Cổ nhân có câu: ‘Nhà giàu cũng chẳng vứt bát mẻ đi’: Dùng bát phạm đại kị này bảo sao tài lộc trôi sạch

Bát ăn cơm là vật mà chúng ta dùng hàng ngày, nên cần hết sức chú ý những điều kiêng kỵ dưới đây.

Quan niệm về việc làm vỡ bát

Trong cuộc sống hiện nay, mỗi ngày chúng ta phải tiếp xúc rất nhiều với những dụng cụ nhà bếp như chén, ly, tô, chậu hoa,… Việc làm vỡ tô, chén trong quá trình nấu nướng cũng như dọn dẹp là điều thường xuyên xảy ra đối với mỗi gia đình, đặc biệt là nhà có trẻ con và người lớn tuổi.

Vậy, liệu đây chỉ là các sự cố hằng ngày hay chúng còn ẩn chứa một điềm báo cho gia chủ từ tương lai? Hãy cùng theo dõi những quan niệm sau để có câu trả lời khách quan nhất về vấn đề này:

Dựa theo quan niệm của người phương Đông

Theo như quan niệm của người phương Đông, cụ thể hơn là người châu Á, việc vỡ chén dĩa nói riêng và việc đổ vỡ những vật dụng như gương, lược chải đầu, các đồ vật thủy tinh,… nói chung nó đều mang lại điềm xui.

Họ cho rằng đây là biểu hiện của sự đổ vỡ, rạn nứt và không được may mắn. Tuy nhiên, nếu như sơ ý để xảy ra đổ vỡ các vật dụng này thì bạn cần cẩn thận trong suốt 24 tiếng sắp tới. Phải đợi cho đến khi qua ngày hôm sau thì bạn mới có thể đảm bảo về sự an toàn của bản thân trong công việc cũng như cuộc sống.

bat-me

Đối với người Trung Quốc, quan niệm của họ cho rằng việc đổ vỡ chén dĩa hoặc vật dụng được làm từ gốm, sứ, thủy tinh là điềm gở nhất. Nếu như điều này không may xảy ra thì họ sẽ dùng câu nói “ Pháp Hội Phú Quý” nhằm ngăn chặn cũng như loại trừ các rủi ro không đáng có.

Vậy người Việt Nam chúng ta có các quan niệm như thế nào đối với sự việc này? Mặc dù không phải là người duy tâm, mê tín hay có niềm tin hoàn toàn vào tâm linh nhưng đa số con người Việt Nam đều cực kỳ kiêng kị đối với việc đổ vỡ chén dĩa, đặc biệt vào những ngày đầu năm hoặc đầu tháng. Nhiều người cho rằng đó chính là báo hiệu của vận xấu về tài lộc, có thể gia chủ sẽ mất tiền của hoặc công việc làm ăn sẽ trở nên khó khăn trong thời gian tới.

Ngoài ra, đối với phụ nữ có thai cũng nên tránh tiếp xúc và sử dụng các chiếc chén, dĩa, đồ thủy tinh hoặc thậm chí là các đồ vật gốm sứ bị sứt mẻ. Điềm xấu có thể sẽ liên quan đến đứa trẻ trong lúc mang thai, dẫn đến việc sinh đẻ không được như ý muốn, gia đình tan vỡ,…

Dựa theo quan niệm phương Tây

Ở phương Tây, làm vỡ bát báo hiệu điều gì? Trái ngược hoàn toàn với những quan niệm của người châu Á, lối suy nghĩ của người phương Tây có phần rộng mở, xem mọi việc là lẽ tự nhiên và tích cực hơn trong mọi sự việc.

Họ cho rằng việc đổ vỡ chén dĩa là điều vô cùng may mắn, đó được xem là báo hiệu sự thay đổi về những mối quan hệ, sẽ có thêm nhiều niềm vui cũng như hạnh phúc trong cuộc sống của họ.

Do đó, ở Đức luôn có phong tục đập vỡ bát trong các ngày lễ cưới để chúc mừng cho cô dâu và chú rể, hy vọng họ sẽ có một mái ấm hạnh phúc, một tình yêu mới vô cùng trọn vẹn.

Tại sao lại không nên vứt bỏ bát cũ?

Nhiều gia đình khi chuyển nhà hoặc năm hết Tết đến lại có thói quen bỏ hết bát đũa cũ đi rồi mua bát đĩa mới. Thế nhưng, về mặt phong thủy, điều này là kiêng kỵ, nếu phạm phải sẽ khiến tài vận của gia đình suy sút, chẳng khác nào gián tiếp vứt bỏ công việc, sự nghiệp của mình.

Chắc chắn ai cũng đã từng nghe câu “làm ăn thất bát”, tức là làm ăn không thuận lợi, gặp nhiều khó khăn trắc trở. Bất kể là mới hay cũ, thì “bát” ở đây ám chỉ công việc làm ăn của gia chủ. Chính bởi vậy mà theo phong thủy, việc vứt bát đi được coi là một sự “phá tài”, tự hất bỏ miếng cơm manh áo của chính mình.

Trong tiếng Hán từ “bát” được đọc là “Wǎn”, nó đồng âm với một từ ngữ khác có cách đọc là “wán” trong từ “wándàn”, nghĩa là kết thúc, là hết. Do đó, dù đã sắm sửa được bát mới, vật dụng mới, gia chủ cũng không nên vứt bỏ những chiếc bát cũ đi dù chúng đã sứt mẻ.

Nhiều gia đình có thói quen tiết kiệm, thấy bát sứt mẻ vẫn cố để sử dụng, nhưng theo phong thủy việc này cũng là điều cần kiêng kỵ vì bát ăn cơm mẻ góc, nứt rạn là điềm báo công việc hay chuyện làm ăn không được bền vững, dễ thất bại. Có thể sẽ có biến động xảy ra nếu gia chủ tiếp tục dùng những chiếc bát nứt mẻ để ăn cơm.

Nếu bát cũ nhà không dùng tới có thể mang đi cho nếu người nhận có nhu cầu. Bằng cách này bạn đã không vứt bỏ bát mà chỉ chuyển giao cho người khác tiếp tục sử dụng tùy mục đích của họ. Hơn nữa, việc tặng bát còn ngụ ý cầu chúc việc làm ăn, sự nghiệp của người được tặng luôn “xuôi chèo mát mái”, gặt hái nhiều thành công.

Trong trường hợp bát đã mẻ quá nhiều không thể giữ lại được nữa, gia chủ có thể bọc bát lại bằng miếng vải đỏ rồi đem bỏ đi ở nơi kín đáo, hoặc gói chúng trong giấy đỏ hoặc tấm vải đỏ rồi mới vứt đi chứ không vứt ngay vào sọt rác. Theo cách này, sự nghiệp và tài vận của gia chủ sẽ không bị ảnh hưởng.

Không dùng bát đã sứt mẻ để ăn cơm

Bát đã sứt mẻ dù vẫn dùng được nhưng gia chủ cũng không nên tiếc của mà cố dùng, bởi xét theo phòng thủy, bát tượng trưng cho công việc làm ăn, sự nghiệp, nếu cứ tiếp tục dùng đồ sứt mẻ tức là công danh sự nghiệp cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo.

Chỉ ở vào những trường hợp đặc biệt mới có thể sử dụng những chiếc bát mẻ mà không được phép sử dụng những chiếc bát lành lặn. Ví dụ, người ở miền bắc Trung Quốc, mỗi khi có việc ma chay người ta thường dùng một chiếc bát mẻ xới đầy cơm, sau đó thắp hương lên trên và đặt trên quan tài. Theo quan niệm của người dân ở đây, điều này có thể giúp linh hồn người quá cố được thanh thản ra đi. Và chiếc bát này vĩnh viễn sẽ không được dùng nữa mà lưu lại như một vật bày tỏ sự tưởng nhớ người đã khuất.

Sử dụng bát phong thủy thế nào là đúng cách?

Khi cảm thấy tài vận không tốt hoặc làm ăn sút đi, gia chủ có thể sắm một chiếc bát phong thủy và đặt tại bàn làm việc hoặc tại nhà của mình.

Bát phong thủy sử dụng cần hợp với bản mệnh của mình theo ngũ hành, ví dụ có thể dùng bát bằng gốm sứ, đồng, gỗ… Với bát lòng rộng hoặc bát rỗng, bạn có thể đựng chút nước rồi để vài đồng tiền xu bên trong, với hàm ý Kim sinh Thủy. Cách làm này sẽ giúp vượng tài, vượng khí, và an ổn về tâm lý. Tốt nhất nên để cạnh cửa sổ bàn làm việc, vì đó là nơi thu nạp khí tốt nhất.

(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Nguồn : https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/co-nhan-co-cau-nha-giau-cung-chang-vut-bat-me-di-dung-bat-pham-dai-ki-nay-bao-sao-tai-loc-troi-sach-757893.html

Saigon Uniform