TẢI Bản đồ hành chính Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang khổ lớn 2023

Tải File Bản Đồ Hành Chính Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang PDF CAD (68M)

Bản đồ Châu Thành hay bản đồ hành chính các phường và xã tại Thị xã Tân Châu, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Thị xã Tân Châu tại tỉnh An Giang trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý Thị xã Tân Châu tại tỉnh An Giang

Ngày 24/8/2009 Thị xã Tân Châu được thành lập (Loại III), nằm với diện tích đất tự nhiên176,43 km², chia làm 14 đơn vị hành chính, gồm 5 phường: Long Châu, Long Hưng, Long Phú, Long Sơn, Long Thạnh và 9 xã: Châu Phong, Lê Chánh, Long An, Phú Lộc, Phú Vĩnh, Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương.

Trên địa bàm Thị xã có cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương. Ngoài ra, lụa Tân Châu là sản phẩm nổi tiếng bóng láng được nhuộm màu đen bằng trái mặc nưa.

Tiếp giáp địa lý: Thị xã Tân Châu nằm phía đông bắc của tỉnh An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp với ranh giới là sông Tiền
  • Phía tây giáp huyện An Phú và thành phố Châu Đốc
  • Phía nam giáp huyện Phú Tân
  • Phía bắc giáp tỉnh Kandal, Campuchia.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Tân Châu là 176,43 km², dân số năm 2019 khoảng 141.211 người. Mật độ dân số đạt 800 người/km².

Bản đồ hành chính Thị xã Tân Châu mới nhất

Thông tin quy hoạch Thị xã Tân Châu mới nhất

Cổng thông tin tỉnh An Giang đưa tin, để xây dựng và phát triển thị xã Tân Châu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trong thời gian tới, thị xã đã đề ra một số chỉ tiêu trọng yếu, trong đó, trọng tâm là các tiêu chí về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thị xã Tân Châu đến năm 2030. Cụ thể:

Giai đoạn 2023 - 2023, tỉnh điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời, tỉnh tiến hành điều chỉnh nhiều nội dung khác: Quy hoạch chung thị xã đến năm 2040, quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị thị xã, chương trình phát triển đô thị thị xã đến năm 2040. 

Giai đoạn 2023 - 2023, tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch phân khu cho các khu vực đô thị hóa cao có khả năng trở thành phường trong tương lai. 

Giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh lập các đồ án quy hoạch phân khu cho các khu vực đô thị hóa cao có khả năng trở thành phường (bao gồm 5 xã: Tân An, Long An, Phú Vĩnh, Vĩnh Xương, Châu Phong). 

Giai đoạn 2024 - 2025, tỉnh lập đề án đề nghị công nhận thị xã Tân Châu là đô thị loại III (phạm vi nội thị mở rộng để lên thành phố). 

Đồng thời, An Giang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng các phường dự kiến và lập đề án đề nghị thành lập thành phố Tân Châu và các phường trực thuộc thành phố (khi đủ điều kiện) trong giai đoạn này.

Sớm đưa thị xã Tân Châu vùng biên Tân Châu, An Giang lên thành phố

Là một trong ba vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh An Giang, thời gian qua, thị xã Tân Châu không ngừng phát triển, trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế biên giới ở miền cực Nam của Tổ quốc. Đầu năm 2020, Tân Châu được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại 3 và thị xã đang phấn đấu sớm trở thành thành phố trong thời gian tới.

Là địa phương đầu nguồn con sông Tiền, Tân Châu là thị xã biên giới phía Bắc của tỉnh An Giang, có đường biên giới dài 6,33 km giáp với Campuchia. Thị xã có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh quan trọng của tỉnh, là địa bàn trọng điểm kinh tế biên giới của An Giang.

Thị xã có vị trí địa lý hết sức quan trọng và thuận lợi để phát triển kinh tế; trong đó, Quốc lộ N1 kết nối Tân Châu với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các trục hành lang kinh tế quốc gia quan trọng. Đường Hồ Chí Minh (N2), Quốc lộ 91, Quốc lộ 80, sông Tiền, sông Hậu cũng gắn kết địa phương với các trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Phnompenh (Campuchia)

Thế mạnh của thị xã Tân Châu trong phát triển kinh tế là có Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi kết nối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh với Campuchia và các nước ASEAN. Thông qua Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, hàng hóa các doanh nghiệp trong nước được giao thương trong khu vực Đông Nam Á.

Theo thống kê của Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, giá trị xuất khẩu qua cửa khẩu này hàng năm đạt khoảng 100 triệu USD, điều đó cho thấy tiềm năng, lợi thế rất lớn của Tân Châu trong phát triển kinh tế biên mậu.

Công trình cầu Tân An được xem là công trình thế kỷ trên địa bàn thị xã giúp kết nối giao thông liên vùng, đưa hàng hóa từ nội địa nhanh chóng ra biên giới để xuất khẩu.
Công trình cầu Tân An được xem là công trình thế kỷ trên địa bàn thị xã giúp kết nối giao thông liên vùng, đưa hàng hóa từ nội địa nhanh chóng ra biên giới để xuất khẩu.

Ông Nguyễn Ngọc Vệ, Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu khẳng định, với lợi thế và điều kiện thuận lợi, thị xã Tân Châu coi phát triển kinh tế biên mậu là khâu đột phá để đẩy mạnh thương mại, dịch vụ, du lịch; từng bước phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

“Để thúc đẩy nhanh tiến độ phát triển các lĩnh vực kinh tế nêu trên, thị xã đã và đang tập trung đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, phát triển mạng lưới chợ, siêu thị; đề nghị tỉnh tập trung đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương, nhất là triển khai xây dựng khu bảo thuế, chợ biên giới, khu dân cư đô thị Vĩnh Xương, nâng cấp cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phần đường bộ… làm đòn bẩy đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế”, ông Vệ thông tin.

Xác định Tân Châu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chung của tỉnh; thời gian qua, An Giang đã ban hành nhiều chủ trương để xây dựng và phát triển thị xã Tân Châu từng bước trở thành đô thị hạt nhân vùng 2 của tỉnh, đứng trong vị trí thứ ba về kinh tế – xã hội của An Giang.  

Từ đó, Tân Châu chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ như: khách sạn, nhà hàng, vận tải; phát triển du lịch sông nước, du lịch biên giới, du lịch tiểu vùng sông Mekong; đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Nổi – Giồng Trà Dên thuộc xã Tân Thạnh; làng văn hóa dân tộc Chăm – Châu Phong; các khu vui chơi giải trí; tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, lễ hội truyền thống.

Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Tân Châu luôn đạt trên 10%/năm; năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của thị xã đạt 52 triệu đồng/người/năm gấp 1,15 lần so với năm 2015; thương mại, dịch vụ tiếp tục đóng vai trò là ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế thị xã…

Đến năm 2025, Tân Châu phấn đấu thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình đạt 80 triệu đồng; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đạt 70,5%; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%; tỷ lệ xã có bác sĩ đạt 50% và tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%.

Để sớm đưa Tân Châu trở thành thành phố, thời gian tới thị xã tập trung phát triển nhanh các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch theo hướng văn minh, hiện đại; trong đó, khu vực dịch vụ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới.

Thị xã cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như: dịch vụ vận tải kho bãi, hậu cần logistics, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ và dịch vụ du lịch. Thị xã xác định lựa chọn phát triển một số dịch vụ chất lượng cao hướng đến “xuất khẩu” sang thị trường Campuchia và xây dựng, đưa Tân Châu trở thành một trung tâm xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ sôi động, sầm uất bậc nhất trong số các khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh An Giang.

Để Tân Châu trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biên giới Tây Nam của Tổ quốc, ông Huỳnh Quốc Thái, Bí thư Thị ủy Tân Châu cho biết, Đảng bộ, chính quyền Tân Châu sẽ tập trung xây dựng, thực hiện tốt các quy hoạch phát triển thị xã theo hướng đô thị hóa với cơ sở hạ tầng văn minh, hiện đại, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biên mậu và du lịch; đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án xây dựng trên địa bàn thị xã đã được tỉnh và Trung ương phê duyệt.

Danh mục công trình Thị xã Tân Châu mời gọi đầu tư

Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh đưa TX. Tân Châu phát triển, đạt chuẩn đô thị loại III vào năm 2020 là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ TX. Tân Châu trong những năm tới. Để làm được điều đó, ngoài những nỗ lực của hệ thống chính trị, Tân Châu rất cần sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài như nguồn lực của tỉnh và Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và  ngoài nước.

Với ý nghĩa đó, năm 2018, TX. Tân Châu tiếp tục mời gọi nhà đầu tư về hợp tác, thực hiện các dự án mà thị xã cần làm. UBND TX. Tân Châu cam kết sẽ là người bạn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiếp cận thông tin, triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.

Danh mục mời gọi đầu tư:

Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật giao thông - cụm công nghiệp:

1. Cầu bắc qua sông Tiền (Tân Châu - Hồng Ngự); quy mô: 2.200m; vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng.

2. Cảng Tân Châu, phường Long Châu, quy mô: 2 xà lan 400 tấn (477.716,3m2); vốn đầu tư 200 tỷ đồng.

3. Cụm công nghiệp Châu Phong (xã Châu Phong), quy mô 30ha (quy hoạch chi tiết); vốn đầu tư 175 tỷ đồng.

4. Cụm công nghiệp Long An (xã Long An), quy mô 20ha (quy hoạch chi tiết), vốn đầu tư 117 tỷ đồng.

5. Cụm công nghiệp Long Sơn (phường Long Sơn), quy mô 30ha (quy hoạch chi tiết), vốn đầu tư 437 tỷ đồng.

6. Cụm công nghiệp Vĩnh Xương (xã Vĩnh Xương), quy mô 20ha (quy hoạch chi tiết), vốn đầu tư 117 tỷ đồng.

7. Cụm công nghiệp Tân Châu (phường Long Châu), quy mô 20ha (hiện Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thịnh Phú khai thác 12ha), vốn đầu tư 200 tỷ đồng.

Kinh tế biên giới:

1. Khu thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí Vĩnh Xương (xã Vĩnh Xương), quy mô 62ha, vốn đầu tư 200 tỷ đồng.

2. Khu công nghiệp thương mại - dịch vụ cửa khẩu Vĩnh Xương (xã Vĩnh Xương), quy mô 21ha, vốn đầu tư 147 tỷ đồng.

3. Phát triển đô thị, môi trường, dịch vụ - du lịch, văn hóa- xã hội.

4. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Tân Châu, phường Long Sơn, quy mô 12.000m3/ngày, đêm (đất nông nghiệp, đã được quy hoạch chi tiết); vốn đầu tư 380 tỷ đồng.

5. Nhà máy xử lý rác thải Tân Châu, Tân Châu - Phú Tân, quy mô 100 tấn/ngày (phần hạ tầng đã đầu tư, còn lại phần nhà máy xử lý rác), vốn đầu tư 247 tỷ đồng.

6. Dự án nâng cấp, chỉnh trang khu dân cư ngập úng, ô nhiễm môi trường, phường Long Hưng, quy mô 34ha, vốn đầu tư 1.085 tỷ đồng.

7. Trung tâm hội nghị, nhà hàng dịch vụ tiệc cưới, phường Long Hưng, quy mô 3.778m2 (đất sạch), vốn đầu tư 35 tỷ đồng.

8. Chợ trung tâm xã Vĩnh Xương (xã Vĩnh Xương), quy mô 6.000 m2 (quy hoạch chi tiết), vốn đầu tư 16,5 tỷ đồng.

9. Chợ cửa khẩu Vĩnh Xương (xã Vĩnh Xương), quy mô 10.000m2 (quy hoạch chi tiết), vốn đầu tư 43 tỷ đồng.

10. Chợ trung tâm phường Long Phú (phường Long Phú), quy mô 3.000m2 (quy hoạch chi tiết), vốn đầu tư 3 tỷ đồng.

11. Chợ trung tâm phường Long Sơn (phường Long Sơn), quy mô 3.000m2 (quy hoạch chi tiết), vốn đầu tư 5 tỷ đồng.

12. Chợ trung tâm Tân An (xã Tân An), quy mô 6.730m2 (đất sạch), vốn đầu tư 11,7 tỷ đồng.

13. Chợ Phú Bình, xã Phú Lộc, quy mô 3.000m2 (quy hoạch chi tiết), vốn đầu tư 3 tỷ đồng.

14. Dự án xưởng may - sản xuất kinh doanh, khu đất bãi bồi phường Long Sơn, quy mô 13.825m2 (đất sạch), vốn đầu tư 35 tỷ đồng.

Thông tin cơ bản Thị xã Tân Châu tại tỉnh An Giang

Thời phong kiến

Địa danh Tân Châu được hình thành vào năm 1757, ban đầu chỉ là đạo quân đồn trú gọi là đạo Tân Châu. Vị trí của đạo quân này trước nằm ở cù lao Giêng (thuộc huyện Chợ Mới ngày nay). Năm 1832, vua Minh Mạng chia trấn thành các tỉnh, trong đó có tỉnh An Giang ở miền Tây Nam Kỳ. Năm 1836, vùng đất Tân Châu ngày nay thuộc địa bàn tổng An Thành; thuộc huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Lỵ sở huyện Đông Xuyên đặt tại Long Sơn trên nền thành cũ của Bảo Tân Châu (nay còn địa danh Giồng Thành).

Thời Pháp thuộc

Năm 1867, thực dân Pháp chia tỉnh An Giang thành các hạt Thanh tra, sau gọi là hạt tham biện, trong đó có hạt Châu Đốc. Năm 1900, các hạt tham biện đổi thành tỉnh và đến năm 1903, quận Tân Châu được thành lập thuộc tỉnh Châu Đốc.

Năm 1929, tổng An Phước được tách ra để thành lập quận Hồng Ngự, sau quận Hồng Ngự được tách ra và sáp nhập vào tỉnh Kiến Phong (nay là thị xã Hồng Ngự và các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng thuộc tỉnh Đồng Tháp).

Năm 1939, quận Tân Châu có 2 tổng:

  • Tổng An Lạc gồm 3 làng: Hòa Hảo, Phú An, Phú Lâm;
  • Tổng An Thành gồm 8 làng: Long Khánh, Long Phú, Long Sơn, Long Thuận, Phú Thuận, Tân An, Vĩnh Hòa, Phú Vĩnh.

Giai đoạn 1945-1954

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện, quận Tân Châu gọi là huyện Tân Châu.

Năm 1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) thành lập tỉnh Long Châu Tiền, lúc này huyện Tân Châu thuộc tỉnh Long Châu Tiền.

Tháng 6 năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền lại hợp nhất với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa, huyện Tân Châu thuộc tỉnh Long Châu Sa.

Tuy nhiên, tên các tỉnh Long Châu Tiền, Long Châu Sa không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận.

Năm 1954, chính quyền Việt Minh giải thể tỉnh Long Châu Sa, đồng thời khôi phục lại tỉnh các Châu Đốc, Long Xuyên và Sa Đéc như cũ.

Giai đoạn 1954-1975

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa hợp nhất 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thành tỉnh An Giang, quận Tân Châu thuộc tỉnh An Giang. Quận Tân Châu có 2 tổng là An Thành (gồm 5 xã) và An Lạc (gồm 3 xã); quận lỵ đặt tại xã Long Phú.

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, chính quyền Việt Nam Cộng tái lập tỉnh Châu Đốc, quận Tân Châu thuộc tỉnh Châu Đốc như trước đây.

Từ năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận. Quận Tân Châu gồm 9 xã: Hòa Hảo, Long Phú, Long Sơn, Phú An, Phú Lâm, Phú Vĩnh, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương; quận lỵ đặt tại xã Long Phú.

Về phía chính quyền Cách mạng, năm 1957, 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc cũng hợp nhất thành tỉnh An Giang.

Tháng 12 năm 1968, 4 xã thuộc huyện Tân Châu là Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo được tách ra để thành lập huyện Phú Tân.

Đến tháng 5 năm 1974 chính quyền Cách mạng lại giải thể tỉnh An Giang, tái lập các tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Tiền. Lúc này, huyện Tân Châu được chuyển thành thị xã và là tỉnh lỵ tỉnh Long Châu Tiền.

Sau năm 1975

Tháng 2 năm 1976, tỉnh An Giang được tái lập, thị xã Tân Châu giải thể và sáp nhập với huyện An Phú thành huyện Phú Châu, tỉnh An Giang.

Ngày 25 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 181-CP. Theo đó:

  • Sáp nhập ấp Long Châu của xã Long Phú, một phần ấp Phú An B, ấp Phú Hưng và ấp Phú Hữu của xã Phú Vĩnh vào xã Tân An
  • Sáp nhập ấp Tân Thạnh của xã Tân An vào xã Vĩnh Hòa
  • Chia xã Tân An thành hai xã lấy tên là xã Long An và xã Tân An
  • Sáp nhập ấp Long Hưng của xã Long Phú vào thị trấn Tân Châu
  • Thành lập ở vùng kinh tế mới Kinh Năm một xã mới lấy tên là xã Phú Lộc.

Ngày 12 tháng 1 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 8-HĐBT. Theo đó, thành lập xã Lê Chánh trên cơ sở tách ấp Vĩnh Thạnh của xã Châu Phong ấp Phú Hữu của xã Phú Vĩnh.

Ngày 13 tháng 11 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 373-HĐBT chia huyện Phú Châu thành hai huyện An Phú và Tân Châu.

Huyện Tân Châu có thị trấn Tân Châu và 9 xã: Châu Phong, Lê Chánh, Long An, Long Phú, Phú Lộc, Phú Vĩnh, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương.

Ngày 19 tháng 5 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2003/NĐ-CP. Theo đó, điều chỉnh 165 ha diện tích tự nhiên và 3.484 người của xã Long An về thị trấn Tân Châu quản lý.

Ngày 12 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2005/NĐ-CP. Theo đó, thành lập xã Tân Thạnh trên cơ sở 1.134 ha diện tích tự nhiên và 10.423 người của xã Tân An.

Ngaỳ 2 tháng 1 năm 2008, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 02/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Tân Châu là đô thị loại IV.

Cuối năm 2008, huyện Tân Châu có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Tân Châu (huyện lỵ) và 10 xã: Châu Phong, Lê Chánh, Long An, Long Phú, Phú Lộc, Phú Vĩnh, Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương.

Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 40/NQ-CP. Theo đó:

  • Điều chỉnh địa giới hành chính các xã Phú Lộc, Phú Vĩnh, Lê Chánh, Châu Phong, Long Phú.
  • Chuyển xã Long Sơn thuộc huyện Phú Tân về huyện Tân Châu quản lý.
  • Thành lập thị xã Tân Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tân Châu.
  • Thành lập phường Long Thạnh trên cơ sở điều chỉnh 363 ha diện tích tự nhiên và 16.427 người của thị trấn Tân Châu; 47 ha diện tích tự nhiên và 3.675 người của xã Long Sơn.
  • Thành lập phường Long Hưng trên cơ sở điều chỉnh 103 ha diện tích tự nhiên và 14.226 người của thị trấn Tân Châu.
  • Thành lập phường Long Châu trên cơ sở điều chỉnh 222,9 ha diện tích tự nhiên và 7.993 người còn lại của thị trấn Tân Châu; 358,30 ha diện tích tự nhiên và 3.690 người của xã Long An.
  • Thành lập phường Long Sơn trên cơ sở 1.314 ha diện tích tự nhiên và 9.707 người còn lại của xã Long Sơn.
  • Thành lập phường Long Phú trên cơ sở toàn bộ 1.211 ha diện tích tự nhiên và 15.558 người của xã Long Phú.
  • Sau khi thành lập, thị xã Tân Châu có 17.568,46 ha diện tích tự nhiên và 184.129 người với 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường và 9 xã.

Ngày 19 tháng 12 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1060/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Tân Châu là đô thị loại III trực thuộc tỉnh An Giang.

Saigon Uniform