TẢI Bản đồ hành chính Thành phố Long Xuyên, An Giang khổ lớn 2023

LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ Hành chính Thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang khổ lớn (32M)

Bản đồ Thành phố Long Xuyên hay bản đồ hành chính các phường tại TP Long Xuyên, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Thành phố Long Xuyên tại tỉnh An Giang Phòng đến năm 2035, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý Thành phố Long Xuyên tại tỉnh Đồng Nai

Năm 1/3/1999, Thành phố Biên Hòa được thành lập (Hiện đô thị Loại I, công nhận năm 2020), nằm bên bờ sông Hậu với diện tích đất tự nhiên 115,36 km², chia làm 13 đơn vị hành chính, gồm 11 phường: Bình Đức, Bình Khánh, Đông Xuyên, Mỹ Bình, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Xuyên và 2 xã: Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh.

Tiếp giáp địa lý: Thành phố Long Xuyên là thành phố loại 1 của tỉnh An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ khoảng 60 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp qua một đoạn nhỏ sông Hậu và huyện Chợ Mới
  • Phía tây giáp huyện Thoại Sơn
  • Phía nam giáp quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
  • Phía bắc giáp huyện Châu Thành.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Long Xuyên là 115,36 km², dân năm 2019 số khoảng 272.365 người. Mật độ dân số đạt 2.361 người/km².

Bản đồ hành chính Thành phố Long Xuyên mới nhất

Thông tin quy hoạch Thành phố Long Xuyên mới nhất

Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên đến 2035

Theo Quyết định số 2575/QĐ-UBND, ngày 24/10/2019, phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đến năm 2035.

Mục tiêu của Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung này là phát triển thành phố Long Xuyên là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, dịch vụ của tỉnh An Giang và trở thành đô thị công nghiệp, khoa học công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đến năm 2035, với toàn bộ địa giới hành chính thành phố Long Xuyên bao gồm 11 phường và 2 xã với quy mô diện tích tự nhiên là 11.536,44 ha.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm định hướng phát triển thành phố Long Xuyên trở thành đô thị phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và khoa học công nghệ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; hướng tới chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Theo quy hoạch, thành phố Long Xuyên giữ vai trò là đô thị hạt nhân của tỉnh, là động lực phát triển kinh tế, xã hội trong vùng tỉnh An Giang, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2035 với nền kinh tế đa dạng bền vững, là trung tâm hành chính - chính trị, văn hóa, dịch vụ của tỉnh An Giang, có sức hấp dẫn lớn về môi trường đầu tư, có tính cạnh tranh cao trên một số lĩnh vực thương mại, dịch vụ; phát triển bền vững, hài hòa với môi trường; hoàn thiện và nâng cao chất lượng và thẩm mỹ kiến trúc cảnh quan đô thị, hướng tới đô thị xanh, sạch, đẹp hài hòa cảnh quan thiên nhiên...

Quy hoạch thành phố Long Xuyên trở thành đô thị nước thông minh, gắn bó chặt chẽ với nước, bảo tồn bản sắc đặc trưng của đô thị nước, chung sống với nước và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hướng tới đạt chất lượng theo tiêu chí đô thị loại I; tạo cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch và hình thành các chương trình, dự án đầu tư xây dựng.

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên đến năm 2035, phát triển thành phố Long Xuyên là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, dịch vụ của tỉnh An Giang. Đồng thời, là trung tâm tăng trưởng kinh tế, trung tâm thương mại dịch vụ của tiểu vùng giữa đồng bằng tại khu vực phía Nam sông Hậu; là trung tâm chuyển giao công nghệ về nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là lúa gạo và thủy sản nước ngọt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên đến năm 2035 xác định:

  • Thành phố Long Xuyên có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đối với tỉnh An Giang và vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
  • Là đầu mối giao thương quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh.


Theo đồ án, hướng phát triển cho thành phố Long Xuyên theo cấu trúc “Đa trung tâm mở” với 2 trục phát triển động lực và 4 trung tâm phát triển chính.

Hai trục động lực phát triển là trục kinh tế dọc phát triển theo hướng Bắc Nam với sự kết hợp liên hoàn của hệ thống giao thông Quốc lộ 91, tuyến đường tránh Quốc lộ 91, tuyến vành đai trong, vành đai ngoài đô thị và tuyến sông Hậu.

Trục kinh tế ngang theo hướng Đông Tây với trục chủ đạo là sông Long Xuyên và trục gắn kết từ khu vực Trung tâm lịch sử hiện hữu sang phía Tây với Khu đô thị y tế, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ mới. Bốn trung tâm phát triển chính của thành phố Long Xuyên gồm:

Trung tâm lịch sử hiện hữu; đô thị công nghiệp, logistic “xanh” phía Nam; đô thị y tế, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ phía Tây gắn với đầu mối trung chuyển đa phương thức; và đô thị du lịch sinh thái và trải nghiệm nông nghiệp (Mỹ Hòa Hưng) gắn với đặc điểm của đô thị nước ứng phó biến đổi khí hậu.

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2035, thành phố Long Xuyên được quy hoạch khu vực sản xuất công nghiệp gồm:

  • Khu công nghiệp Vàm Cống quy mô khoảng 150 ha, bố trí phía ngoài tuyến đường vành đai trong, gắn kết với tuyến tránh Quốc lộ 91;  
  • Cụm công nghiệp Bình Đức quy mô khoảng 25 ha; di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp đan xen trong khu vực phát triển đô thị (các cơ sở mặt tiền sông Hậu) vào khu công nghiệp Vàm Cống để chuyển đổi thành các khu vực phát triển đô thị hỗn hợp dịch vụ mới.

Bên cạnh đó, thành phố Long Xuyên cũng được quy hoạch khu vực trung chuyển hàng hóa với tổng diện tích khoảng 45 ha tại vị trí thuận lợi cho việc quá cảnh hàng hóa và tiếp cận kinh doanh để khai thác lợi thế của hai tuyến hành lang quan trọng là tuyến tránh Quốc lộ 91 và tuyến đường nối cảng….

Hiện UBND tỉnh An Giang giao Sở Xây dựng tỉnh phối hợp UBND thành phố Long Xuyên công bố đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đến năm 2035 để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành triển khai đồ án theo đúng quy hoạch và pháp luật….

Thông tin Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Vàm Cống

Theo Quyết định số 1453/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Vàm Cống, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Vàm Cống, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang làm chủ đầu tư.

Vị trí khu vực lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Vàm Cống, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên nằm ở phía Đông Nam thành phố Long Xuyên. Phía Đông Bắc giáp đường vành đai trong thành phố Long Xuyên; Phía Tây Bắc giáp đất nông nghiệp và Khu đô thị Vàm Cống; Phía Tây Nam giáp đất quy hoạch khu công nghiệp; Phía Đông Nam giáp rạch Mương Thơm.

Tổng diện tích đất quy hoạch Khu công nghiệp Vàm Cống: 199,2ha; bao gồm: Đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng có tổng diện tích 102,03ha, chiếm tỷ lệ 52,78% diện tích Khu công nghiệp, gồm đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp diện tích 72,04ha, chiếm tỷ lệ 37,27% diện tích Khu công nghiệp. Gồm 8 khu, ký hiệu A, B, C, D, E, F, G, H; phân chia thành 50 lô đất có diện tích từ 1ha ~ 4ha. Đất xây dựng kho bãi Logistics, diện tích, 29,99ha, chiếm tỷ lệ 15,51% diện tích Khu công nghiệp. Gồm 5 khu, ký hiệu L1, L2, L3, L4, L5; phân chia thành 15 lô đất có diện tích từ 1ha ~ 4ha. Các nhóm nhà máy công nghiệp, kho tàng có thể linh hoạt trong việc phân chia hoặc ghép lại phù hợp với yêu cầu của từng loại hình nhà máy về quy mô, công nghệ của các ngành Công nghiệp.

Đất xây dựng trung tâm điều hành và các công trình dịch vụ có tổng diện tích 15,4 ha, chiếm tỷ lệ 7,97% diện tích Khu công nghiệp. Trong đó xây dựng: Khu nhà văn phòng quản lý điều hành khu công nghiệp, ký hiệu HC; Khu Trung tâm hội chợ triển lãm, tổ chức sự kiện và công trình điểm nhấn, ký hiệu TTTL; Khu khách sạn phục vu nhu cầu khách đến làm việc tại khu công nghiệp cũng như thành phố Long Xuyên, ký hiệu KS; Khu thiết chế công đoàn (bao gồm các công trình văn hóa, thể thao, dịch vụ phục vụ công nhân, kết hợp văn phòng Ban quản lý Khu kinh tế), ký hiệu TCCĐ; Khu nhà ở chuyên gia và nhà ở công nhân, ký hiệu NOCN.

Đất xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, diện tích 3,88ha, chiếm tỷ lệ 2,01% diện tích Khu công nghiệp, bao gồm: Trạm cấp điện (TĐ), trạm cấp nước (TN), Trạm bơm tăng áp, khu xử lý nước thải (XLNT), thu gom xử lý chất thải rắn (CTR).

Đất giao thông tổng diện tích 28,03ha, chiếm tỷ lệ 14,50% diện tích Khu công nghiệp, bao gồm các tuyến đường nội bộ và bãi xe khu công nghiệp. Trong đó, đất đường giao thông diện tích 26,39ha, chiếm tỷ lệ 13,65%; Đất bãi đỗ xe (BX) diện tích 1,64ha, chiếm tỷ lệ 0,85%.

Đất cây xanh tổng diện tích 39,45ha, chiếm tỷ lệ 20,41% diện tích Khu công nghiệp, bao gồm cây xanh cảnh quan trong khu công nghiệp ; cây xanh cách ly khu công nghiệp; cây xanh cách ly khu quân sự, và mương nước. Trong đó, khu công viên cây xanh cảnh quan được bố trí tại lõi trung tâm Khu công nghiệp, tận dụng các kênh mương hiện trạng làm cảnh quan và điều hòa vi khí hậu cho khu vực quy hoạch.

Định hướng cảnh quan được tạo dựng bởi nhiều dãy cây xanh dọc trên các tuyến đường chính, hai bên bờ rạch Cái Dung và các khu cây xanh tập trung trong khu công nghiệp, gồm: Cảnh quan trục không gian tuyến đường tránh thành phố Long Xuyên; Cảnh quan các trục đường ngang hướng Đông Bắc – Tây Nam là hai trục đường song song kết nối từ hướng cảng sông Hậu qua đường Trần Hưng Đạo, đường Vành đai trong và đường tránh thành phố Long Xuyên. Cảnh quan các trục đường dọc phân lô hướng Tây Bắc – Đông Nam là các trục đường giữa các lô nhà máy có hướng song song với các đường Vành đai. Tổ chức cảnh quan theo các tuyến kênh trong Khu công nghiệp không gian kiến trúc của các Cụm công trình trong Khu công nghiệp.

Đây là Khu công nghiệp có chức năng cấp vùng với vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh An Giang; Chủ trương không thu hút các ngành nghề thuộc danh mục cấm hoặc hạn chế do ô nhiễm môi trường. Là Khu công nghiệp tập trung phát triển các ngành nghề (các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghiệp chế biến nông, thủy sản có ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường) kết hợp dịch vụ Logistics kho vận, được tập trung đầu tư xây dựng có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ đồng bộ, hiện đại.

Một số công trình kêu gọi đầu tư

Danh mục dự án Vị trí xây dựng Quy mô dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Lĩnh vực công nghiệp

 

 

 

Hạ tầng khu công nghiệp Vàm Cống

Phường Mỹ Thạnh

200 ha

1.100

Cụm công nghiệp Bình Đức

Phường Bình Đức

20ha

117

Lĩnh vực đô thị, hạ tầng đô thị, khu dân cư

 

 

 

Đường Ung Văn Khiêm nối dài (đoạn Phạm Cự Lượng – Trần Quang Khải)

Phường Mỹ Quý Phường Mỹ Thới

 - Chiều dài: 2.665m

 - Lộ giới: 24m (5-14-5).

 - Diện tích: 63.960 m²

 - Công trình cấp III.

923

Đường vành đai trong  thành phố Long Xuyên

Phường Mỹ Quý phường Mỹ Hòa

- Chiều dài: 1.800 m-  - Lộ giới: 42m (6-5-3-14-3-5-6).

- Diện tích: 75.600 m²

411

Đường Thánh Thiên (Từ đường Trần Hưng Đạo – đến đường tránh)

 

Phường Mỹ Quý

- Chiều dài: 2200 m

- Lộ giới: 26m (5-16-5). Taluy san lấp 3m mỗi bên.

- Diện tích: 70.400m²

458

Đường Trần Quang Khải nối dài – đến đường tránh.

Phường Mỹ Thới

 - Chiều dài: 1.600m - Lộ giới: 16m (4-8-4). Taluy san lấp 3m mỗi bên.

- Diện tích: 32.000m²

265

Đường Chưởng Binh Lễ nối dài – đến đường tránh

Phường Mỹ Thạnh

- Chiều dài: 2.200m

- Lộ giới: 72m (10-2,5-16-2,5-10-2,5-16-2,5-10). Taluy san lấp 3m mỗi bên.

  - Diện tích: 158.400m²

688

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch

 

 

 

Chợ Bình Khánh

Phường Bình Khánh

- Diện tích đất sử dụng 3.400 m2.

- Diện tích xây dựng khoảng 1.965m2.

- Diện tích bãi xe, giao thông nội bộ, khoảng 1.435m2; đảm bảo tiêu chuẩn hạng  III.

35

Khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh (Giai đoạn 1)

Xã Mỹ Khánh

11.530m2

222

Cơ sở hạ tầng Công viên văn hóa thành phố Long Xuyên

Phường Mỹ Thới

37ha

515

Khu du lịch sinh thái cồn phó Ba

Xã Mỹ Hòa Hưng

1.500ha

 

Siêu thị Khu đô thị mới Tây Sông Hậu

Khu đô thị Tây Sông Hậu

0,2ha

200

Siêu thị (Khu liên hợp văn hóa – Thể thao – Dịch vụ hội chợ triển lãm)

Phường Mỹ Hòa

0,15ha

150

Lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi

 

 

 

Các dự án hạ tầng (thuỷ lợi, cấp điện…) cho các vùng chuyên canh lúa, nuôi trồng thủy sản, rau màu ứng dụng công nghệ cao.

Phường Bình Đức

Phường Mỹ Hòa

Phường Mỹ Thạnh

Xã Mỹ Khánh

Xã Mỹ Hòa Hưng

556

167

Các dự án hạ tầng cho vùng sản xuất chuyên canh hoa và cây kiểng

Phường Bình Đức

Xã Mỹ Hòa Hưng

5ha

40

Dự án chăn nuôi heo thịt

Xã Mỹ Hòa Hưng

0,7ha

5

Dự án phát triển chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ cao

Xã Mỹ Khánh

0,51ha

8

Thông tin cơ bản Thành phố Long Xuyên tại tỉnh An Giang

Thời phong kiến

Năm Kỷ Dậu 1789, một đồn nhỏ được thành lập tại vàm rạch Tam Khê được gọi là thủ Đông Xuyên. Đại Nam nhất thống chí tỉnh An Giang chép: "Thủ Đông Xuyên cũ ở đường lạch bờ phía tây Hậu Giang thuộc địa phận huyện Tây Xuyên, đặt từ năm Kỷ Dậu, đầu thời trung hưng [Nguyễn Ánh dựng nghiệp], sau bỏ. Năm Minh Mạng thứ 18 đặt làm sở thuế quan, nay [năm Tự Đức] bỏ."

Tại vị trí thủ Đông Xuyên rồi sở Đông Xuyên huyện Tây Xuyên (trùng tên với một huyện Đông Xuyên đương thời cũng của tỉnh An Giang nhà Nguyễn), đến thời Tự Đức thành một phố thị với chợ Đông Xuyên năm tại ngã ba rạch Đông Xuyên với sông Hậu Giang.

Đến thời Pháp xâm chiếm Nam Kỳ (tức khoảng năm 1863) cái tên chợ Đông Xuyên được biến đổi thành chợ Long Xuyên, trùng với tên một huyện Long Xuyên (nguyên là đất Cà Mau) của tỉnh Hà Tiên đã từng có trước đó. Từ khi Pháp chiếm An Giang năm 1867 đến 1876, họ chia An Giang thành khoảng 5 hạt tham biện, tên Long Xuyên của chợ này được lấy làm tên của hạt tham biện Long Xuyên. Trong khi đó, huyện Long Xuyên Hà Tiên (nay là tỉnh Cà Mau) thì kết thúc tồn tại.

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lấy đất Tầm Phong Long (được vua Chân Lạp là Nặc Tôn giao cho Việt Nam vào năm 1757 để đền ơn chúa Nguyễn đã trợ giúp lấy lại ngôi vua) cùng với huyện Vĩnh An tỉnh Vĩnh Long, đặt làm tỉnh An Giang với 2 phủ Tuy Biên và phủ Tân Thành. Lỵ sở của tỉnh An Giang đặt tại thành Châu Đốc. Lại cử chức An Hà Tổng đốc, thống lãnh hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại thành lập hai ty Bố chánh, Án sát...

Địa bàn thành phố Long Xuyên ngày nay thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang thời ấy. thì thành phố Long Xuyên là đất thuộc phủ Tuy Biên. Cho nên sau này (1909), Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của Nguyễn Liên Phong có câu:

Long Xuyên thuộc phủ Tuy Biên,
Cựu trào có đặt Tây Xuyên huyện đường.


Thời Pháp thuộc

Năm 1876, hạt Long Xuyên được thành lập (chủ hạt là Briere), bắt đầu hình thành khu vực chợ Đông Xuyên tại thôn Mỹ Phước, trung tâm hành chính thuộc thôn Bình Đức.

Năm 1900, tỉnh Long Xuyên được thành lập gồm 3 đơn vị hành chính cấp quận: quận Châu Thành (phần đất thuộc huyện Tây Xuyên cũ), quận Thốt Nốt (phần đất căn bản thuộc huyện Phong Phú, phủ Tuy Biên cũ) và quận Chợ Mới (phần đất căn bản thuộc huyên Đông Xuyên và Vĩnh An của phủ Tân Thành cũ), trong đó có 8 tổng với 54 làng xã.

Năm 1917, địa bàn Long Xuyên hiện nay chỉ có hai làng là Bình Đức và Mỹ Phước, thuộc tổng Định Phước, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên. Thời Pháp thuộc, làng Mỹ Phước vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Long Xuyên.

Giai đoạn 1945-1956

Về phía chính quyền Cách mạng, năm 1945 địa bàn thành phố Long Xuyên ngày nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long Xuyên. Năm 1947, thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Đến năm 1950, thuộc tỉnh Long Châu Hà. Năm 1954, tỉnh Long Xuyên được tái lập, địa bàn thành phố Long Xuyên lúc đó trở lại thuộc tỉnh Long Xuyên.

Giai đoạn 1956-1976

Việt Nam Cộng hòa

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh.

Lúc này tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên được sáp nhập để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh An Giang. Tỉnh lỵ tỉnh An Giang đặt tại Long Xuyên và vẫn giữ nguyên tên là "Long Xuyên", về mặt hành chánh thuộc xã Mỹ Phước, quận Châu Thành.

Như vậy, vùng đất Long Xuyên được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh An Giang mới thay cho Châu Đốc trước đó. Thời Việt Nam Cộng hòa, xã Mỹ Phước vẫn tiếp tục vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh An Giang.

Năm 1957, hai xã Bình Đức và Mỹ Phước được chia ra thành 5 xã là Bình Đức, Mỹ Hòa Hưng, Phước Đức (thuộc tổng Định Thành) và Mỹ Phước, Mỹ Thới (thuộc tổng Định Phước). Năm 1959, xã Phước Đức nhập vào xã Bình Đức và Mỹ Phước. Long Xuyên là tỉnh lỵ của tỉnh An Giang cho đến năm 1975.

Chính quyền Cách mạng

Năm 1956, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng quyết định đặt vùng đất Long Xuyên thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Năm 1957, tách một phần đất của huyện Châu Thành để thành lập thị xã Long Xuyên trực thuộc tỉnh An Giang. Năm 1971, sau khi tách đất tỉnh An Giang để thành lập tỉnh Châu Hà, thị xã Long Xuyên vẫn thuộc tỉnh An Giang.

Tháng 5 năm 1974, thị xã Long Xuyên lại thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghị thường trực của Trung ương Cục miền Nam.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt thị xã Long Xuyên trực thuộc tỉnh Long Châu Hà cho đến đầu năm 1976.

Từ năm 1976 đến nay

Tháng 2 năm 1976, thị xã Long Xuyên trở lại thuộc tỉnh An Giang, đồng thời vẫn tiếp tục đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh An Giang. Thị xã Long Xuyên ban đầu gồm các xã: Bình Đức, Mỹ Bình, Phước Mỹ và Mỹ Phước.

Ngày 27 tháng 1 năm 1977, sáp nhập xã Mỹ Thới thuộc huyện Châu Thành vào thị xã Long Xuyên.

Ngày 1 tháng 3 năm 1977, theo Quyết định số 239/TCUB của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, thị xã Long Xuyên gồm 4 phường: Bình Đức, Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Phước và 2 xã: Mỹ Hòa, Mỹ Thới.

Ngày 25 tháng 4 năm 1979, tách một phần diện tích và dân số của phường Bình Đức, thị xã Long Xuyên để thành lập thị trấn An Châu, thị trấn huyện lỵ huyện Châu Thành.

Ngày 23 tháng 8 năm 1979, sáp nhập xã Mỹ Hòa Hưng thuộc huyện Châu Thành vào thị xã Long Xuyên.

Ngày 12 tháng 1 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 8-HĐBT về việc phân vạch địa giới phường, thị trấn và một số xã thuộc tỉnh An Giang[11]. Theo đó:

  • Thành lập phường Mỹ Xuyên trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường Mỹ Long và xã Mỹ Hòa.
  • Thành lập xã Mỹ Khánh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Mỹ Hòa và phường Bình Đức.
  • Thành lập xã Mỹ Thạnh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Mỹ Thới.
  • Ngày 1 tháng 3 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/1999/NĐ-CP. Theo đó, thành lập thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Long Xuyên.

Thành phố Long Xuyên có 10.687 ha diện tích tự nhiên, dân số là 245.149 người với 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường: Bình Đức, Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Xuyên và 5 xã: Mỹ Hòa, Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới.

Tỉnh lỵ Long Xuyên trong bản đồ tỉnh Long Xuyên của Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1920
Ngày 2 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/1999/NĐ-CP. Theo đó:

  • Chuyển 2 xã Mỹ Thạnh và Mỹ Thới thành 2 phường có tên tương ứng.
  • Thành lập phường Bình Khánh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường Bình Đức.
  • Thành lập phường Mỹ Quý trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường Mỹ Phước.
  • Ngày 12 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2005/NĐ-CP. Theo đó, thành lập phường Đông Xuyên trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường Mỹ Xuyên, chuyển xã Mỹ Hòa thành phường Mỹ Hòa.

Thành phố Long Xuyên có 11 phường và 2 xã như hiện nay.

Ngày 14 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 474/QĐ-TTg, công nhận thành phố Long Xuyên là đô thị loại II.

Ngày 23 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1078/QĐ-TTg, công nhận thành phố Long Xuyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh An Giang.

Saigon Uniform