TẢI Bản đồ Hành chính Quận 12 Khổ Lớn Mới Nhất 2023

LINK TẢI NHANH FILE bản đồ Quận 12 TPHCM (12M)

Bản đồ Quận 12 hay bản đồ hành chính các Phường tại Quận 12, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực Quận 12 TPHCM.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch quận 12 tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.

Giới thiệu vị trí địa lý và đơn vị hành chính Quận 12

Quận 12 là quận nội thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có diện tích đất tự nhiên 52,74 km², chia làm 11 phường: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An, Trung Mỹ Tây.

Quận 12 nổi tiếng khi trên địa bàn đặt trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất nước là công viên phần mềm Quang Trung..

Ngoài ra, sông Sài Gòn bao bọc quanh Quận 12, vì vậy, đường giao thông thủy khá quan trọng. Trong tương lai, trên địa bàn lại có thêm có đường sắt chạy qua.

Với những thuận lợi địa hình mang lại, Quận 12 bố trí các khu dân cư và khu công nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta.

Tiếp giáp địa lý: Quận 12 nằm gần kề với khu vực trung tâm TPHCM theo hướng Tây Bắc thuộc Vùng Đông Nam Bộ

  • Phía đông giáp thành phố Thuận An (tỉnh Bình Dương) và thành phố Thủ Đức bởi sông Sài Gòn
  • Phía tây giáp quận Bình Tân
  • Phía nam giáp các quận Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh và Tân Phú bởi ranh giới sông Vàm Thuật – Bến Cát – Trường Đai – kênh Tham Lương
  • Phía bắc và tây bắc giáp huyện Hóc Môn.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận 12 là 52,74 km², dân số năm 2019 khoảng 620.146 người. Mật độ dân số đạt 11.759 người/km².

Bản đồ hành chính Quận 12 khổ lớn 

LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)

Bản đồ vị trí tiếp giáp của Quận 12 năm 2022
Bản đồ vị trí tiếp giáp của Quận 12 năm 2023
Bản đồ hành chính Quận 12 năm 2022
Bản đồ hành chính Quận 12 năm 2023
Bản đồ quy hoạch xây dựng Quận 12 mới nhất
Bản đồ quy hoạch xây dựng Quận 12 mới nhất

PHÓNG TO

LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)

Bản đồ định hướng phát triển không gian Quận 12
Bản đồ định hướng phát triển không gian Quận 12

PHÓNG TO

LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)

 
Bản đồ điều chỉnh quy hoạch xây dựng Quận 12
Bản đồ điều chỉnh quy hoạch xây dựng Quận 12

PHÓNG TO

LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)

 
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận 12
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận 12

PHÓNG TO

LINK TẢI KHỔ LỚN (12M)

Thông tin quy hoạch Quận 12 mới nhất

1. Phạm vi và tính chất lập quy hoạch quận 12

Phạm vi lập quy hoạch quận 12 trong giai đoạn 2023 – 2030 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính quận 12, gồm 11 phường, có diện tích 52,74 km², nằm về phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, các mặt giáp giới như sau:

  • Phía đông giáp thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương và thành phố Thủ Đức với ranh giới là sông Sài Gòn
  • Phía tây giáp quận Bình Tân
  • Phía nam giáp các quận Gò Vấp, Tân Bình và Tân Phú với ranh giới là sông Vàm Thuật – Bến Cát – Trường Đai – kênh Tham Lương
  • Phía bắc và tây bắc giáp huyện Hóc Môn.

Quận 12 có 11 phường: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An, Trung Mỹ Tây.

Tính chất chức năng quy hoạch: Cơ cấu kinh tế của quận 12 giai đoạn đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Giai đoạn sau theo hướng dịch vụ – công nghiệp – du lịch.

Tính chất, chức năng là khu đô thị phát triển mới của thành phố bao gồm các khu chức năng như sau:

  • Khu dân cư đô thị.
  • Khu dịch vụ thương mại.
  • Khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
  • Khu công viên văn hóa, vui chơi giải trí, kết hợp du lịch sông nước, vườn cây ăn trái và di tích lịch sử.
  • Đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

2. Quy hoạch quận 12 về phát triển không gian

2.1. Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng:

2.1.1. Các khu, cụm công nghiệp:

  • Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp điều chỉnh giảm quy mô còn khoảng 28 ha.
  • Cụm công nghiệp Hiệp Thành quy mô khoảng 50 ha.
  • Cụm công nghiệp Tân Thới Nhất quy mô khoảng 23,55 ha.
  • Các xí nghiệp công nghiệp hiện nay tại khu vực phường Tân Thới Nhất, phường Đông Hưng Thuận, phường An Phú Đông, dự kiến chuyển đổi thành khu hỗn hợp.

Tổng diện tích đất công nghiệp (kể cả kho) khoảng 114,5 ha, chiếm tỷ lệ 2,2% tổng diện tích đất.

2.1.2. Hệ thống trung tâm và công trình công cộng: Đảm bảo các loại hình phục vụ thiết yếu, quy mô phục vụ và bố trí thuận tiện, đảm bảo bán kính phục vụ. Giữ lại các công trình công cộng hiện có, cải tạo kết hợp với xây dựng mới.

Công trình công cộng cấp thành phố: Khu trung tâm thương mại – dịch vụ cấp thành phố, điều chỉnh bố trí sang khu đô thị Tây Bắc thành phố.

+ Công viên phần mềm Quang Trung quy mô 43,45 ha.

+ Các trường đào tạo, dạy nghề quy mô khoảng 14,7 ha.

Trung tâm thương mại: Hội chợ Quang Trung điều chỉnh bố trí dọc trục đường Lê Thị Riêng quy mô 34,6 ha.

+ Dọc trục Quốc lộ 1A từ đường Vườn Lài đến đường Hà Huy Giáp quy mô 15,6 ha.

+ Khu hỗn hợp, chức năng ở cao tầng kết hợp công trình công cộng, thương mại, xây dựng cao tầng, bố trí tại khu vực phường Trung Mỹ Tây và phường Tân Thới Nhất, phường Đông Hưng Thuận, phường An Phú Đông với tổng diện tích 344,92 ha.

Trung tâm hành chánh quận: bố trí tại khu vực đường Lê Thị Riêng và Quốc lộ 1A.

Mạng lưới y tế: Mở rộng mặt bằng, hiện đại hóa các trạm y tế quy mô mỗi trạm ≥ 500m2.

+ Xây dựng một số phòng khám khu vực quy mô 3.000 m2/phòng khám.

+ Xây dựng khu y tế: phường Thới An quy mô 6,5 ha.

Mạng lưới giáo dục: Tiến hành duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp các công trình giáo dục hiện hữu.

+ Xây dựng một số trường đảm bảo bán kính phục vụ.

+ Khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực hình thành các cơ sở giáo dục.

+ Dự kiến mạng lưới giáo dục: Căn cứ quy hoạch mạng lưới giáo dục và đào tạo trên địa bàn quận 12 của Ủy ban nhân dân quận 12.

Mạng lưới thể dục thể thao: Phát triển mạng lưới thể dục thể thao liên phường.

+ Sân thể thao cơ bản, sân vận động và trung tâm thể dục thể thao cấp quận theo tiêu chuẩn quốc gia.

+ Dự kiến đất thể dục thể thao khoảng 100 ha.

Mạng lưới văn hóa thông tin: gồm trung tâm văn hóa, thư viện, bảo tàng, khu triển lãm rạp chiếu phim… quy mô 10 -18 ha.

Công trình công cộng cấp phường: bố trí phân tán theo 5 khu vực, đảm bảo bán kính phục vụ.

2.1.3. Các khu dân cư: quận 12 chia thành 5 khu vực, trong đó: khu 1, 2, 3 là khu có mật độ xây dựng cao và nhà cao tầng ưu tiên bố trí xây dựng ở các khu dân cư này. Khu dân cư 4 và 5 là vùng đất trũng, sông rạch nhiều, đất có giá trị phát triển kinh tế vườn, là khu dân cư nhà vườn sinh thái, mật độ xây dựng thấp, kết hợp với cảnh quan dọc sông Sài Gòn phát triển du lịch.

a. Khu 1: Vị trí nằm ở phía Tây Nam của quận bao gồm phường Tân Thới Nhất và phường Đông Hưng Thuận và một phần phường Tân Thới Hiệp; diện tích đất tự nhiên 886,45ha, quy mô dân số dự kiến khoảng 120.000 người.

  • Khu ở hiện hữu: Chỉnh trang nâng cấp hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tầng cao > 2 tầng, mật độ xây dựng 40 – 50 %.
  • Khu ở mới: Xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trước khi xây dựng nhà ở, tầng cao 2-5 tầng, mật độ xây dựng ≤ 40 %.

b. Khu 2: Vị trí nằm ở phía Tây Bắc của quận bao gồm phường Trung Mỹ Tây và phường Tân Chánh Hiệp; diện tích đất tự nhiên 692,01 ha, quy mô dân số dự kiến khoảng 95.000 người.

Đây là khu vực dân cư có tốc độ đô thị hóa cao do Công viên phần mềm Quang Trung, khu Nông nghiệp kỹ thuật cao (trại rau Đồng Tiến) đang hình thành. Khu này được chỉnh trang, nâng cấp thông qua việc xác định thêm các tuyến đường nội bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đồng thời sắp xếp lại để tạo thêm quy đã xây dựng công cộng, cải thiện môi trường sống cho khu vực.

  • Khu ở hiện hữu: Chỉnh trang xây dựng xen cài giữa dân cư hiện hữu và dân cư xây mới, tầng cao > 2 tầng, mật độ xây dựng 40-50 %.
  • Khu ở mới: xây dựng khu chung cư cao tầng, tái định cư phục vụ các khu công nghiệp, tầng cao > 2 tầng, mật độ xây dựng ≤ 40 %.

c. Khu 3: Vị trí gồm các phường Hiệp Thành và một phần phường Thới An, phường Tân Thới Hiệp; diện tích đất tự nhiên 1.199,15 ha, quy mô dân số dự kiến khoảng 150.000 người. Khu ở hiện hữu sẽ cải tạo chỉnh trang, phát triển khu ở mới theo hướng xây dựng khu chung cư cao tầng phục vụ tái định cư, khu ở cho đối tượng khu nhập thấp

  • Khu ở hiện hữu: Chỉnh trang xây dựng xen cài giữa dân cư hiện hữu và dân cư xây mới, tầng cao > 2 tầng, mật độ xây dựng 40 – 50%.
  • Khu ở mới: xây dựng khu chung cư cao tầng, tái định cư phục vụ các khu công nghiệp, tầng cao > 2 tầng, mật độ xây dựng ≤ 40%.

d. Khu 4: Vị trí nằm ở phía Đông Bắc của quận giới hạn bởi đường Quốc lộ 1A, gồm một phần phường Thạnh Xuân, phường Thạnh Lộc và phường An Phú Đông; diện tích đất tự nhiên 1.679 ha, số dân dự kiến khoảng 55.000 người.

Khu dân cư mật độ thấp, vùng đất trũng, sông rạch nhiều, đất có giá trị phát triển kinh tế vườn Xây dựng khu dân cư sinh thái kết hợp phát triển du lịch, mật độ xây dựng thấp < 25%.

e. Khu 5: Phía Nam đường Quốc lộ 1A, bao gồm một phần phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, phường An Phú Đông và phường Thới An; diện tích đất tự nhiên 818,3 ha, quy mô dân số dự kiến khoảng 30.000 người.

Khu dân cư mật độ thấp, vùng đất trũng, sông rạch nhiều, đất có giá trị phát triển kinh tế vườn. Xây dựng khu dân cư kết hợp phát triển du lịch, mật độ xây dựng thấp < 25%.

2.1.4. Quy hoạch công viên cây xanh quận 12: Công viên Văn hóa giải trí quy mô 150 ha tại phường Thạnh Xuân.

+ Công viên Hiệp Thành (2 khu) quy mô 15 ha và 20 ha.

+ Công viên Mắt Phượng quy mô khoảng 12 ha.

+ Các khu cây xanh kết hợp thể dục thể thao xen cài trong khu dân cư.

+ Hệ thống cây xanh cách ly giữa khu dân cư với khu công nghiệp; hành lang hạ tầng kỹ thuật và cây xanh cảnh quan dọc sông rạch.

2.1.5. Công trình tôn giáo tín ngưỡng: Duy trì, bảo vệ và tôn tạo các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh và phát triển nét đẹp văn hóa phong tục, tập quán của người dân. Diện tích loại đất này đến năm 2030 là 18,89 ha.

2.1.6. Nông nghiệp – khu du lịch sinh thái: Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao như hoa kiểng các loại, cây ăn trái, vật nuôi đặc sản. Diện tích đất nông nghiệp giảm dần, đến năm 2030 không còn đất nông nghiệp. Dự kiến phát triển khu du lịch sinh thái gắn với mô hình nhà vườn với du lịch dọc sông Sài Gòn tại phường Thạnh Lộc và phường An Phú Đông khoảng 173,9 ha.

2.1.7. Đất quân sự: hiện phân bố tại các phường Đông Hưng Thuận, phường Tân Chánh Hiệp, phường Trung Mỹ Tây, phường Tân Thới Hiệp, phường Hiệp Thành với tổng diện tích 99,38 ha.

2.2. Bố cục kiến trúc đô thị 

2.2.1. Mục tiêu: Mục tiêu quan trọng của thiết kế đô thị cũng như toàn bộ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 12 đến năm 2030 là tạo ra một không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với tính chất, chức năng và đảm bảo sự phát triển đồng bộ.

+ Thiết kế đô thị góp phần tạo được một môi trường, một không gian tốt, mang tính đặc trưng để xây dựng được hình ảnh một đô thị văn minh, hiện đại phát triển theo hướng đô thị sinh thái.

+ Cơ sở cho công tác quản lý xây dựng, thiết kế đô thị trong các quy hoạch chi tiết.

2.2.2. Các yêu cầu thiết kế đô thị: Thiết kế đô thị trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 12 đến năm 2030 là việc lựa chọn, xác định các vùng kiến trúc cảnh quan để từ đó đề xuất tổ chức không gian cho các khu trung tâm, cửa ngõ, điểm nhấn, các tuyến trực giao thông chính và công viên cây xanh mặt nước.

+ Quy định các trục cảnh quan, trục động lực, các khu vực cần bảo tồn, phát triển.

+ Xác định những nội dung, yêu cầu việc quản lý kiến trúc cảnh quan từng khu vực với các thông số như mật độ xây dựng tầng cao xây dựng tối đa, tối thiểu; hệ số sử dụng cho từng khu vực và những quy định khác có liên quan.

2.2.3. Các nội dung thiết kế đô thị: Trục cảnh quan đường bộ là Xa lộ vành đai và Quốc lộ 22, đây là các trục giao thông cấp vùng, thành phố. Trục cảnh quan đường thủy là sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, rạch Bến Cát và đây cũng là trục cảnh quan thiên nhiên kết hợp giữa cây xanh với mặt nước phục vụ du lịch.

a) Cảnh quan đô thị của quận 12: Theo dự kiến quy hoạch xây dựng cảnh quan đô thị của quận 12 có thể phân thành 3 khu vực đặc trưng như sau:

Khu vực phía Tây đường Lê Thị Riêng: phần lớn là khu dân cư hiện hữu, một phần nhỏ ảnh hưởng tĩnh không sân bay Tân Sơn Nhất, các công trình xây dựng theo khống chế các bề mặt hạn chế chướng ngại vật của sân bay Tân Sơn Nhất.

Các yếu tố cần quan tâm trong tổ chức không gian cảnh quan chung:

  • Trục giao thông lớn, các trục đường hiện hữu, xây dựng không gian mảng cây xanh, các khoảng trống đô thị xen kẽ khu dân cư, đảm bảo bán kính phục vụ.
  • Các khu phức hợp được xác định trong quy trình chuyển đổi chức năng.
  • Khu dân cư xây dựng mới tại khu vực bố trí ga deport.
  • Khu phức hợp dọc đường Quốc lộ 1A có dạng hợp khối và chiều cao khoảng 12 tầng tạo ấn tượng mạnh tại khu vực cửa ngõ Nam – Bắc, Đông – Tây thành phố.

Khu vực cảnh quan phía Đông đường Lê Thị Riêng, giáp sông Sài Gòn: không gian cảnh quan bờ sông Sài Gòn nối liền với kênh Tham Lương ở phía Nam. Khu vực chủ yếu được xây dựng mới trong giai đoạn vừa qua. Đặc trưng chính của khu vực này là nhà ở sân vườn, biệt thự thấp tầng. Hình thức bố cục và bộ mặt kiến trúc của khu vực này thưa, thoáng tạo mảng xanh dọc sông Sài Gòn và kênh Tham Lương.

Khu vực cảnh quan dọc trục đường Lê Thị Riêng và đường Lê Văn Khương: cảnh quan khu trung tâm mới của quận, chủ yếu tập trung các cụm phức hợp dành cho văn phòng, căn hộ cao cấp và dịch vụ đa năng cho mọi nhu cầu của người dân trong và ngoài quận. Bộ mặt từng cụm công trình của các khu phức hợp sẽ được cảm nhận từ 2 trục đường nêu trên. Vì vậy bố cục công năng và sử dụng đất phải tạo sự hấp dẫn, đa dạng từ các tuyến này, dọc 2 tuyến trên dự kiến trồng cây có tán lớn, thân gỗ cao.

b) Giới hạn chiều cao, bố cục phân hóa chiều cao trục, cụm, công trình đơn lẻ: Chiều cao công trình xây dựng tại quận 12 đa số không bị ảnh hưởng bởi yêu cầu an toàn tĩnh không của sân bay, cụ thể như sau:

Các khu vực bố cục không gian đô thị tiêu biểu: Khu phức hợp phía Tây: được xác định là trung tâm mới ở phía Tây – Nam của quận. Hướng chủ đạo là Quốc lộ 22 và Quốc lộ 1A. Bố cục quần thể kiến trúc quyết định bộ mặt của thành phố ở phía Tây Nam. Các công trình trong khu vực chủ yếu xây dựng cao tầng có khối để dành cho dịch vụ công cộng.

+ Khu dân cư xây dựng mới phía Tây Nam: Khu phức hợp phía Nam có các chức năng như thương mại dịch vụ, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo và công viên cây xanh, là trung tâm dành cho nhu cầu nghỉ ngơi giải trí và nâng cao năng lực thể thao chuyên nghiệp của quận. Toàn bộ diện tích khu đất nằm trong vùng cất hạ cánh của sân bay Tân Sơn Nhất, chiều cao của từng công trình phụ thuộc vào vị trí so với chiều cao cho phép ở khu vực cất hạ cánh, theo quy định của Cục Tác chiến – Bộ Quốc phòng.

Các trục phố động lực:

  • Trục Quốc lộ 1A: Tổng chiều dài khoảng 300m, Quốc lộ 1A là một trục phố có bố trí vỉa hè phù hợp với điều kiện cho người đi bộ suốt tuyến. Các tiểu cảnh và khu vực nghỉ chân cho khách bộ hành được bố trí trong các khu phức hợp.
  • Trục Quốc lộ 22: Lộ giới dự kiến 60m, đường vành đai trong là một trục không gian đô thị có tầm ảnh hưởng lớn của quận, tùy từng vị trí, khu vực dọc trục đường có thể chỉnh trang thành từng cụm cao tầng.
  • Trục đường Lê Thị Riêng – đường Lê Văn Khương: được xác định là trục cảnh quan quan trọng nhất và khu trung tâm hành chính mới của quận 12. Các mảng công viên cây xanh được bố trí xen kẽ với công trình công cộng, thương mại dịch vụ, tùy theo từng điều kiện không gian cảnh quan cụ thể tính toán xác định chiều cao tối đa của công trình tạo nên trục đô thị trung tâm của quận. Cây xanh dự kiến trồng dọc trục thuộc loại cây có tán cao, thân gỗ chắc, ít rụng lá.

2.3. Các vùng, khu vực quy hoạch kiến trúc cảnh quan:

2.3.1. Quy hoạch kiến trúc cảnh quan: quận 12 phân thành 2 vùng cơ bản: Khu vực phía Tây của quận: địa hình dạng gò triền, nền đất chịu lực tốt, là khu vực với bố cục không gian mật độ xây dựng cao, bố trí các công trình kiến trúc cao tầng, mật độ xây dựng khoảng 35 – 40 %.

+ Khu vực phía Đông của quận: địa hình phẳng và thấp, nền đất yếu là khu vực chủ yếu bố trí khu nhà vườn mật độ xây dựng: 25 – 30%, tầng cao: 2 – 5 tầng.

2.3.2. Quy định tầng cao, mật độ xây dựng công trình:

Khu ở hiện hữu: đối với nhà liên kế, mật độ xây dựng, tầng cao tối đa của Ủy ban nhân dân thành phố về việc Ban hành quy định kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố.

Khu chung cư:

  • Mật độ xây dựng: 30 – 40%
  • Tầng cao: khống chế theo tĩnh không sân bay Tân Sơn Nhất.
  • Đất xây dựng công trình: 30 – 40%
  • Đất mảng xanh: 20 – 30%
  • Đất giao thông: 20%

Khu công trình phúc lợi công cộng:

  • Mật độ xây dựng: 25 – 30%
  • Tầng cao: tối thiểu 1 tầng, tối đa theo quy định của Cục Tác chiến.

Khu công viên cây xanh:

  • Mật độ xây dựng: 5 -10%.
  • Tầng cao: 1 – 2 tầng.
Bản đồ giá bán các dự án bất động sản tại Quận 12
Bản đồ giá bán các dự án bất động sản tại Quận 12

3. Quy hoạch hạ tầng giao thông tại quận 12 

Tổ chức giao thông đường bộ theo hướng cải tạo mở rộng theo đúng lộ giới quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh.

Về giao thông đường sắt quốc gia: quy hoạch tuyến đường sắt quốc gia từ ga Dĩ An Sóng Thần đi qua địa bàn quận 12 đến ga Tân Thới Hiệp (quận 12) và đi tiếp về đến ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh) theo Quy hoạch Phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn sau năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg.

Về giao thông đường sắt đô thị: quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 2, số 4 và tuyến xe điện số 3 (dự kiến monoray) đi qua địa bàn quận. Ngoài ra, đi qua địa bàn quận 12 còn có tuyến đường sắt nhẹ Tân Thới Hiệp – Trảng Bàng đi từ ga Tân Thới Hiệp qua huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi dọc theo hành lang đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài.

Về ga, depot: quy hoạch xây dựng mới các ga, depot như sau:

  • Ga Tân Chánh Hiệp (Tân Thới Hiệp), diện tích khoảng 14,6 ha.
  • Ga, depot Thạnh Xuân, diện tích khoảng 28,4 ha.
  • Ga, depot Tân Thới Nhất, diện tích khoảng 25,3 ha.

Về quy hoạch bến bãi xe: quy hoạch xây dựng mới các bến bãi xe và nâng cấp 1 bến xe với tổng quy mô diện tích dự kiến 57,2 ha phù hợp với quy hoạch bến bãi theo Quyết định số 101/QĐ-TTg.

Về giao thông thủy: quy hoạch các tuyến sông kênh rạch trên địa bàn quận 12 có chức năng giao thông thủy theo quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Xem thêm:

Saigon Uniform