LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ Hành chính TP Châu Đốc tại tỉnh An Giang khổ lớn (32M)
Bản đồ Châu Đức, tỉnh An Giang hay bản đồ hành chính các xã tại Thành Phố Châu Đốc, giúp bạn du lịch và tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình và tìm kiếm khách sạn, chùa châu đốc, núi châu đốc...
Dưới đây, BanDoVietNam.com.vn tổng hợp thông tin du lịch Châu Đốc từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2023.
Vị trí địa lý và đơn vị hành chính TP Châu Đốc
+ Vị trí: nằm trên bờ sông Hậu, nằm ở sát biên giới Việt Nam với Campuchia, bao quanh Thành Phố Châu Đốc là Phía bắc giáp huyện An Phú và biên giới với Campuchia; Phía đông giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu; Phía nam giáp huyện Châu Phú; Phía tây giáp Campuchia; Phía tây nam giáp huyện Tịnh Biên.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất là 105,29 km², dân số khoảng 101.765 người (Năm 2019). Trong đó, ở Thành thị có 90.495 người (89%); ở Nông thôn có 11.270 người (11%).
+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2023, Thành phố hiện đang là đô thị loại II, có 7 đơn vị hành chính gồm 5 phường: Châu Phú A, Châu Phú B, Núi Sam, Vĩnh Mỹ, Vĩnh Nguơn và 2 xã: Vĩnh Châu, Vĩnh Tế..
Bản đồ TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) khổ lớn
Là thành phố biên cương, đặc thù của Châu Đốc là trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Châu Đốc có khu danh thắng Núi Sam với nhiều di tích văn hoá được xếp hạng cấp Quốc gia, trong đó có Miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng cả nước.
Châu Đốc có chiều dài lịch sử gắn liền với những sự kiện trong công cuộc gìn giữ đất nước nhất là sự kiện Thoại Ngọc Hầu huy động sức dân đào kênh Vĩnh Tế, vừa phục vụ công tác thuỷ lợi, vừa có ý nghĩa về mặt quân sự và phát triển du lịch…
Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi Châu Đốc
Nguồn gốc của tên gọi Châu Đốc cho đến ngày nay vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người cho rằng tên gọi này chỉ là cách nói trại ra từ một tiếng Cam Bốt là Meàth Chruk, có nghĩa là mõm heo, là tên gọi trước đây của cù lao được hình thành bởi Sông Tiền và Sông Hậu, sông Naréa và Sông Vàm Nao. Người Khmer cũng gọi cù lao này là SlaKét (cây cau dại). Một vài người lại nghĩ rằng theo những ký tự dùng để viết chữ Châu Đốc, thì nguồn gốc thực sự có thể là (Châu), có nghĩa là tỉnh và (Đốc), có nghĩa là bất diệt,...
Hiện nay, thành phố Châu Đốc không phải là tỉnh lỵ của tỉnh An Giang, mà tỉnh lỵ là thành phố Long Xuyên. Tuy nhiên, Châu Đốc lại từng là tỉnh lỵ của tỉnh Châu Đốc cũ vào thời Pháp thuộc trước năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, Châu Đốc lại là lỵ sở của toàn bộ tỉnh An Giang vào thời nhà Nguyễn độc lập. Địa bàn tỉnh An Giang khi đó bao gồm tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, một phần các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang và Bạc Liêu ngày nay.
Bên trên là bài viết "Bản đồ Thành Phố Châu Đốc của đội ngũ Bandovietnam.com.vn tổng hợp. Để biết thêm thông tin bản đồ khác của chúng tôi, bạn có thể tham khảo thêm thông tin bên dưới.