TẢI Bản đồ thành phố Buôn Ma Thuột khổ lớn phóng to 2023

LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ thành phố Buôn Ma Thuột khổ lớn (42M)

Bản đồ thành phố Buôn Ma Thuột hay bản đồ hành chính các phường, xã tại TP Buôn Ma Thuột, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của Buôn Ma Thuột nhanh chóng. 

Chúng tôi BanDoVietNam.com.vn tổng hợp thông tin bản đồ quy hoạch Thành phố Buôn Ma Thuột từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2023.

Vị trí địa lý và đơn vị hành chính TP Buôn Ma Thuột

+ Vị trí: nằm ở khu vực trung tâm của Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft), bao quanh TP Buôn Ma Thuột là Phía Đông giáp huyện Krông Pắc, Đông Nam giáp huyện Cư Kuin; Phía Tây giáp huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; phía Nam giáp huyện Krông Ana; phía Bắc giáp các huyện Cư M'gar và Buôn Đôn. 

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất là 377,18 km² (thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên và là đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam), dân số khoảng 375.590 người (năm 2019). Trong đó, ở Thành thị có 245.951; ở Nông thôn có 129.639.

+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2023, Buôn Ma Thuột là thành phố có 21 đơn vị hành chính gồm

  • 13 phường: Ea Tam, Khánh Xuân, Tân An, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thành Nhất, Thống Nhất, Tự An
  • 8 xã: Cư Êbur, Ea Kao, Ea Tu, Hòa Khánh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hòa Thuận, Hòa Xuân..

Bản đồ hành chính thành phố Buôn Ma Thuột khổ lớn

Bản đồ hành chính TP Buôn Ma Thuột
Bản đồ hành chính TP Buôn Ma Thuột
1.Cư Êbur 2.Tân Lợi 3.Tân An 4.Ea Tu 5.Hòa Thuận 6.Thành Nhất 7.Thành Công 8.Thắng Lợi 9.Thống Nhất 10.Tân Tiến 11.Tân Thành 12.Tự An 13.Tân Lập 14.Tân Hòa 15.Khánh Xuân 16.Ea Tam 17.Hòa Thắng 18.Hòa Xuân 19.Hòa Phú 20.Hòa Khánh 21.Ea Kao
Ghi chú: 1.Cư Êbur 2.Tân Lợi 3.Tân An 4.Ea Tu 5.Hòa Thuận 6.Thành Nhất 7.Thành Công 8.Thắng Lợi 9.Thống Nhất 10.Tân Tiến 11.Tân Thành 12.Tự An 13.Tân Lập 14.Tân Hòa 15.Khánh Xuân 16.Ea Tam 17.Hòa Thắng 18.Hòa Xuân 19.Hòa Phú 20.Hòa Khánh 21.Ea Kao

Hệ thống giao thông tại Thành phố Buôn Ma Thuột

Đầu mối giao thông quốc gia quan trọng

Với vị trí đặc biệt, giao thông đối ngoại gắn kết Buôn Ma Thuột với các vùng phụ cận gồm có giao thông đường bộ và đường hàng không.

Giao thông đường bộ:

+ Gắn kết về phía Bắc thông qua quốc lộ 14 nối 2 tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai và Kon Tum. Nối kết tiếp lên phía Bắc và vào hệ thống tuyến ngang ra các tỉnh duyên hải miền Trung.

+ Gắn kết về phía Đông thông qua quốc lộ 26 nối tới Nha Trang - Khánh Hòa, đây là trung tâm du lịch biển quốc gia và là đầu mối giao thông biển quốc tế với cảng nước sâu khu kinh tế Vân Phong, được xem là 1 cửa ngõ biển quan trọng của Tây Nguyên.

+ Gắn kết về phía Đông Bắc thông qua quốc lộ 29 nối tới Phú Yên.

+ Gắn kết về phía Đông Nam thông qua quốc lộ 27 tới Đà Lạt – Lâm Đồng, đây là đô thị du lịch Tây nguyên điển hình, là đô thị đối trọng hỗ trợ cho Buôn Ma Thuột phát triển.

+ Gắn kết về phía Nam thông qua đoạn cuối quốc lộ 14 tới Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, đô thị trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế sôi động nhất của cả nước.

Giao thông đường hàng không: Sân bay Buôn Ma Thuột là 1 trong 3 sân bay của toàn vùng Tây Nguyên. Hiện là sân bay quân sự cấp 1 và sân bay dân sự quốc gia cấp 4C, được nâng cấp có khả năng đáp ứng 1 triệu khách/năm. Vị trí của sân bay nằm trên tuyến hàng không quan trọng nhất quốc gia nối giữa Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, vị trí của sân bay thuận lợi gắn kết về đường hàng không với các trung tâm du lịch lớn của quốc gia như Đà Nẵng, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Nam và ngược lại.

Saigon Uniform