênh Nhiêu Lộc, kết hợp các dự án chỉnh trang đô thị để bổ sung các công viên tập trung.

Thông tin quy hoạch giao thông tại Quận 3 

Giao thông đối ngoại: bao gồm đường Cách Mạng Tháng 8, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai.

Điều chỉnh một số tuyến giao thông so với quy hoạch chung duyệt năm 1998:

  • Tuyến đường Bắc Nam trong quy hoạch chi tiết sẽ được thay thế bằng tuyến đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
  • Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa giảm lộ giới từ 35m xuống còn 30m.

Giao thông đô thị: xem xét đánh giá các tuyến đường quy hoạch đã duyệt trước đây theo hướng giữ lại hoặc điều chỉnh và bổ sung một số trục đường có tính khả thi.

Đầu mối giao thông và bến bãi: xác định các nút giao thông chính cần cải tạo, khống chế, một số bến bãi xe khu vực. Duy trì ga Sài Gòn (Hòa Hưng) là ga đầu mối đường sắt đô thị.

Hệ thống đường sắt đô thị: có một tuyến tàu điện ngầm từ chợ Bến Thành theo đường Cách Mạng Tháng 8 đến kênh Tham Lương (quận 12) có kết nối với ga Sài Gòn. Đây là tuyến giao thông công cộng có khối lượng lớn.

Saigon Uniform