TẢI Bản đồ hành chính Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai khổ lớn 2023

TẢi Bản đồ Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

Bản đồ huyện Tân Phú hay bản đồ hành chính các xã tại Huyện Tân Phú, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Huyện Tân Phú tại tỉnh Đồng Nai Phòng trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý Huyện Tân Phú tại tỉnh Đồng Nai

Tân Phú là một huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Nai với diện tích đất tự nhiên 802,4 km², chia làm 18 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn Tân Phú 17 xã: Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Sơn, Phú Thanh, Phú Thịnh, Phú Trung, Phú Xuân, Tà Lài, Thanh Sơn, Trà Cổ.

Trên địa bàn huyện Tân Phú đang có dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua đang được xây dựng.

Tiếp giáp địa lý: Tân Phú là miền núi nằm ở phía bắc của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận
  • Phía tây giáp các huyện Định Quán và Vĩnh Cửu
  • Phía nam giáp huyện Định Quán
  • Phía bắc giáp các tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tân Phú là 802,4 km², dân số năm 2019 khoảng 170.670 người. Mật độ dân số đạt 213 người/km².

04 lợi thế của huyện Tân Phú

  • Khu rừng cấm Nam Cát Tiên với diện tích 35.000 ha, đang được đầu tư thành khu vườn Quốc gia; trữ lượng rừng đáng kể với nhiều chủng loại động thực vật quý hiếm tại đây có 185 loại thực vật, 62 loại thú rừng và 121 loài chim là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
  • Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 86% đất tự nhiên, là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • Than bùn có trữ lượng khá lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất phân bón, đã có luận chứng trình UBND tỉnh phê duyệt để xây dựng Nhà máy sản xuất.
  • Đã quy hoạch khu công nghiệp Tân Phú diện tích 50 ha nằm trên trục Quốc lộ 20 là khu vực khuyến khích kêu gọi đầu tư.  

Bản đồ hành chính Huyện Tân Phú mới nhất

Bản đồ hành chính các xã tại Huyện Tân Phú mới nhất
Bản đồ hành chính các xã tại Huyện Tân Phú mới nhất

Thông tin quy hoạch Huyện Tân Phú mới nhất

Theo quyết định 513/QĐ-UBND, Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Phú đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Đồng Nai.

PHÓNG TO

Phạm vi ranh giới tỷ lệ và thời hạn lập quy hoạch:

a) Phạm vị, ranh giới lập quy hoạch: Toàn bộ ranh giới hành chính huyện Tân Phú, có diện tích tự nhiên khoảng 77.596 ha, với 18 đơn vị hành chính trực thuộc (thị trấn Tân Phú, các xã: Phú lộc, Phú Lập, Phú Thịnh, Tà Lài, Núi Tượng thuộc (thị trấn Tân Phú, các xã: Phú Lộc, Phú Lập, Phú Thinh, Tà Lài, Núi Tượng, Nam Cát, Trà Cổ, Phú Điền, Phú Lâm, Thanh Sơn, Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Bình, Phú Trung, Phú Sơn, Phú An và Đắc Lua). Có Ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc: giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước.

- Phía Nam: giáp tỉnh Bình Thuận.

- Phía Đông: giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận.

- Phía Tây: giáp huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán.

b) Giai đoạn lập quy hoạch:

- Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2020.

- Giai đoạn dài hạn: đến năm 2030

- Tầm nhìn: định hướng đến năm 2050

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch phát triển không gian huyện Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Bản đồ quy hoạch phát triển không gian huyện Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn 2050

 Mục tiêu, tính chất Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Phú

1. Mục tiêu

Cụ thể hoá chủ trương phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Nai và huyện Tân Phú, Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của tỉnh và huyện một cách bền vững.

Xác định sự hình thành và phát triển hệ thống đô thị nông thôn, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Tân Phú.

Định hướng kết nối hệ thống hạ tầng của huyện với hạ tầng của tỉnh Đồng Nai và các khu vực liên quan.

Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng và nguồn lực của huyện; tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường.

Làm cơ sở để hướng dẫn các ngành, các cấp chính quyền trong việc lập các dự án quy hoạch, chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển, quản lý đô thị và các khu dân cư nông thôn, các khu vực phát triển công nghiệp, du lịch,... và hệ thống các công trình chuyên ngành, đảm bảo vùng huyện phát triển hài hòa, đồng bộ.

Làm công cụ quản lý phát triển, kiểm soát không gian toàn huyện, tạo cơ hội đầu tư ổn định và bền vững.

  • Là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Đồng Nai giao thương với tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên.
  • Là huyện xa nhất của tỉnh Đồng Nai, có tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế trang trại
  • Là trung tâm thương mại – dịch vụ của vùng kinh tế sinh thái phía Bắc tỉnh Đồng Nai.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn 2050

PHÓNG TO

Phân vùng chức năng

Vùng huyện Tân Phú được phân thành 4 tiểu vùng phát triển kinh tế:

Tiểu Vùng I: Tiểu Vùng trung tâm – là vùng kinh tế động lực của huyện.

Khu vực trung tâm huyện Tân Phú, dọc hai bên Quốc lộ 20, là vùng phát triển trọng điểm về đô thị, thương mại - dịch vụ, công nghiệp.

Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thị trấn Tân Phú và một phần các xã Trà Cổ, Phú Lộc, Phú Xuân, Thanh Sơn, Phú Bình, Phú Lâm, Phú Thanh.

Quy mô diện tích khoảng: khoảng 50 km2.

Trung tâm của tiểu vùng là thị trấn Tân Phú kết hợp với đô thị Phú Lâm gắn với trục kinh tế động lực quốc gia là Quốc lộ 20.

Tiềm năng của tiểu vùng: Là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh đồng Nai, có trục Quốc lộ 20 và tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Đà Lạt, đây là hành lang kinh tế động lực của vùng. Phía Nam giáp khu vực phát triển nông nghiệp phía Nam huyện, phía Bắc giáp vùng phát triển cây ăn trái của huyện.

Tiểu vùng có sự liên kết trực tiếp về phát triển kinh tế, không gian, về giao thông với các đô thị như: Định Quán, Mađagui và các trung tâm tiểu vùng khác thuộc huyện Tân Phú.

Trung tâm của tiểu vùng là thị trấn Tân Phú kết hợp với đô thị Phú Lâm gắn với trục kinh tế động lực quốc gia là Quốc lộ 20.

Tiềm năng quỹ đất thuận lợi phát triển dân cư và công trình hạ tầng kỹ thuật.

Động lực phát triển: 

Phát triển thương mại dịch vụ: Là khu vực phát triển năng động nhất của huyện, đặc biệt là phát triển thương mại dịch vụ. Hình thành trục thương mại dịch vụ trên tuyến Quốc lộ 20, phát triển dựa trên thị trấn Tân Phú cùng với xã Phú Lâm - là đô thị loại V. Chợ Phương Lâm trong tương lai là chợ đầu mối nông sản cung cấp cho các tỉnh phía Nam. Đồng thời là trung tâm dịch vụ du lịch của vùng.

Phát triển khu – cụm công nghiệp: Tiếp tục lấp đầy và phát triển mở rộng khu công nghiệp Tân Phú gắn với vùng nguyên liệu của huyện (cây ăn trái, …) và đầu tư xây cơ sở hạ tầng cho cụm công nghiệp của huyện tại xã Phú Thanh.

Phát triển đầu mối giao thông đường bộ: Quốc lộ 20, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Đà Lạt và hệ thống bến xe, trạm dừng chân,…

Tiểu Vùng 2: Tiểu Vùng kinh tế phía Nam.

Nằm về phía Nam huyện, là khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Phú Điền và một phần các xã Trà Cổ, Phú Bình, Phú Lâm, Phú Thanh, Phú Trung.

Quy mô diện tích khoảng: Khoảng 60 km2.

Trung tâm của tiểu vùng là trung tâm xã Phú Điền.

Tiềm năng của tiểu vùng: 

Vị trí địa kinh tế: Có tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Đà Lạt. Đây là trục hành lang kinh tế động lực của Quốc gia và của vùng. Phía Bắc giáp khu vực động lực phát triển nhất của huyện trong đó thị trấn Tân Phú là đô thị huyện lỵ, là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tiểu vùng.

Tiểu vùng có sự liên kết trực tiếp về phát triển kinh tế, về phát triển không gian, về giao thông với các đô thị như: Tân Phú, Phú Lâm,...

 Phát triển du lịch sinh thái: Khu du lịch Suối Mơ, đây là một trong những điểm du lịch mới thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh thích khám phá khung cảnh thiên nhiên đẹp, nghỉ ngơi.

Tiềm năng quỹ đất lớn, thích hợp phát triển cây hằng năm và nuôi trồng thủy sản.

Động lực phát triển: Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh vui chơi giải trí: Phát triển mạnh du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí tại khu du lịch Suối Mơ.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao:

Phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao: Hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực: Lúa, màu, ... tập trung khu vực cánh đồng xã Phú Thanh, Phú Điền.

Khai thác và phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung, mô hình chăn nuôi trang trại chăn nuôi tập trung.

Tiểu Vùng 3: Tiểu Vùng kinh tế phía Bắc.

Nằm ở vị trí phía Bắc trung tâm huyện, là khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Tà Lài, Phú Lập, Núi Tượng, Phú An, Phú Thịnh, Phú Sơn, Phú Trung và một phần các xã Phú Lộc, Phú Xuân, Thanh Sơn.

Quy mô diện tích khoảng: Khoảng 227 km2.

Trung tâm của tiểu vùng là trung tâm xã Phú Lập.

Tiềm năng của tiểu vùng: 

Vị trí địa kinh tế: Tiếp giáp giữa 2 tiểu vùng Nam Cát Tiên - thuận lợi phát triển du lịch và tiểu vùng phát triển đô thị - công nghiệp của huyện, có tuyến đường tỉnh 774B (đường Tà Lài – Trà Cổ) kết nối thị trấn Tân Phú đi rừng quốc gia Nam Cát Tiên, thuận lợi phát triển kinh tế xã hội tiểu vùng.

Tiềm năng du lịch: Khu vực xung quanh Hồ Đa Tôn là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, thuận lợi cho việc khai thác và phát triển du lịch, kết hợp với tuyến du lịch tham quan rừng Nam Cát Tiên, trong tương lai đây là 1 trong những điểm du lịch có tiềm năng thu hút khách du lịch rất lớn của huyện, có khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Tiềm năng quỹ đất lớn, thích hợp cho việc phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nuôi trồng thủy sản.

Động lực phát triển:

Phát triển du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực: cây ăn quả, cây công nghiệp,... Khai thác và phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung, mô hình chăn nuôi trang trại chăn nuôi tập trung.

Tiểu Vùng 4: Tiểu Vùng Nam Cát Tiên.

Nằm phía Bắc huyện Tân Phú, giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng; là vùng phát triển và bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng.

Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Nam Cát Tiên và xã Đắc Lua.

Quy mô diện tích khoảng: khoảng 440 km2.

Trung tâm của tiểu vùng là trung tâm xã Nam Cát Tiên.

Tiềm năng của tiểu vùng:

Vị trí địa lý kinh tế: Nằm phía Bắc của huyện, giáp tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng, kết nối thị trấn Tân Phú, Quốc lộ 20 và các tiểu vùng khác qua tuyến đường tỉnh 774B (đường Tà Lài – Trà Cổ).

Tiềm năng du lịch: Có rừng quốc gia Nam Cát Tiên được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 và là khu dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam. Trong đó khu đất ngập nước Bàu Sấu của Vườn được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Đây là khu đất ngập nước thứ 1.499 của thế giới và là khu thứ hai của Việt Nam. Đây là trung tâm du lịch quan trọng của tỉnh cũng như của huyện.

Tiềm năng rừng: Phần lớn diện tích là rừng Quốc gia Nam Cát Tiên.

Động lực phát triển: Phát triển thương mại dịch vụ du lịch: Đây là trung tâm dịch vụ phục vụ khu du lịch rừng Quốc gia Nam Cát Tiên. Kết hợp phát triển du lịch tham quan, khám phá, nghiên cứu, du lịch sinh thái,... Hình thành các trung tâm dịch vụ du lịch phân phối sản phẩm du lịch như: Nhà hàng, khách sạn, sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương, các sản phẩm từ trái cây, trái cây chế biến.

Hệ thống đô thị tại huyện Tân Phú

Dự báo hệ thống đô thị toàn vùng:

-  Dự báo đến năm 2020 huyện Tân Phú có 2 đô thị loại V là: Thị trấn Tân Phú và đô thị Phú Lâm.

-  Dự báo đến năm 2030 huyện Tân Phú có 2 đô thị, trong đó 1 đô thị loại IV là thị trấn Tân Phú và 1 đô thị loại V là đô thị Phú Lâm.

1. Thị trấn Tân Phú: Đến năm 2030 là đô thị loại IV.

-  Quy mô dân số: Đến năm 2030 là 50.000 người.

-  Quy mô đất xây dựng đô thị: Năm 2020: 400 – 450 ha, năm 2030: 550 – 750 ha.

-  Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ huyện Tân Phú. Là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục, thương mại,… của huyện.

-  Tổ chức không gian: Phát triển dọc theo hai bên Quốc lộ 20 và đường tỉnh 774B (đường Tà Lài – Trà Cổ). Trung tâm hành chính đã được xây dựng ổn định ở vị trí trung tâm thị trấn. Khu công nghiệp huyện Tân Phú nằm phía Bắc thị trấn Tân Phú, có diện tích 50 ha và có thể mở rộng quy mô hơn 100 ha. Khu dân cư nằm hai bên Quốc lộ 20 là các dạng nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ, khu vực phía bên trong các trục giao thông chính tổ chức các khu nhà liên kế, nhà vườn.

2. Đô thị Phú Lâm: (đô thị loại V):

- Quy mô dân số đến năm 2030 là 23.000 người.

- Quy mô đất xây dựng đô thị năm 2020 là 170-200 ha, năm 2025 là 200-250 ha.

- Tính chất: Là trung tâm thương mại dịch vụ, văn hóa - xã hội phía Bắc huyện Tân Phú.

- Tổ chức không gian:

+ Hướng tiếp cận chính vào khu vực quy hoạch từ Quốc lộ 20 qua các trục đường Năm Tấn, đường Phú Lâm – Phú Bình và Phú Lâm Thanh Sơn.

+ Dọc ranh phía Bắc mở tuyến giao thông từ đường Năm Tấn kết nối khu vực dân cư hai bên Quốc lộ 20 qua tuyến đường Phú Lâm - Phú Bình. Dọc hai bên Quốc lộ 20 và trục cảnh quan chính, bố trí nhà dạng liên kế phố kết hợp thương mại dịch vụ. Cuối trục giao thông cảnh quan, bố trí quỹ đất để dự trữ phát triển công trình công cộng, góp phần tạo điểm nhấn không gian cho khu đô thị. Dọc ranh phía Tây và phía Đông xã, bố trí khu công viên cây xanh tập trung. Ngoài ra, tổ chức những mảng cây xanh nhỏ kết hợp với công trình công cộng.

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch giao thông tại huyện Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Bản đồ quy hoạch giao thông tại huyện Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch giao thông tại huyện Tân Phú

a. Đường cao tốc TP. HCM - Dầu Giây – Đà Lạt:

- Tổng chiều dài tuyến 200,3 km, xây dựng tuyến đạt quy mô đường cao tốc 4 làn xe, chiều rộng nền đường 22m, giải phân cách giữa bằng BTXM, lộ giới 120m-140m. Giai đoạn trước năm 2020 sẽ đầu tư trước 2 làn xe, nền rộng 16,75m. Đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 75 km (qua địa bàn huyện Tân Phú khoảng 27 km).

b. Quốc lộ 20: Có chiều dài 19km, trong đó:

Đoạn qua thị trấn dài khoảng 2.737 km có quy mô theo quy hoạch chung thị trấn Tân Phú đã được phê duyệt, lộ giới 52m.

Đoạn còn lại thực hiện theo quy hoạch của ngành Giao thông vận tải có quy mô tiêu chuẩn đường cấp III, mặt rộng 12m, lộ giới 52m. Dọc theo Quốc lộ 20 đoạn ngoài thị trấn Tân Phú kiến nghị bộ GTVT cho phép bố trí đường gom nằm trong lộ giới Quốc lộ 20.

c. Hệ thống đường tỉnh.

ĐT.774 (ĐT.30/4): Dài 4,7 km, từ nay đến 2020, duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Sau 2020 nâng cấp mở rộng tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV, lộ giới 32m.

ĐT.774B (ĐT.Tà Lài-Trà Cổ): Dài 53,7 km, quy hoạch tuyến đạt cấp IV, mặt BTN, rộng 7, nền 9m, lộ giới 32m. Riêng đối với đoạn đi qua thị trấn Tân Phú được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô: Mặt BTN, rộng 9m, vỉa hè rộng 6mx2, lộ giới 21m.

d. Hệ thống đường huyện.

Hệ thống đường huyện cơ bản theo Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt.

Đề xuất điều chỉnh, bổ sung:

Xây dựng mới tuyến đường nối từ đường Nguyễn Hữu Cảnh - KCN Tân Phú - xã Phú Lộc -  xã Núi Tượng thành đường huyện.

Nâng cấp tuyến đường hiện hữu nối đường Nguyễn Hữu Cảnh - KCN Tân Phú - xã Phú Lộc -  xã Núi Tượng thành đường huyện.

Đường Gom Bắc QL.20: kéo dài tuyến đến xã Phú Trung;  đường Trà Cổ - Phú Lâm: kéo dài tuyến đến đường tỉnh 30/4.

Đường Phú Thịnh - Phú An: nắn chỉnh tuyến qua khu vực Núi Tượng.

e. Đường đô thị.

Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống đường đô thị theo Quy hoạch chung thị trấn Tân Phú và các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao như khu vực Phú Lâm – Phú Thanh – Phú Xuân.

f. Đường giao thông nông thôn.

Rà soát, khớp nối  giữa các xã để đảm bảo quy hoạch mạng lưới giao thông nông trong toàn huyện được đồng bộ, phù hợp với địa hình, hiện trạng và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn theo các đồ án QH nông thôn mới đã phê duyệt.

g Bến, bãi đỗ xe.

Bến xe Tân Phú

Bến xe Phương Lâm

Bến xe Nam Cát Tiên

Trạm dừng xe Tân Phú

h. Giao thông công cộng.

Định hướng phát triển giao thông công cộng bằng phương tiện xe buýt là chủ yếu.

Các tuyến xe buýt được tổ chức thông qua các trục giao thông chính trên địa bàn huyện (đường tỉnh, đường huyện …) kết nối giữa các khu vực bao gồm các bến xe nội huyện và ngoại huyện.

Lộ trình các tuyến xe buýt trên địa bàn huyện Tân Phú căn cứ vào Quyết định số 1587/QĐ-UBND ngày 27/06/2011 “V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai, các vùng lân cận giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng phát triển sau 2020” và Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 10/07/2017 “Bổ sung, sửa đổi quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai, các vùng lân cận giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng phát triển sau 2020”

Quy định việc tổ chức quản lý, khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt, khai thác vận tải khách bằng xe buýt và khách đi xe buýt căn cứ theo Quyết định số: 34/2006/QBGTVT ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt.

Tuyến xe hiện hữu: Bến xe Phương Lâm – Bến xe Biên Hòa.

Tuyến xe buýt dự kiến: Bến xe Nam Cát Tiên - Bến xe Phú Túc: Lộ trình Bến xe Nam Cát Tiên - đường Tà Lài - QL 20 đến Bến xe Phú Túc, dài 58.8km.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Tân Phú đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại huyện Tân Phú đến năm 2030

Thông tin cơ bản Huyện Tân Phú tại tỉnh Đồng Nai

Thời Việt Nam Cộng hòa, vùng đất hai huyện Tân Phú và Định Quán ngày nay là địa bàn quận Định Quán, tỉnh Long Khánh. Quận Định Quán khi đó gồm 4 xã: Định Quán, Đồng Hiệp, Phương Thọ, Chánh Hưng; trong đó địa bàn huyện Tân Phú ngày nay thuộc các xã Phương Thọ (gồm các ấp Phương Lâm, Thọ Lâm, Mán 5 sao trắng), Đồng Hiệp (gồm các ấp: Trà Cổ, Phước Lâm, Lộc Lâm), ngoài ra còn có 23 xóm thôn người Thượng rải rác.

Về phía chính quyền cách mạng, tháng 10 năm 1973, Trung ương cục miền Nam lập tỉnh căn cứ Tân Phú gồm 4 huyện: Định Quán, Độc Lập, Tân Uyên, Phú Giáo. Đến tháng 10 năm 1974, chuyển 2 huyện Tân Uyên, Phú Giáo về tỉnh Thủ Dầu Một; tỉnh Tân Phú còn lại 2 huyện Định Quán và Độc Lập.

Sau năm 1975, tỉnh Tân Phú được đổi thành huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, gồm 13 xã: Phú Bình, Phú Cường, Phú Điền, Phú Hiệp, Phú Hoa, Phú Hòa, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Lý, Phú Ngọc, Phú Thanh, Phú Túc.

Ngày 17 tháng 1 năm 1984, chuyển xã Phú Hiệp thành thị trấn Phú Hiệp (từ năm 1985 đổi thành thị trấn Định Quán), thành lập một xã mới lấy tên là xã Suối Nho.

Ngày 12 tháng 2 năm 1987, chuyển xã Phú Lý về thị xã Vĩnh An (nay là huyện Vĩnh Cửu) quản lý.

Huyện Tân Phú còn lại thị trấn Định Quán (huyện lị) và 12 xã: Phú Bình, Phú Cường, Phú Điền, Phú Hoa, Phú Hòa, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Ngọc, Phú Thanh, Phú Túc, Suối Nho.

Năm 1988, thành lập 4 xã: Dak Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An thuộc vùng kinh tế mới.

Cuối năm 1990, huyện Tân Phú có 1 thị trấn Định Quán và 16 xã: Đắk Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Cường, Phú Điền, Phú Hoa, Phú Hòa, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Ngọc, Phú Thanh, Phú Túc, Suối Nho.

Ngày 10 tháng 4 năm 1991, tách thị trấn Định Quán và 6 xã: Phú Cường, Phú Hoa, Phú Hòa, Phú Ngọc, Phú Túc, Suối Nho để thành lập huyện Định Quán.

Huyện Tân Phú còn lại 10 xã: Dak Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Thanh.

Năm 1992, chia xã Phú Lộc thành 2 xã: Phú Lộc, Trà Cổ và thị trấn Tân Phú - thị trấn huyện lị huyện Tân Phú..

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Phú Bình thành 3 xã: Phú Bình, Phú Sơn và Phú Trung; chia xã Phú Lộc thành 2 xã: Phú Lộc và Phú Thịnh; chia xã Phú Thanh thành 2 xã: Phú Thanh và Phú Xuân; chia xã Phú Lập thành 2 xã: Phú Lập và Tà Lài; chia xã Phú Lâm thành 2 xã: Phú Lâm và Thanh Sơn.

Như vậy, huyện Tân Phú có 1 thị trấn và 17 xã như hiện nay.

Xem thêm:

Saigon Uniform