TẢI Bản đồ hành chính Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 2023

TẢI Bản đồ hành chính Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 2023

Bản đồ Thành phố Biên Hòa hay bản đồ hành chính các xã tại Huyện Xuân Lộc, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch Huyện Xuân Lộc tại tỉnh Đồng Nai Phòng trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý Huyện Xuân Lộc tại tỉnh Đồng Nai

Ngày 1/7/1991 huyện Xuân Lộc được thành lập, nằm phía đông tỉnh Đồng Nai với diện tích đất tự nhiên 725,84 km², chia làm 15 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Gia Ray và 14 xã: Bảo Hòa, Lang Minh, Suối Cao, Suối Cát, Xuân Bắc, Xuân Định, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

Huyện Xuân Lộc với lợi thế có hệ thống giao thông thuận lợi như đường sắt Bắc - Nam đi qua dài 33 km với 3 ga nhỏ; 3 đường Tỉnh lộ 763, 765, 766, nằm dọc trên Quốc lộ 1A dài đến 47 km. Dễ dàng di chuyển về thành phố Hồ Chí Minh gần 96 km, cách thành phố Long Khánh 24 km và thành phố Biên Hòa 74 km. Ngoài ra, trên địa bàn huyện đang xây dựng dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.

Tiếp giáp địa lý: Huyện Xuân Lộc là thành phố loại 1 của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp các huyện Hàm Tân và Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận
  • Phía tây giáp thành phố Long Khánh
  • Phía nam giáp huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Cẩm Mỹ
  • Phía bắc giáp huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận và huyện Định Quán.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Xuân Lộc là 725,84 km², dân số năm 2018 khoảng 253.140 người. Mật độ dân số đạt 349 người/km².

+ Địa hình: Có hai dạng địa hình chính là: núi, đồi thoải lượn sóng.

- Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn, chiếm khoảng 6 -7% tổng diện tích toàn huyện, trong đó lớn nhất là núi Chứa Chan với độ cao 844 m, đây là điểm du lịch tiềm năng của huyện, đặc biệt là sau khi được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngoài ra, còn có các ngọn núi nhỏ khác như: núi SaBi, núi Bà Sót, Núi Hòa Hưng,….

- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm khoảng 85% tổng diện tích toàn huyện. Độ dốc phổ biến từ 3 đến 80. Khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại cây hàng năm và lâu năm nổi tiếng của huyện như: cây bắp lai; sầu riêng, chôm chôm, xoài,…

Bản đồ hành chính Huyện Xuân Lộc mới nhất

Bản đồ ranh giới Huyện Xuân Lộc mới nhất
Bản đồ ranh giới Huyện Xuân Lộc mới nhất

Thông tin quy hoạch Huyện Xuân Lộc mới nhất

Theo 1700/QĐ-UBND, Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

PHÓNG TO

Bản đồ hiện trang của huyện Xuân Lộc 
Bản đồ hiện trạng của huyện Xuân Lộc

1. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi lập quy hoạch trong phạm vi ranh giới toàn huyện Xuân Lộc (bao gồm thị trấn Gia Ray và 14 xã: Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hiệp, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Suối Cao, Suối Cát, Bảo Hòa và Lang Minh.

- Phía Bắc giáp huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.

- Phía Tây giáp Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 724,8642 km2; Dân số toàn huyện năm 2017 khoảng 242.500 người, mật độ dân số khoảng 335 người/km2.

2. Loại hình lập quy hoạch:

Tên gọi: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Giai đoạn lập quy hoạch: Đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tỷ lệ lập quy hoạch: 1/25.000. 

PHÓNG TO

Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch phát triển không gian huyện Xuân Lộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Bản đồ quy hoạch phát triển không gian huyện Xuân Lộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

3. Vị trí địa lý:

- Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Huyện có Quốc lộ 1 và đường sắt chạy qua, trung tâm Huyện đóng tại thị trấn Gia Ray là đầu mối của các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, tạo cho Xuân Lộc có lợi thế về phát triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai và mở rộng giao lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Huyện Xuân Lộc có 15 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Gia Ray và 14 xã: Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hiệp, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Suối Cao, Suối Cát, Bảo Hòa và Lang Minh. Ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai.

- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai và huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Phía Đông giáp huyện Đức Linh, huyện Tánh Linh và huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận;

- Phía Tây giáp thị xã Long khánh tỉnh Đồng Nai.

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch giao thông tại huyện Xuân Lộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Bản đồ quy hoạch giao thông tại huyện Xuân Lộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thông tin cơ bản Huyện Xuân Lộc tại tỉnh Đồng Nai

Dưới thời Pháp thuộc, Xuân Lộc là một quận của tỉnh Biên Hòa, quận lỵ đặt tại làng Xuân Lộc.

Thời Việt Nam Cộng hòa, Xuân Lộc là một quận thuộc tỉnh Long Khánh. Khi đó, xã Xuân Lộc vừa là quận lỵ quận Xuân Lộc, vừa là tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh.

Sau năm 1975, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm thị trấn Xuân Lộc và 14 xã: Xuân Bảo, Xuân Bình, Xuân Định, Xuân Đường, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Lập, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

Ngày 8 tháng 12 năm 1982, sáp nhập xã Tân Lập của huyện Châu Thành sang huyện Xuân Lộc cùng tỉnh; thành lập thị trấn nông trường Sông Ray trên cơ sở sáp nhập xã Tân Lập và nông trường Sông Ray cùng huyện.

Ngày 17 tháng 1 năm 1984, chia xã Xuân Bình thành 2 xã: Xuân Bình và Xuân Vinh; chia xã Xuân Tân thành 2 xã: Xuân Tân và Xuân Mỹ.

Ngày 14 tháng 5 năm 1986, thành lập 2 xã Xuân Đông và Xuân Tây tại vùng kinh tế mới.

Ngày 12 tháng 2 năm 1987, thành lập xã Xuân Bắc trên cơ sở nông trường Thọ Vực và phân trường 1 Thọ Vực thuộc lâm trường Xuân Lộc.

Cuối năm 1990, huyện Xuân Lộc có 2 thị trấn: Xuân Lộc (huyện lỵ), nông trường Sông Ray và 19 xã: Xuân Bắc, Xuân Bảo, Xuân Bình, Xuân Định, Xuân Đông, Xuân Đường, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Lập, Xuân Mỹ, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Tân, Xuân Tây, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường, Xuân Vinh.

Ngày 10 tháng 4 năm 1991, tách thị trấn Xuân Lộc và 6 xã: Xuân Bình, Xuân Đường, Xuân Lập, Xuân Mỹ, Xuân Tân, Xuân Vinh để thành lập huyện Long Khánh, huyện Xuân Lộc còn lại 1 thị trấn: Nông trường Sông Ray và 13 xã: Xuân Bắc, Xuân Bảo, Xuân Định, Xuân Đông, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Tây, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

Năm 1992, giải thể thị trấn nông trường Sông Ray để thành lập xã Sông Ray.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Gia Ray - thị trấn huyện lỵ của huyện Xuân Lộc trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Xuân Trường và Xuân Tâm; chia xã Xuân Bảo thành 2 xã: Xuân Bảo và Bảo Bình; chia xã Xuân Định thành 2 xã: Xuân Định và Bảo Hòa; chia xã Sông Ray thành 3 xã: Sông Ray, Lâm San, Lang Minh; chia xã Xuân Trường thành 2 xã: Xuân Trường và Suối Cao; chia xã Xuân Hiệp thành 2 xã: Xuân Hiệp và Suối Cát.

Đến cuối năm 2002, huyện Xuân Lộc có 1 thị trấn: Gia Ray và 20 xã: Bảo Bình, Bảo Hòa, Lâm San, Lang Minh, Sông Ray, Suối Cao, Suối Cát, Xuân Bắc, Xuân Bảo, Xuân Định, Xuân Đông, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Tây, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

Ngày 21 tháng 8 năm 2003, tách 6 xã: Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Lâm San để hợp với 7 xã thuộc huyện Long Khánh vừa giải thể để thành lập huyện Cẩm Mỹ.

Huyện Xuân Lộc còn lại 1 thị trấn và 14 xã như hiện nay.

Xem thêm: 

Saigon Uniform