LINK TẢI FILE Bản đồ hành chính Quận Cầu Giấy khổ lớn phóng to (55M)
Bản đồ Quận Cầu Giấy hay bản đồ hành chính các Phường tại Quận Cầu Giấy, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực Quận Cầu Giấy Hà Nội.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch quận Cầu Giấy tại Thủ Đô Hà Nội cập nhật mới năm 2023.
Mục lục [Ẩn]
Giới thiệu vị trí địa lý Quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy là quận nội thành của thủ đô Hà Nội nằm ở phía tây trung tâm Thành phố, có diện tích đất tự nhiên 12,44 km², chia làm 8 đơn vị hành chính, gồm 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.
Ngày 22/11/1996, theo Nghị định số 74-CP, Quận Cầu Giấy được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1997.
Tiếp giáp địa lý: Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây trung tâm thủ đô Hà Nội thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa với ranh giới là sông Tô Lịch
- Phía tây giáp quận Nam Từ Liêm
- Phía nam giáp quận Thanh Xuân
- Phía bắc giáp quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Cầu Giấy là 12,44 km², dân số năm 2020 là 292.536 người, mật độ dân số của Quận đạt 23.516 người/km².
Sơ lược về lịch sử của Quận Cầu Giấy
Cầu Giấy là vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng phía Tây kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây, đã tập trung nhiều làng nghề truyền thống: Làng Nghề (Nghĩa Đô) có nghề làm giấy Sắc, là loại giấy dùng để viết sắc phong vua ban cho các quan và các vị thần ở các làng, nghề dệt lĩnh, lụa sớm nhất (cách đây khoảng trên 1000 năm); Làng Thượng Yên Quyết, Yên Hòa cũng có nghề làm giấy; Làng Vòng – Dịch Vọng có nghề làm cốm từ rất lâu đời, sản xuất kẹo mạch nha có ở An Phú Nghĩa Đô, làng Giàn Trung Hòa có nghề làm tăm hương....
Trên đia bàn Quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng. Tại Nghĩa Đô có đền thờ Tướng quân Trần Công Tích và miếu thờ hai chị em họ Lê có công giúp vua Lê Đại Hành phá quân Tống (Năm 981). Chùa Dụ Ân ở Bái Ân (Nghĩa Đô) là nơi tu hành và dạy học của vị tông thất nhà Lý là Lý Công Ẩn (tiêu biểu nhất trong số các học trò của cụ là Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt).
Ở Dịch Vọng Tiền (nay là phường Quan Hoa) có chùa Hoa Lăng thờ mẹ của thiền sư Từ Đạo Hạnh, người đã có công dạy dỗ, nuôi dưỡng vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn). Ở phường Dịch Vọng có Chùa Hà là di tích lịch sử văn hóa - cách mạng; phường Quan Hoa có di tích cách mạng gia đình cụ Hai Nhã, gia đình cụ Tạ Đình Tán ở Dịch Vọng là cơ sở đầu tiên của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Hà Nội.....
Bản đồ hành chính quận Cầu Giấy năm 2023
Thông tin quy hoạch quận Cầu Giấy mới nhất
Mục tiêu lập quy hoạch quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội. Nơi được coi là cái nôi văn hiến của các làng nghệ cổ truyền Việt Nam, nhiều di tích lịch sử – văn hóa, trường học và cơ quan lớn .
– Xác định vị trí trung tâm chính trị chủ yếu của quận.
– Định hướng mạng lưới văn hoá, giáo dục và dịch vụ thương mại trên địa bàn Quận.
– Xác định khu vực công trình là di tích lịch sử, văn hoá để bảo tồn theo pháp lệnh.
– Xác định mạng lưới giao thông chính trên địa bàn Quận Cầu Giấy.
Thông tin quy hoạch giao thông tại quận Cầu Giấy
– Đường giao thông trong khu vực Quận Cầu Giấy được phân thành các cấp hạng sau:
+ Đường chính Thành phố gồm các đường
- Vành đai 2 và vành đai 3 mặt cắt từ 57,5m đến -73m, chiều dài: 2,8km.
- Trục đường Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu: Bề rộng mặt cắt ngang B = 33m -50m (6 – 8 làn xe).
- Đường Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Văn Huyên kéo dài: Bề rộng mặt cắt ngang B = 50m (4 – 6làn xe chính và đường gom hai bên).
+ Đường liên khu vực gồm:
Các tuyến đường Nguyễn Phong Sắc (vành đai 2,5), Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Khánh Toàn, phố Trần Vỹ, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B = 40 – 50m (6 – 8 làn xe).
Xây dựng mới đường Vành đai 2,5 đoạn nối từ đường Nguyễn Phong Sắc đến phố Đỗ Nhuận (B = 40m, 6 làn xe) hướng tuyến xác định Bản đồ quy hoạch chung xây dựng thủ đô và Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô được duyệt, đoạn tuyến giao cắt với phố Trần Vỹ xây dựng cầu cạn bề rộng B = 24m.
+ Đường chính khu vực: Các tuyến đường Trần Quốc Hoàn, Tô Hiệu, Trần Đăng Ninh, Phùng Chí Kiên, Doãn Kế Thiện và xây dựng mới các tuyến đường chính khu vực bề rộng mặt cắt ngang B = 22,5 – 30m (4 làn xe).
+ Đường khu vực: Xây dựng cải tạo, mở rộng trên cơ sở các tuyến phố Nghĩa Tân, Hoàng Sâm, Chùa Hà, Đặng Thùy Trâm, Phan Văn Trường – Đặng Tuấn Tài, Dương Quảng Hàm, Quan Hoa – Nguyễn Đình Hoàn (dọc sông Tô Lịch)… và xây dựng mới các tuyến đường khu vực trong các khu chức năng đô thị với quy mô bề rộng mặt cắt ngang B = 17 – 20,5m (3 làn xe).
Các đường tập thể Nghĩa Tân – Vành đai 3, Vành đai 3 – mương Mai Dịch, đường Dịch Vọng, Đội Cấn – Hoàng Quốc Việt, làng Cót- nhà máy nước Mai Dịch – Mỹ Đình, Thanh Xuân- Mai Dịch, Xuân Thuỷ – Trung Hoà, làng Cót – Vành đai 3, Yên Hoà – Vành đai 3..: quy hoạch mở rộng từ 22m đến 30m, chiều dài: 20,05km.
+ Đường nhánh: có mặt cắt cắt từ 13,5 đến 21,25m
– Mật độ đường: 7,7km/km2 (tính đến đường nhánh chính)
– Xác định các bãi đỗ xe, depo có diện tích từ 1Ha trở lên để phục vụ nhu cầu chung thành phố, gồm có:
+ Depo tại khu vực thành phố giao lưu, quy mô: 6Ha
+ Bãi đỗ xe khu vực Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, quy mô: 2,7 Ha
+ Depo Dịch Vọng, quy mô: 3,7Ha
+ Bãi đỗ xe khu vực dự kiến xây dựng trung tâm Quận, quy mô: 3,0Ha
+ Bãi đỗ xe khu phố mới Nam Trung Yên (khu đô thị mới Tây Nam Hà nội), quy mô: 1,0Ha.
+ Giao thông tĩnh trong khu vực ở được tính toán nhu cầu và xác định vị trí tuỳ theo dự án cụ thể.
– Dành đất để xây dựng 4 nút giao thông khác mức là: nút Bưởi, nút đường Hoàng Quốc Việt – Vành đai 3, nút đường Vành đai 3 – đường Xuân Thuỷ, nút đường Vành đai 3 – đường Láng Hoà Lạc.
– Đường sắt đô thị: trên địa bàn quận có 4 tuyến đường sắt đô thị chạy qua dọc các tuyến đường: Vành đai 3, Láng – Hoà Lạc, Thủ Lệ – Nguyễn Văn Huyên. Hoàng Quốc Việt – Phú Diễn.