TẢI Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2030

LINK TẢI NHANH File PDF CAD Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2030 (42M)

Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chi tiết nhất.

Phạm vi quy hoạch huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Huyện Xuân Lộc có diện tích đất tự nhiên 725,84 km², nằm ở phía đông tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp các huyện Hàm Tân và Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận
  • Phía tây giáp thành phố Long Khánh
  • Phía nam giáp huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Cẩm Mỹ
  • Phía bắc giáp huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận và huyện Định Quán.

Địa phương Xuân Lộc có dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đang được xây dựng đi qua.

Huyện Xuân Lộc có 1 thị trấn Gia Ray và 14 xã: Bảo Hòa, Xuân Bắc, Xuân Định, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường, Lang Minh, Suối Cao, Suối Cát.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc đến năm 2030

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 3723/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Theo quyết định, Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của huyện Xuân Lộc, bao gồm:

  • Đất nông nghiệp: 58.695,33 ha.
  • Đất phi nông nghiệp: 13.736,70 ha.
  • Đất ở đô thị: 1.394,80 ha

Kế hoạch thu hồi các loại đất trong năm 2023 của huyện Xuân Lộc, bao gồm:

  • Đất nông nghiệp: 77,67 ha.
  • Đất phi nông nghiệp: 12,61 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong năm kế hoạch 2023 của huyện Xuân Lộc, bao gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 82,74 ha.
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 0,02 ha.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2023 của huyện Xuân Lộc được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện.

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Xuân Lộc

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Xuân Lộc

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030: Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh đồng Nai ban hành Quyết định số 5375/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Xuân Lộc.

Theo Điều 1 của Quyết định số 5375/QĐ-UBND, huyện Xuân Lộc, Phương án sử dụng đất trong kỳ quy hoạch được xác định thông qua cơ cấu 03 loại đất, gồm:

  • Đất nông nghiệp 54.036,37 ha,
  • Đất phi nông nghiệp 54.036,37 ha,
  • Đất chưa sử dụng: 0 ha.

Quyết định cũng xác định diện tích chuyển mục đích sử dụng trong thời kỳ quy hoạch bao gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 4.872,03 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 90,33 ha
  • Chuyển đổ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở: 5,73 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-203, huyện Xuân Lộc.

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Giá Ray đến 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Tài liệu kèm theo:

PHÓNG TO

Thông tin quy hoạch huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Xuân Lộc đến 2030, tầm nhìn đến 2050

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 1700/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến 2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo quyết định, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch gồm: Toàn bộ ranh giới hành chính huyện Xuân Lộc, có diện tích tự nhiên khoảng 72.486,42 ha, với 15 đơn vị hành chính trực thuộc (bao gồm thị trấn Gia Ray và các xã: Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hiệp, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Suối Cao, Suối Cát, Bảo Hòa, Lang Minh).

Có ranh giới được xác định như sau:

  • Phía Bắc: Giáp huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
  • Phía Nai: Giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
  • Phía Tây: Giáp thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Mục tiêu của quy hoạch nhằm cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội huyện Xuân Lộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Định hướng phát triển không gian tại huyện bao gồm không gian xây dựng đô thị, nông thôn và các khu chức năng đặc thù theo hướng gắn kết hài hòa đá huyện Xuân Lộc trở thành một vùng không gian lãnh thổ phát triển bền vững có chất lượng sống tốt.

Tinh chất, chức năng vùng huyện Xuân Lộc: Là cửa ngõ giao thương giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tinh duyên hải miền Trung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thuộc Vùng II – Vùng kinh tế phía Đông trong vùng tỉnh Đồng Nai, với định hướng cụ thể như sau:

  • Phát triển vùng đô thị, công nghiệp Lắp trung chuyên ngành và dịch vụ du lịch, chủ yếu là công nghiệp phụ trợ, chế biến, Cơ khí, thay việc dày đa, công nghệ sinh học,
  • Phát triển thương mại dịch vụ quy mô cấp vùng, các đô thị và nông thôn.
  • Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, tuổi trồng thủy si nước ngọt,… kết hợp phát triển dịch vụ du lịch cảnh quan, trang trại, lịch sử, tâm linh.

Định hướng phát triển không gian vùng huyện Xuân Lộc

Định hướng phát triển không gian huyện Xuân Lộc được xác định phát triển đô thị tập trung là đô thị Gia Ray có tính chất lan tỏa, tương tác và hỗ trợ cho các vùng chức năng khác phát triển thông qua các trục giao thông là đường Quốc lộ 01 và các đường tỉnh ĐT763, ĐT765, ĐT765B, ĐT766, ĐT772, ĐT773, ĐT776, ĐT779. Hình thành các trục hành lang liên kết các vùng chức năng: Vùng phát triển đô thị; vùng công nghiệp; vùng công nông nghiệp kết hợp; vùng phát triển du lịch, sinh thái, hạn chế xây dựng;…

Theo đó, không gian vùng được chia thành 4 vùng phát triển gồm:

  • Vùng I: Vùng đô thị trung tâm gắn kết công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Trung tâm vùng tại thị trấn Gia Ray.
  • Vùng II: Vùng dịch vụ hậu cần nông nghiệp, nông nghiệp chuyên canh. Trung tâm vùng tại xã Bảo Hòa.
  • Vùng III: Vùng công nghiệp phụ trợ, dịch vụ vận tải đường bộ, nông lâm nghiệp. Trung tâm vùng tại xã Xuân Hưng.
  • Vùng IV: Vùng kinh tế nông nghiệp chuyên canh kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch. Trung tâm vùng tại xã Xuân Bắc.

Cấu trúc không gian vùng cảnh quan và không gian mở

  • Không gian gắn với các hồ Núi Le, hồ Gia Ui, hồ Gia Măng và khu vực núi Chứa Chan, Vùng không gian rừng trồng sản xuất tại phía Đông huyện.
  • Không gian nông nghiệp công nghệ cao bố trí ở phía Tây Bắc đô thị Gia Ray đến giáp với thành phố Long Khánh, khu vực phía Bắc hồ Núi Le.
  • Khu vực rừng trồng và rừng sản xuất được bố trí khu vực phía Đông huyện, tập trung chủ yếu ở xã Xuân Hưng, Xuân Hòa và Xuân Thành,

Quy hoạch tổ chức phát triển không gian vùng huyện Xuân Lộc

Quy hoạch phát triển các vùng tập trung được phân thành 04 vùng phát triển, bao gồm:

Vùng I: Trung tâm vùng tại thị trấn Gia Ray – Vùng đô thị trung tâm gắn kết công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Phạm vi bao gồm thị trấn Gia Ray và các xã Suối Cát, Xuân Hiệp, Xuân Tâm. Được xác định vời quy mô diện tích khoảng 17.578 ha. Dân số đến 2030 khoảng 95.000 – 97.000 người.

Hướng phát triển cụ thể của Trung tâm vùng tại thị trấn Gia Ray như sau:

  • Quy hoạch khu vực thị trấn Gia Ray hiện hữu nâng cấp, cải tạo, mở rộng về phía xã Xuân Hiệp, Suối Cát đóng vai trò là trung tâm của vùng Các khu vực còn lại hình thành các điểm dân cư tập trung tạo chuỗi cung ứng hàng hóa tại các điểm dân cư, hỗ trợ dịch vụ, thương mại, du lịch.
  • Mở rộng khu công nghiệp Xuân Lộc về hướng Nam, tạo điều kiện thu hút đầu tư tại tổ hợp Khu công nông nghiệp kỹ thuật cao – dịch vụ.
  • Bảo tồn khu di tích danh thắng quốc gia núi Chứa Chan, khu vực rừng phòng hộ tại núi Chứa Chan.
  • Phát triển du lịch khu di tích danh thắng quốc gia Núi Chứa Chan, xung quanh các hồ Núi Le, hồ Gia Dĩ, hổ Gia Măng.
  • Khu Quân sự Phía Nam xã Xuân Tìm được ổn định.

Vùng II: Trung tâm vùng tại xã Bảo Hòa – Vùng dịch vụ hậu cần nông nghiệp, nông nghiệp chuyên canh.

Phạm vi bao gồm các xã Xuân Định, Bảo Hòa, Xuân Phú, Lang Minh, được xác định với quy mô diện tích khoảng 8,645 ha. Dân số khoảng 50 000 – 52.000 người.

Định hướng phát triển như sau:

  • Khu vực trung tâm xã Bảo Hòa hiện hữu nâng cấp, cải tạo, mở rộng về phía thành phố Long Khỉnh, đóng vai trò là trung tâm.
  • Phát triển thương mại dịch vụ khu vực các điểm dân cư trung tâm các xã Xuân Định, Bảo Hà, Xuân Phủ dọc theo tuyến Quốc lộ 1.
  • Khu vực nông nghiệp còn lại được định hướng hình thành các trang trại và vùng trồng cây đặc sản chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, ), cây hàng năm, cây Công nghiệp lâu năm.

Vùng III: Trung tâm vùng tại xã Xuân Hưng – Vùng công nghiệp phụ trợ, dịch vụ vận tải đường bộ, nông làm nghiệp.

Phạm vi bao gồm các xã Xuân Thánh, Xuân Hưng, Xuân Hòa, với quy mô diện tích khoảng 26.054 ha, dân số khoảng 52.000 – 54.000 người.

Định hướng phát triển:

  • Các điểm dân cư tập trung xã Xuân Hưng, xã Xuân Hòa, Xuân Thành phát triển dịch vụ thương mại tổng hợp, nông lâm ngư nghiệp, triểng trại, Cải tạo, nâng cấp trung tâm xã Xuân Hưng găn với phát triển thương mại dịch vụ,
  • Bảo tồn không gian mở, kết hợp khu di tích Rừng Lá thuộc xã Xuân Hòa tạo thành chuỗi du lịch tham quan.
  • Cụm công nghiệp Xuân Hung phát triển mở rộng, ổn định các khu khai thác vật liệu xây dựng

Vùng IV: Trung tâm vùng tại xã Xuân Bắc – Vùng kinh tế nông nghiệp chuyên canh kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch

Phạm vi bao gồm các xã Xuân Bắc, Suối Co, Xuân Trường, Xuân Thọ, với quy mô diện tích khoảng 20.28 ha, dân số năm 2030 khoảng 73.000 – 75.000 người.

Định hướng phát triển:

  • Khu vực trung tâm xã Xuân Bắc hiện hữu rằng cấp, cải tạo, mở rộng về phía Tây, dọc theo đường ĐT763, có vị trí là cửa ngõ phía Bắc, đóng vai trò là trung tâm của vùng.
  • Bảo tồn khu di tích danh thắng, núi Chứa Chan.
  • Khu công nông nghiệp kết hợp tại phía Nam xã Xuân Bắc phát triển năng động và bền vững, là tổ hợp khu công nông nghiệp kỹ thuật cao – dịch vụ.

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Xuân Lộc

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Xuân Lộc đến năm 2030 dược xác định bao gồm:

  • Khu công nghiệp: Tập trung kêu gọi đầu tư lấp đầy diện tích 109 ha Khu Công nghiệp Xuân Lộc. Đến năm 2030, mở rộng diện tích Khu công nghiệp Xuân Lộc lên 309 ha về phía Nam để tiếp tục kêu gọi đầu tư trong các năm sau.
  • Cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Xuân Hưng có quy mô khoảng 19,04 ha, tiếp tục triển khai thực hiện và mở rộng quy mô lên 63,15 ha vào năm 2030.

Mới đây, ngày 4/1/2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản 16373/TB-UBND thông báo kết luận về việc thông qua thành viên UBND tỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của các huyện, thành phố. Trong đó, tỉnh thống nhất bố trí 1.120ha khu công nghiệp tại xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc). Đồng thời, yêu cầu UBND huyện Xuân Lộc hoàn thiện hồ sơ để trình UBND tỉnh phê duyệt.

Trước đó, trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, UBND huyện Xuân Lộc có đề xuất tỉnh cho quy hoạch 2 khu công nghiệp có diện tích 956 ha tại xã Xuân Hưng và Xuân Tâm. Tuy nhiên, sau khi đưa ra Hội đồng thẩm định tỉnh thì đã bỏ quy hoạch 2 khu công nghiệp trên và chuyển sang quy hoạch 1 khu công nghiệp ở xã Xuân Hòa. Hiện trên địa bàn huyện Xuân Lộc có 1 Khu công nghiệp Xuân Lộc đã lấp đầy diện tích.

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, tính đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 32 khu công nghiệp, thu hút khoảng 1.915 dự án đầu tư. Trong đó, 1.369 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 546 dự án vốn đầu tư trong nước. Hiện có 1.629 dự án đang hoạt động, số còn lại đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng hoặc hoàn tất hồ sơ để tiến hành xây dựng.

Định hướng phát triển Đô thị Gia Ray hiện hữu sẽ được nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang đáp ứng tiêu chuẩn, lộ trình nâng loại đô thị lên loại IV; dân số đến năm 2030 khoảng 40.00 – 50.000 người; là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,… huyện Xuân Lộc; là đầu mối giao lưu phát triển quan trọng của vùng II – Vùng kinh tế phía Đông trong vùng tỉnh Đồng Nai.

Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông huyện Xuân Lộc

Giao thông đối ngoại:

  • Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây;
  • Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt;
  • Quốc lộ 01;
  • Đường tỉnh ĐT763, ĐT765, DT765B, ĐT766, ĐT772, ĐT773, ĐT776, ĐT779.

Giao thông đô thị và nông thôn: Tuân thủ theo quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai, quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 thị trấn Gia Ray và quy hoạch xây dựng nông thôn mới được duyệt như:

Xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đường trục, đường nối các khu vực, đường giao thông nông thôn đáp ứng các yêu cầu phát triển, các tiêu chí nông thôn mới.

  • Xây dựng mới bến xe Xuân Lộc trên đường Quốc lộ 1 tại xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc với quy mô khoảng 03ha, đạt tiêu chuẩn bến xe loại 3, Bến xe hiện hữu trên đường Hùng Vương, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc với quy mô khoảng 0,5ha từng di dời sau năm 2020.

Mạng lưới giao thông đường sắt:

  • Tuân thủ theo quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai.
  • Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu từng bước được nâng cấp, hiện đại hóa, tăng tốc độ chạy tàu 80-90 km/h đối với tàu khách và 50-60 km/h đối với tàu hàng.
  • Tuyến đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang bắt đầu từ ga Thủ Thiêm, phường An Phú, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh và kết thúc tại ga Nha Trang, Khánh Hòa. Theo quy hoạch chiều dài tuyến chạy qua địa bàn huyện Xuân Lộc khoảng 25km.

Quy hoạch sử dụng đất công nghiệp huyện Xuân Lộc

UBND tỉnh Đồng Nai đã thống nhất bố trí 1.120ha KCN tại xã Xuân Hòa (Xuân Lộc). Đồng thời, yêu cầu UBND Xuân Lộc hoàn thiện hồ sơ để UBND tỉnh phê duyệt.

Theo bản đồ quy hoạch huyện Xuân Lộc, quy hoạch đến năm 2030 của huyện là 1.388,48 ha (7,47% diện tích đất phi nông nghiệp)

Tiếp tục thực hiện mở rộng diện tích 160,74 ha Khu công nghiệp Xuân Lộc và bổ sung diện tích 1.120,0 ha khu công nghiệp Xuân Hòa do có lợi thế về giao thông thuận lợi trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa đến các tỉnh và TP. HCM.

Huyện Xuân Lộc còn mở rộng Khu công nghiệp tại xã Xuân Hiệp với diện tích 40,22 ha được điều chỉnh thành đất ở do nằm trong khu vực đông dân cư, gần vị trí trung tâm Gia Ray.

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Xuân Lộc đến năm 2030, bao gồm:

  • Khu công nghiệp: Mở rộng lên 309 ha diện tích Khu công nghiệp Xuân Lộc về phía Nam tiếp tục kêu gọi đầu tư trong các năm sau.
  • Cụm công nghiệp: Tiếp tục triển khai thực hiện và mở rộng quy mô lên 63,15 ha Cụm công nghiệp Xuân Hưng.

Quy hoạch phân vùng phát triển của huyện Xuân Lộc

Dựa theo bản đồ quy hoạch huyện Xuân Lộc, quy hoạch phát triển các vùng tập trung đã được phân chia:

  • Vùng đô thị trung tâm gắn kết công nghiệp, dịch vụ, du lịch – Thị trấn Gia Ray
  • Vùng dịch vụ hậu cần nông nghiệp, nông nghiệp chuyên canh – Xã Bảo Hòa
  • Vùng công nghiệp phụ trợ, dịch vụ vận tải đường bộ, nông làm nghiệp -Vùng III: Xã Xuân Hưng
  • Vùng kinh tế nông nghiệp chuyên canh kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch – Xã Xuân Bắc

Quy hoạch phát triển giao thông huyện Xuân Lộc

Các tuyến giao thông trên địa bàn huyện kết nối với các địa phương trong và ngoài tỉnh như:

  • Tuyến QL1A
  • Tuyến tỉnh lộ 763
  • Tuyến tỉnh lộ 765
  • Tuyến tỉnh lộ 766

Trong giai đoạn 2021-2030, huyện sẽ đầu tư xây dựng và mở rộng một số tuyến đường mới. Do đó, bản đồ quy hoạch giao thông cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch hoạch huyện Xuân Lộc 2021-2030.

Bản đồ quy hoạch huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

Xem thêm: 

Bản đồ quy hoạch huyện Xuân Lộc 2030
Dự an Vingroup Xuân Lộc
Quy hoạch 13 xã tại huyện Xuân Lộc
Bản đồ quy hoạch thị trấn Gia Ray huyện Xuân Lộc
Quy hoạch xã Xuân Tâm, Xuân Lộc, Đồng Nai
bản đồ quy hoạch xã xuân hưng, xuân lộc đồng nai
Xuân Lộc lên thị xã
Các dự án ở Xuân Lộc, Đồng Nai 

Saigon Uniform