TẢI Bản đồ Quận Ô Môn, TP Cần Thơ khổ lớn phóng to 2023

LINK TẢI FILE Bản đồ hành chính Quận Ô Môn khổ lớn (60M)

Bản đồ Quận Ô Môn hay bản đồ hành chính các phường tại Quận Ô Môn, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Quận Ô Môn tại Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Bản đồ hành chính các phường tại Quận Ô Môn hiện nay
Bản đồ hành chính các phường tại Quận Ô Môn hiện nay

Giới thiệu vị trí địa lý Quận Ô Môn

Năm 2004, Quận Ô Môn được thành lập, nằm ở phía Bắc của Thành phố Cần Thơ, toạ lạc nằm liền kề khu trung tâm truyền thống (Ninh Kiều-Bình Thủy), có diện tích đất tự nhiên 125,40 km², chia làm 7 phường, gồm: Châu Văn Liêm, Long Hưng, Phước Thới, Thới An, Thới Hoà, Thới Long, Trường Lạc.

Hiện nay, Ô Môn là quận có quy mô công nghiệp lớn thứ 2 thành phố sau quận Bình Thủy. Có vị trí quan trọng, chiến lược trong phát triển kinh tế, một số tuyến đường chính như: 

  • Quốc lộ 91 (đi qua các phường Phước Thới, Châu Văn Liêm, Thới Hòa và Long Hưng)
  • Quốc lộ 91B (đi qua phường Phước Thới)
  • Tỉnh lộ 923 (đi qua các phường Trường Lạc và Phước Thới)
  • Trần Kiết Tường (tỉnh lộ 920B đi qua các phường Thới Hòa và Thới An)
  • Đặng Thanh Sử (đường vào Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn)
  • Trương Văn Diễn (tỉnh lộ 920C đi qua phường Phước Thới)
  • Thái Thị Hạnh (lộ Bằng Tăng cũ đi qua các phường Long Hưng và Thới Long)
  • Tỉnh lộ 922 (đi qua phường Châu Văn Liêm)

Tiếp giáp địa lý: Quận Ô Môn nằm ở Phía Bắc của thành phố Cần Thơ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Bình Thủy huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
  • Phía tây giáp các huyện Thới Lai và Cờ Đỏ
  • Phía nam giáp huyện Phong Điền
  • Phía bắc giáp quận Thốt Nốt và huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Ô Môn là 125,40 km², dân số năm 2019 khoảng 128.677 người. Mật độ dân số đạt 1.026 người/km².

Bản đồ hành chính Quận Ô Môn mới nhất

Bản đồ hành chính quận Ô Môn khổ lớn năm 2022
Bản đồ hành chính quận Ô Môn khổ lớn năm 2023

Thông tin quy hoạch Quận Ô Môn mới nhất

Định hướng quy hoạch

UBND Thành phố Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 260/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 quận Ô Môn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính của quận Ô Môn, diện tích khoảng 13.193,43 ha.

Tính chất khu vực lập quy hoạch

Là đô thị gắn kết với khu đô thị trung tâm của TP Cần Thơ; trung tâm công nghiệp chuyên ngành, công nghệ cao, công nghiệp điện năng cấp vùng.

Đồng thời, đây là khu đô thị mới của TP Cần Thơ về lâu dài; là đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt, đường thủy - cảng tổng hợp cấp vùng, trung tâm giao dịch quốc tế, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, giáo dục-đào tạo cấp quốc gia và quốc tế, trung tâm tài chính, thương mại- dịch vụ cấp quốc gia và cấp thành phố.

Không gian đô thị phát triển dọc trục giao thông chính đô thị (quốc lộ 91 và đường nối quốc lộ 91 với quốc lộ Nam sông Hậu); không gian cảnh quan bao gồm tuyến công viên sinh thái có khu vực bán ngập nước, các hồ nước, công viên ven sông Hậu, vùng công nghiệp công nghệ cao được bố trí bao quanh và đan xen phần phát triển đô thị.

Định hướng Quận Ô Môn sẽ là đô thị văn minh, xanh, sạch, đẹp, hiện đại, mang tính đặc trưng của một đô thị công nghiệp…

Theo nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt này, dự kiến dân số quận Ô Môn đến năm 2020 khoảng 180.000 người, đến năm 2030 khoảng 220.000 người. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật: đất xây dựng đô thị từ 150 đến 200 m2/người, đất dân dụng đô thị từ 80-90 m2/người…

UBND Thành phố Cần Thơ yêu cầu ngành chức năng thành phố lựa chọn tổ chức tư vấn lập đồ án quy hoạch theo hình thức đấu thầu rộng rãi.

Thời gian lập đồ án quy hoạch 8 tháng, kể từ khi lựa chọn được nhà thầu đến lúc được phê duyệt. Cơ quan thẩm định đồ án quy hoạch là Sở Xây dựng thành phố.

Vị trí Quận Ô Môn ở trên Bản đồ Thành phố Cần Thơ

Thông tin cơ bản Quận Ô Môn tại Thành phố Cần Thơ

Ban đầu, địa danh Ô Môn chỉ là tên một làng thuộc tổng Thới Bảo, tỉnh Cần Thơ. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Ô Môn do lấy theo tên gọi làng Ô Môn vốn là nơi đặt quận lỵ.

Thời phong kiến

Sau khi chiếm hết được các tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra.

Vào đầu triều Nguyễn, huyện Ô Môn được lập riêng cho người Khmer ở vùng đất dọc theo sông Hậu Giang. Năm 1813, huyện Ô Môn đổi tên thành huyện Vĩnh Định. Năm 1832, tỉnh An Giang được thành lập. Năm 1836, vùng đất quận Ô Môn, huyện Thới Lai và một phần các huyện Cờ Đỏ, Phong Điền ngày nay thuộc tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Tổng Định Thới khi đó gồm 6 thôn: Bình Thủy, Phú Long, Tân Lộc Đông, Thới An, Thới An Đông, Thới Hưng.

Năm 1839, nhà Nguyễn lập mới huyện Phong Phú và đặt huyện này thuộc phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Huyện Phong Phú từng là đất huyện Vĩnh Định và đất thổ huyện Ô Môn của Cao Miên, lỵ sở huyện đặt tại vùng đất ven sông Cần Thơ (còn gọi là Cầm Thi Giang).

Lúc này, vùng đất Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ, Phong Điền ngày nay thuộc tổng Định Thới, huyện Phong Phú, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang.

Thời Pháp thuộc

Sau khi chiếm hết được các tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Tổng Định Thới lúc này lần lượt thuộc hạt Sa Đéc, hạt Trà Ôn và sau cùng là hạt Cần Thơ.

Từ năm 1876, các thôn đổi thành làng, hạt thanh tra Cần Thơ đổi thành hạt tham biện Cần Thơ thuộc khu vực hành chánh Bassac (Hậu Giang) do thực dân Pháp đặt ra. Cũng về sau, tổng Định Thới được tách ra để thành lập mới tổng Thới Bảo.

Ngày 1 tháng 1 năm 1900, tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương điều thống nhất gọi là "tỉnh", trong đó có tỉnh Cần Thơ. Các tổng Định Thới và Thới Bảo ban đầu trực thuộc tỉnh Cần Thơ.

Năm 1918, thực dân Pháp thành lập quận Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ, với quận lỵ ban đầu đặt tại làng Ô Môn. Sau này, làng Ô Môn bị giải thể, sáp nhập vào làng Thới Thạnh nên quận lỵ Ô Môn về sau thuộc địa bàn làng Thới Thạnh.

Ban đầu, quận Ô Môn gồm 2 tổng với 18 làng trực thuộc như sau (theo thống kê năm 1917):

  • Tổng Định Thới gồm 10 làng: Bình Phước, Bình Xuân, Long Tuyền, Phú Luông, Tân Thới, Thới An, Thới An Đông, Thới Giai, Thới Hanh, Thới Hưng
  • Tổng Thới Bảo gồm 8 làng: Định Môn, Ô Môn, Thới Lai, Thới Thạnh, Thới Thạnh Hạ, Trường Lạc, Trường Long, Trường Thành

Sau này, thực dân Pháp tiến hành hợp nhất một số làng lại và lấy tên gọi mới cho các làng, bên cạnh đó cũng giải thể và sáp nhập một số làng vào các làng khác lân cận như: Phước Thới (hợp nhất Bình Phước và Thới Hanh), Giai Xuân (hợp nhất Thới Giai và Bình Xuân), Thới Long (hợp nhất Thới Hưng và Phú Luông), Thới Thạnh (hợp nhất Thới Thạnh, Thới Thạnh Hạ và Ô Môn).

Cũng về sau, các làng Long Tuyền, Giai Xuân và Trường Long được giao về cho tổng Định An thuộc quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ quản lý.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Huyện Ô Môn khi đó vẫn thuộc tỉnh Cần Thơ.

Năm 1947, chính quyền Việt Minh chia huyện Ô Môn thành 2 huyện là Ô Môn A và Ô Môn B cùng thuộc tỉnh Cần Thơ, đến năm 1954 thì hợp nhất lại thành một huyện Ô Môn như trước.

Giai đoạn 1956 - 1976

Việt Nam Cộng hòa

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Ban đầu, Ô Môn vẫn là tên quận thuộc tỉnh Phong Dinh.

Đến ngày 16 tháng 10 năm 1958, quận Ô Môn đổi tên thành quận Phong Phú. Thời Việt Nam Cộng hòa, xã Trường Lạc cũng bị đổi tên thành xã Bình An; đồng thời tách đất xã Thới Long để lập mới xã Ngôn Thiện.

Ngày 2 tháng 7 năm 1962, một phần đất quận Phong Phú được tách ra để thành lập thêm quận Khắc Trung, quận lỵ đặt tại Cờ Đỏ.

Đến ngày 20 tháng 4 năm 1964, quận Khắc Trung lại đổi tên thành quận Thuận Trung. Quận Thuận Trung lúc này cũng nhận thêm xã Thạnh Phú từ quận Thốt Nốt của tỉnh An Giang giao cho. Phân chia hành chánh các quận Phong Phú và Thuận Trung thuộc tỉnh Phong Dinh năm 1964:

Quận Phong Phú gồm 2 tổng, 9 xã:

  • Tổng Thới Bảo gồm 4 xã: Bình An, Định Môn, Thới Thạnh, Trường Thành;
  • Tổng Định Thới gồm 5 xã: Phước Thới, Tân Thới, Thới An, Thới An Đông, Thới Long;
  • Quận Thuận Trung gồm 1 tổng là Phong Thuần với 4 xã: Ngôn Thiện, Thạnh Phú, Thới Đông, Thới Lai;

Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Ngày 26 tháng 5 năm 1966, lại tách đất các xã Tân Thới và Trường Thành của quận Phong Phú để lập mới xã Cầu Nhiếm và giao xã này cho quận Phong Điền cùng tỉnh mới được thành lập.

Cho đến trước năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa phân chia hành chánh các quận Phong Phú và Thuận Trung thuộc tỉnh Phong Dinh như sau:

  • Quận Phong Phú gồm 9 xã: Bình An, Định Môn, Thới Thạnh, Trường Thành, Phước Thới, Tân Thới, Thới An, Thới An Đông, Thới Long. Quận lỵ đặt tại xã Thới Thạnh (ngày nay thuộc khu vực phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn).
  • Quận Thuận Trung gồm 4 xã: Thới Lai, Thới Đông, Thạnh Phú, Ngôn Thiện. Quận lỵ đặt tại xã Thới Đông (ngày nay thuộc khu vực thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ).

Chính quyền Cách mạng

Sau năm 1956, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam vẫn duy trì tên gọi huyện Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ cho đến năm 1975.

Huyện Ô Môn ban đầu vẫn giữ lại các xã Thới An Đông và Trường Long, đồng thời vẫn duy trì tên gọi xã Trường Lạc như cũ. Về sau, các xã Thới An Đông và Trường Long cũng được giao về cho huyện Châu Thành cùng thuộc tỉnh Cần Thơ quản lý. Bên cạnh đó, tên gọi các xã mới như Ngôn Thiện, Cầu Nhiếm cũng không được phía chính quyền Cách mạng công nhận và sử dụng.

Năm 1965, Tỉnh ủy Cần Thơ quyết định tách xã Trường Thành thuộc huyện Ô Môn ra hai xã là xã Trường Thành và xã Trường Long, đồng thời giao xã Trường Long về cho huyện Châu Thành quản lý.

Từ năm 1966, xã Trường Long thuộc huyện Châu Thành A. Đến năm 1973, tiếp tục tách xã Trường Long thành hai xã: Trường Long và Trường Long Tây. Trong đó, địa bàn xã Trường Long Tây thuộc huyện Châu Thành A trùng với địa bàn xã Lệ Tâm thuộc quận Thuận Nhơn, tỉnh Phong Dinh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Tháng 8 năm 1972, Thường vụ Khu ủy Khu 9 của phía chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quyết định tách 6 xã vùng ven thị xã Cần Thơ vốn thuộc huyện Ô Môn và huyện Châu Thành trước đó để sáp nhập vào địa bàn thành phố Cần Thơ trực thuộc Khu 9.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Cần Thơ ban đầu vẫn đặt huyện Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ cho đến đầu năm 1976. Huyện lỵ là thị trấn Ô Môn, được thành lập do tách đất từ xã Thới Thạnh.

Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Đồng thời, chính quyền Cách mạng cũng điều chỉnh hành chánh một số xã của chính quyền Việt Nam Cộng hòa như sau:

  • Giải thể xã Ngôn Thiện, sáp nhập địa bàn vào xã Thới Long thuộc huyện Ô Môn;
  • Bàn giao xã Thạnh Phú về cho huyện Thốt Nốt quản lý trở lại như trước;
  • Giải thể xã Cầu Nhiếm, sáp nhập địa bàn vào hai xã Tân Thới và Trường Thành như cũ.

Giai đoạn 1976 - 2003

Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang.

Lúc này, Ô Môn trở thành huyện của tỉnh Hậu Giang. Huyện Ô Môn ban đầu gồm có thị trấn Ô Môn và 11 xã: Định Môn, Phước Thới, Tân Thới, Thới An, Thới Đông, Thới Lai, Thới Long, Thới Thạnh, Trường Lạc, Trường Thành, Trường Xuân.

Ngày 28 tháng 3 năm 1983, Hội động Bộ trưởng ban hành Quyết định số 21-HĐBTvề việc phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Hậu Giang:

  • Thành lập xã Đông Hiệp gồm ấp Thới Hiệp của xã Thới Đông và một phần của ấp Thới Hữu thuộc xã Thới Lai cùng huyện đưa sang.
  • Chia xã Thới Đông thành bốn xã lấy tên là xã Thới Đông, xã Thới Xuân, xã Đông Bình và xã Đông Thuận.
  • Chia xã Trường Xuân thành hai xã lấy tên là xã Trường Xuân và xã Xuân Bình.

Ngày 16 tháng 09 năm 1989, huyện Ô Môn gồm thị trấn Ô Môn và 16 xã. Ngày 21 tháng 12 năm 1991, các xã Đông Hiệp, Thới Xuân, Đông Bình, Xuân Bình cùng thuộc huyện Ô Môn bị giải thể.

Từ đó, huyện Ô Môn còn lại thị trấn Ô Môn và 12 xã: Định Môn, Đông Thuận, Phước Thới, Tân Thới, Thới An, Thới Đông, Thới Lai, Thới Long, Thới Thạnh, Trường Lạc, Trường Thành, Trường Xuân.

Ngày 26 tháng 12 tháng 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Ô Môn lúc này thuộc tỉnh Cần Thơ.

Ngày 21 tháng 04 năm 1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 21/1998/NĐ-CP, về việc về thành lập thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Bình, Đông Hiệp thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Cụ thể như sau:

Thành lập thị trấn Cờ Đỏ trên cơ sở điều chỉnh 438 ha diện tích tự nhiên và 7.914 nhân khẩu của xã Thới Đông; 320 ha diện tích tự nhiên và 1.894 nhân khẩu của xã Thạnh Phú (thuộc huyện Thốt Nốt).

Thành lập xã Đông Bình trên cơ sở điều chỉnh 2.770,56 ha diện tích tự nhiên và 6.720 nhân khẩu của xã Đông Thuận.

Thành lập xã Đông Hiệp trên cơ sở điều chỉnh 1.754 ha diện tích tự nhiên và 5.222 nhân khẩu của xã Thới Đông; 680 ha diện tích tự nhiên và 1.337 nhân khẩu của xã Thới Long; 914,9 ha diện tích tự nhiên và 3.054 nhân khẩu của xã Thới Lai.

Ngày 4 tháng 8 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 28/2000/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ; theo đó, thành lập thị trấn Thới Lai trên cơ sở 946,51 ha diện tích tự nhiên và 10.183 nhân khẩu của xã Thới Lai.

Ngày 19 tháng 4 năm 2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 47/2002/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Ô Môn, Phụng Hiệp và Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ; theo đó, thành lập xã Trường Xuân A trên cơ sở 3.679,07 ha diện tích tự nhiên và 13.094 nhân khẩu của xã Trường Xuân.

Ngày 12 tháng 5 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 48/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Châu Thành A, Ô Môn, Phụng Hiệp và thị xã Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ; theo đó, thành lập xã Xuân Thắng trên cơ sở 1.207,7 ha diện tích tự nhiên và 7.645 nhân khẩu của xã Thới Lai.

Cuối năm 2003, huyện Ô Môn có 3 thị trấn: Ô Môn, Cờ Đỏ, Thới Lai và 16 xã: Định Môn, Đông Bình, Đông Hiệp, Đông Thuận, Phước Thới, Tân Thới, Thới An, Thới Đông, Thới Lai, Thới Long, Thới Thạnh, Trường Lạc, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Xuân Thắng.

Từ năm 2004 đến nay

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Huyện Ô Môn và sau đó là quận Ô Môn thuộc thành phố Cần Thơ.

Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.

Theo đó, thành lập quận Ô Môn trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của thị trấn Ô Môn và các xã Thới An, Phước Thới, Trường Lạc, 3.585,49 ha diện tích tự nhiên và 35.376 người của xã Thới Long thuộc huyện Ô Môn trước đó. Lần lượt thành lập các phường của quận Ô Môn như sau:

  • Thành lập phường Châu Văn Liêm trên cơ sở toàn bộ 1.658,42 ha diện tích tự nhiên và 30.485 nhân khẩu của thị trấn Ô Môn.
  • Thành lập phường Thới An trên cơ sở toàn bộ 2.430,62 ha diện tích tự nhiên và 26.474 nhân khẩu của xã Thới An.
  • Thành lập phường Phước Thới trên cơ sở toàn bộ 2.682,57 ha diện tích tự nhiên và 20.193 nhân khẩu của xã Phước Thới.
  • Thành lập phường Trường Lạc trên cơ sở toàn bộ 2.200,16 ha diện tích tự nhiên và 15.803 nhân khẩu của xã Trường Lạc.
  • Thành lập phường Thới Long trên cơ sở 3.585,49 ha diện tích tự nhiên và 35.376 nhân khẩu của xã Thới Long.
  • Quận Ô Môn sau khi được thành lập có 12.557,26 ha diện tích tự nhiên và 128.331 nhân khẩu; có 5 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Châu Văn Liêm, Thới An, Phước Thới, Trường Lạc, Thới Long.

Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập phường Thới Hoà thuộc quận Ô Môn trên cơ sở điều chỉnh 702,84 ha diện tích tự nhiên và 7.766 người của phường Châu Văn Liêm.

Sau khi điều chỉnh, quận Ô Môn có 12.557,26 ha diện tích tự nhiên và 127.889 người, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Châu Văn Liêm, Thới Hoà, Phước Thới, Trường Lạc, Thới An và Thới Long.

Ngày 06 tháng 11 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 162/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập xã, phường thuộc quận Bình Thuỷ, quận Ô Môn, huyện Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập phường Long Hưng thuộc quận Ô Môn trên cơ sở điều chỉnh 1.713,91 ha diện tích tự nhiên và 14.029 người của phường Thới Long.

Sau khi điều chỉnh, quận Ô Môn có 12.540,86 ha diện tích tự nhiên và 131.124 người, có 7 đơn vị hành chính phường trực thuộc, bao gồm các phường: Thới Long, Long Hưng, Thới Hoà, Thới An, Châu Văn Liêm, Phước Thới, Trường Lạc.

Saigon Uniform