LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ Hành chính Quận Đống Đa khổ lớn (32M)
Bản đồ Quận Đống Đa hay bản đồ hành chính các Phường tại Quận Đống Đa, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch quận Đống Đa tại Thủ Đô Hà Nội được cập nhật mới năm 2023.
Mục lục [Ẩn]
Giới thiệu vị trí địa lý Quận Đống Đa
Quận Đống Đa là quận nội thành và nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên 9,95 km2, chia làm 21 đơn vị hành chính, gồm 21 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.
Trên địa bàn Quận Đống Đa có số di tích nhiều và mang giá trị cao, cụ thể như di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đàn Xã tắc, di tích vòng thành Đại La, Chùa Bộc, gò Đống Đa và tượng đài vua Quang Trung, chùa Láng, đền Bích Câu, ga Hà Nội...Đặc biệt, trong đó khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông và trở thành trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
Tiếp giáp địa lý: Quận Đống Đa nằm phía Tây Nam, thuộctrung tâm của thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp quận Ba Đình bởi ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành
- Phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm bởi ranh giới là phố Lê Duẩn
- Phía đông giáp quận Hai Bà Trưng bởi ranh giới là phố Lê Duẩn, đường Giải Phóng và phố Vọng
- Phía nam giáp quận Thanh Xuân bởi ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch
- Phía tây giáp quận Cầu Giấy bởi ranh giới là sông Tô Lịch.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Đống Đa là 9,95 km2, dân số hiện nay ước tính 371.606 người. Mật độ dân số đạt 43.178 người/km2.
Bản đồ hành chính Quận Đống Đa năm 2023
Thông tin quy hoạch Quận Đống Đa mới nhất
Bản đồ quy hoạch quận Đống Đa được xây dựng dựa trên nội dung của sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội đề xuất điều chỉnh cục bộ được UBND sở tại đồng ý phê duyệt với nội dung:
- Điều chỉnh chức năng khu đất dự án được xây dựng, chấp thuận đầu tư, cải tạo không gian hoàn chỉnh tại: UBND phường Cát Linh, đường Hào Nam kéo dài, trụ sở công an phường Cát Linh, công trình hỗn hợp nhà ga, trung tâm thương mại.
- Quy hoạch chi tiết các nút giao thông Cát Linh – Giảng Võ – Giang Văn Minh, quy hoạch giao thông quận Đống Đa cần cải tạo như: đường Trường Chinh – Láng, Yên Lãng, Hoàng Cầu – Hào Nam.
- Mở rộng các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn
Ranh giới quy hoạch giao thông quận Đống Đa
Ranh giới quy hoạch giao thông Quận Đống Đa được quy định
- Phía Đông: giáp quận Hai Bà Trưng
- Phía Đông Bắc: giáp quận Hoàn Kiếm
- Phía Tây: giáp quận Cầu Giấy (đường Vành đai 2).
- Phía Bắc: giáp với quận Ba Đình.
- Phía Nam: giáp quận Thanh Xuân (đường Vành đai 2).
Quy hoạch giao thông tại quận Đống Đa các tuyến đường cấp đô thị
Bên cạnh các tuyến đường đã đi vào hoạt động, trong bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa bao gồm các tuyến đường cần cải tạo mở rộng gồm:
- Nới rộng, hoàn thiện tuyến đường Yên Lãng, Hoàng Cầu cho tới hào nam để trở thành tuyến đường huyết mạch nối quận Ba Đình
- Đường Trường Chinh – Láng: Có mặt cắt ngang rộng từ 50 – 60m.
- Quy hoạch, nới rộng tuyến đường Phạm Ngọc Thạch với diện tích 2 làn xe, dự kiến mặt cắt ngang điển hình rộng B=40m – 50m phục vụ 6 làn xe
- Đường Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn từ mặt đường rộng 27 – 28.5m lên 28.5 – 45m
- Đường liên khu vực Giảng Võ – Láng Hạ có mặt cắt ngang 40 – 42m, đường Nguyễn Chí Thanh có mặt cắt ngang rộng 50m.
Quy hoạch các tuyến đường cấp khu vực quận Đống Đa
Theo bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa các mạng lưới giao thông cấp khu vực cũng được đồng bộ hóa, hoàn chỉnh đề có mặt cắt ngang B=25m – 30m phục vụ 4 làn xe
Xác định các tuyến đường có quy mô nhỏ để giải tỏa áp lực cho mật độ giao thông tại địa bàn quận
Chi tiết các đường khu vực bao gồm:
- Chùa Bộc- Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng – Voi Phục mặt cắt ngang B = 30m.
- Tôn Thất Tùng – Hồ Ba Mẫu – Thiên Hùng – Trần Quý Cáp có mặt cắt ngang rộng từ 25- 30m.
- Ngoài ra trong bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa chú trọng đặc biệt tới các tuyến đường dẫn tới các địa điểm vui chơi giải trí, công viên…
Quy hoạch đường sắt đô thị tại quận Đống Đa
- Xây dựng dự án đường sắt trên cao 2A nối Hà Đông và Cát Linh qua quận Đống Đa trên trục Yên Lãng – Hào Nam kéo dài tới Cát Linh.
- Yêu cầu các trục đường trên cao vừa không được ảnh hưởng tới giao thông phía dưới vừa giải quyết được vấn đề đi lại trong Quận.
- Dọc theo đường Giải Phóng – Lê Duẩn các tuyến đường sắt hiện có sẽ được dự kiến thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị chạy trên cầu cạn.
- Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt dọc theo đường Nguyễn Chí Thanh
Hà Nội công bố 6 đồ án Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử
Công bố 6 đồ án Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử, tỷ lệ 1/2.000 vừa được UBNDTP Hà Nội phê duyệt.
Theo đó, vị trí các phân khu nội đô thuộc địa giới hành chính quận Hoàn Kiếm (H1-1), quận Ba Đình (H1-2), quận Đống Đa (H1-3) và Hai Bà Trưng (H1-4).
Phạm vi ranh giới từ Vành đai 2 tới hữu ngạn sông Hồng. Diện tích lập quy hoạch là 2.709,75ha, dân số đến năm 2030 và 2050 là 672.000 người (dân số hiện nay hơn 887.000 người).
Về tính chất, chức năng của từng phân khu, quy hoạch xác định, Khu phố cổ (thuộc QHPK H1-1A): Là khu vực đô thị cổ có giá trị về lịch sử và văn hóa. Các chức năng chủ yếu: Thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp với nhà ở, các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng dân cư.
Khu vực Hồ Gươm và phụ cận (thuộc QHPK H1-1B): Là vùng thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Các chức năng chủ yếu: Trung tâm văn hoá hành chính, thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp với nhà ở, các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng dân cư, di tích lịch sử - văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng.
Khu phố cũ (thuộc QHPK H1-1C và một phần các QHPK H1-2, H1-3 và H1-4): Là khu đô thị cũ có nhiều công trình có giá trị lịch sử và văn hóa, kiến trúc. Các chức năng chủ yếu: Di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở, cơ quan, dịch vụ thương mại, tài chính, văn hoá, y tế và các chức năng công cộng khác.
Khu vực hạn chế phát triển (phần còn lại các QHPK H1-2, H1-3 và H1-4): Là khu vực cải tạo và hạn chế phát triển xây dựng nhà ở cao tầng. Các chức năng chủ yếu: Nhà ở, cơ quan, đi sản, di tích, du lịch, dịch vụ thương mại, tiện ích đô thị...
Về cấu trúc không gian được tổ chức theo các tuyến trục và mạng lưới đường vành đai, hướng tâm, tạo thành các ô phố với lõi trung tâm khu ở. Không gian đô thị được xác lập chủ yếu là công trình thấp tầng. Các công trình cao tầng được bố trí đọc các tuyến đường vành đai, tuyến đường hướng tâm và các khu tái thiết đô thị tạo một số điểm nhấn cao tầng trên các trục tuyến phù hợp Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc công trình cao tầng được ban hành. Tại các khu vực xây dựng công trình cao tầng xem xét ưu tiên giảm mật độ xây dụng để bổ sung các tiện ích đô thị: cây xanh, đỗ xe...
Một trong những mục tiêu quan trọng của các bản quy hoạch lần này là từng bước thực hiện lộ trình giãn dân khu vực đô thị lõi theo định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về lâu dài trong giai đoạn đến năm 2030, khi TP triển khai đồng bộ các dự án di dân, giải phóng mặt bằng để mở đường theo quy hoạch, tái thiết đô thị; di dời các cơ sở công nghiệp, trường đại học, bệnh viện, trụ sở Bộ ngành; phát triển đường sắt đô thị tại khu vực Nội đô lịch sử, các chuỗi đô thị Bắc sông Hồng, phía Đồng đường Vành đai 4 và các khu đô thị vệ tinh được hình thành cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh sẽ dần hút dân số khu vực nội đô lịch sử và nội đô mở rộng chuyển ra ngoại thành, khi đó quyết tâm kiểm soát quy mô dân số tại các khu vực theo đúng Quy hoạch phân khu đô thị được duyệt. Đồng thời bổ sung, hoàn thiện đầy đủ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và hạn chế phát triển nhà cao tầng tại khu vực này…
Theo ông Nguyễn Đức Hùng, việc triển khai lập 6 quy hoạch phân khu được thực hiện bài bản, cẩn trọng, tuân thủ hoàn toàn theo Quy hoạch chung, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Đồng thời đồ án dã tổ chức lấy ý kiến chính quyền địa phươmg và cộng đồng dân cư liên quan; tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, lịch sử…