Rằm tháng Giêng hay là Tết Nguyên Tiêu và được tổ chức vào ngày 14 - 15 tháng Giêng theo lịch âm. Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc và là một ngày lễ hội quan trọng của người Việt.
Những điều cần biết về Tết nguyên tiêu
Rằm tháng giêng là tết gì? Tết nguyên tiêu là gì
Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch. Trong tiếng Hán, “nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm; nguyên tiêu ý nói là đêm rằm đầu tiên trong năm. Vì thế, nó còn được gọi là lễ Thượng nguyên, bên cạnh Tết Trung nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ nguyên (rằm tháng Mười).
Hai chữ "nguyên tiêu" cho thấy ngày lễ này gắn với ban đêm, như câu chuyện về sự tích Tết Nguyên tiêu của Trung Quốc.
Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Rằm tháng Giêng là một ngày lễ quan trọng của người Việt, bắt nguồn từ Trung Quốc và diễn ra vào ngày 14 - 15 tháng Giêng theo lịch âm.
Theo TS. Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, Đại học Xã hội và Nhân văn, Tết Nguyên Tiêu đều bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc và có nhiều phiên bản khác nhau.
Nguồn gốc Tết nguyên tiêu
Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ thời Tây Hán, Trung Quốc và là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Câu chuyện bắt đầu với việc các cung nữ mỗi khi dịp Xuân đến lại nhớ nhà nhưng không thể ra cung thăm gia đình.
Tết Nguyên Tiêu có sự hình thành và phát triển qua nhiều năm, kết hợp giữa nhiều truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam. Nó là một dịp đầu năm mới và có nhiều hoạt động như chúc mừng năm mới, gặp gỡ gia đình và bạn bè, tặng quà và ăn mừng.
Ý nghĩa Tết nguyên tiêu
Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Trong đó, “Nguyên” mang hàm ý thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, nhằm phân biệt với 2 dịp rằm lớn khác là Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy), Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười).
Tập tục, lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở các nước
Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam: Tại Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm tháng Giêng, là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành. Ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, Tết Nguyên Tiêu có nhiều lễ hội, hoạt động đặc biệt.
Ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, cộng đồng người Hoa sẽ tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc và phong phú tại các Hội quán, gia đình như: các nghi thức lễ, diễu hành, trình diễn ca kịch cổ truyền, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, thư họa, trình diễn âm nhạc,...
Tết Nguyên Tiêu tại Trung Hoa: Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, hay Tết Trạng nguyên. Người dân sẽ cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ, ghi ước nguyện lên đèn lồng và thả lên trời.
Tết Nguyên Tiêu tại các quốc gia khác: Ở Hàn Quốc, rằm tháng Giêng được xem là lễ Daeboreum (대보름), mọi người sẽ cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống là Samulnori (쥐불 놀이) đêm trước Daeboreum (còn có tên là Lễ hội lửa Jeongwol Daeboreum), leo núi để trở thành người đầu tiên nhìn thấy mặt trăng mọc, cầu may mắn,...
Rằm tháng Giêng âm lịch tại Nhật Bản là lễ 小 正月 (Koshōgatsu), cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu,a ưn cháo đậu đỏ vào buổi sáng.
Tại Philippines, ngày rằm tháng Giêng sẽ có những chương trình diễu hành đặc sắc.
Tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là tết Nguyên tiêu?
Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Trong đó, “Nguyên” mang hàm ý thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, nhằm phân biệt với 2 dịp rằm lớn khác là Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy), Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười).
Điều nên làm và kiêng kỵ vào dịp tết nguyên tiêu 2023
Những điều nên làm ngày Tết nguyên tiêu 2023
Mua muối: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", theo quan niệm của người xưa, muối giúp trừ tà ma, mang lại may mắn cho gia đình. Muối cũng là biểu tượng của tình cảm mặn nồng. Vì vậy, người Việt thường mua muối sáng mùng 1 Tết với ý nghĩa cầu mong sự đậm đà, tràn đầy tình cảm trong các mối quan hệ.
Mặc đồ màu đỏ: Ở hầu hết các nước phương Đông, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và phú quý. Hãy ưu tiên những món đồ mang sắc đỏ như một lời cầu chúc đầu năm gặp nhiều niềm vui.
Đi lễ chùa: Tết Nguyên đán là dịp mọi người cầu mong an lành đến với cả nhà trong năm mới. Đi chùa vào dịp đầu năm để tĩnh lặng trong tâm hồn cũng như thành tâm cầu nguyện một năm nhiều an lành.
Chúc Tết: Chúc Tết là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết, hãy gửi lời chúc đến những người thân và bạn bè thân thiết của mình. Trong tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, chúng ta có thể gọi điện thoại chúc Tết người thân, bạn bè.
Hái lộc: Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người Việt thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà. Nhưng hãy luôn đảm bảo các quy tắc phòng dịch trong thời điểm này.
Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết nguyên tiêu 2023
Kiêng quét nhà đổ, rác: Ngày mùng một, các gia đình đều kiêng không quét nhà, đổ rác bởi theo quan niệm của người xưa, làm như vậy sẽ hất tài lộc ra khỏi nhà.
Không cho lửa, nước đầu năm: Theo quan niệm của người xưa, lửa tượng trưng cho sự may mắn, gia đình êm ấm còn nước được ví như tài lộc. Chính vì vậy, các gia đình rất kiêng kỵ cho người khác xin lửa, nước đầu năm mới.
Không vay mượn, trả nợ: Người Việt rất kiêng kỵ việc vay mượn, trả nợ trong ngày đầu tháng, đầu năm mới để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không thuận lợi trong công việc, làm ăn, kinh doanh.
Kiêng nói tục, cãi vã: Ngày Tết là ngày vui nên ai cũng ứng xử vui vẻ, hòa nhã với nhau, tránh to tiếng, nói tục, xô xát để tránh gặp xui xẻo cả năm.
Kiêng làm vỡ đồ: Vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt trong gia đình. Vì vậy, cần tránh làm vỡ bát, đĩa, ấm chén,gương vì nó báo hiệu sự chia lìa, đổ vỡ.
Người có tang không nên xông đất: Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng, là người ảnh hưởng tới sự may mắn hay xui xẻo trong cả năm của gia đình. Chính vì vậy, những người có tang nên tránh xông đất, đi chúc Tết hay thăm hỏi gia đình khác.
Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức: Những hành động không hay này sẽ không ai muốn làm vào dịp Tết. Nếu gặp hoàn cảnh không vui, bạn nên cố gắng kìm chế để hưởng thụ một năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình. Người xưa quan niệm rằng: khóc lóc, buồn tủi vào ngày mồng 1 thì cả năm cũng như vậy.
Kiêng nói chuyện xui xẻo: Quan niệm rằng những lời nói trong ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như “chết mất” hay "tiêu rồi”, "hỏng rồi”...
Kiêng ăn thịt chó, cá mè, vịt, trái chuối…Món ăn kiêng kỵ mùng 1 Tết thì tùy vào từng vùng miền sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trong năm mới, để tránh đen đủi cả năm thì người dân 3 cả miền trên cả nước đều kiêng ăn món mực, ăn thịt chó.
Kiêng cúng quan đương niên trong nhà: Lúc giao thừa, người Việt thường có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian. Việc này phải làm ở ngoài sân chứ không được làm trong nhà, bởi các ngài rất vội, không có thời gian ghé vào. Lễ dành cho việc cúng này thường gọn nhẹ: bánh, trái, hương, hoa, bình rượu nhỏ… và phải đợi tàn hương mới được đem vào nhà.
Kiêng ăn đuôi cá: Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép, loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đuôi, để luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.
Kiêng trượt chân, vấp ngã: Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.
Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác: Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai: Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên.