Một sai lầm của những người mới bắt đầu kinh doanh là đi thẳng vào việc thuê writer/ content creator để lấp đầy content cho các kênh truyền thông mà bỏ qua luôn bước làm Creative Brief.
Điều này sẽ làm cho các writer cảm thấy bối rối, không hiểu rõ yêu cầu và làm sai với mong muốn của người chủ/ quản lý. Các lỗi sai thường gặp mình thấy thường là:
- Viết sai định hướng thương hiệu (Brands luxury mà viết kiểu dễ thương, teen)
- Viết sai thông tin, hoặc chưa toát hết các điểm mạnh của sản phẩm/ dịch vụ.
- Viết sai mục tiêu, nhiều khi còn lạc đề hoàn toàn.
- Nếu có nhiều writer thì sự nhất quán là cực kỳ khó, mỗi người viết một kiểu. (Font chữ, cỡ chữ, màu chữ, in đậm, từ khóa, thông điệp,… loạn xì ngầu)
- Việc trao đổi giữa writer và người chủ để hiểu brand/ sản phẩm/ cũng như mong muốn của họ sẽ rất mất thời gian. Khi đổi writer, người chủ sẽ phải phổ biến lại từ đầu.
- … (Nói chung là rất mất thời gian, mà hiệu quả thì kém)
Một cái Creative Brief sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề trên.
Vậy Creative Brief là gì?
Creative brief là bản tóm tắt yêu cầu của khách hàng dành cho những người sáng tạo. Nó tóm gọn những thông tin về mục tiêu, đối tượng khách hàng, thương hiệu, thông điệp, nguồn lực và một số chi tiết quan trọng khác.
Mục tiêu của Creative Brief là giúp cho các bên liên quan hiểu rõ được dự án, hiểu rõ các việc cần làm. Thay vì họp mặt trao đổi ngày này qua ngày khác, thì giờ đây khách hàng chỉ cần soạn Creative Brief và gửi cho những người sáng tạo.
Một bản tóm tắt nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc đưa vào những thông tin gì cho cô đọng, và được việc là một việc không hề dễ nếu chưa có kinh nghiệm. Vì thế mình sẽ chia sẻ tới bạn một dàn ý ngay dưới đây.
Dàn ý của một bản Cretive Brief hiệu quả
Đương nhiên, với mỗi thương hiệu, hoặc mỗi một mục tiêu của kế hoạch Content Marketing sẽ có những hạng mục khác nhau. Nên ví dụ có thông tin gì đó mà bạn thấy quan trọng, hoặc không cần thiết thì cứ linh động nhé.
1. Tên dự án
Tên dự án nên gói gọn trong 1 dòng, đúng trọng tâm để dễ nhớ, dễ gọi, dễ trao đổi. Ví dụ:
- Với các dự án viết content SEO thì bên mình thường đặt thẳng là "Content + tên website" của khách hàng luôn cho dễ nhận biết.
- Còn trên social thì thường là: "Content Trung Thu + tên brand", "Content hè + tên brand", "Chăm sóc fanpage + tên brand".
- Hoặc ví dụ các brand lớn, như Coca Cola chẳng hạn thì sẽ đặt theo tên chiến dịch: "Chiến dịch Trao Coca Cola, trao cảm xúc".
2. Giới thiệu thương hiệu
- Mô tả ngắn gọn về thương hiệu đang bán cái gì, làm cái gì, từ năm nào.
- USP của thương hiệu là gì? Muốn nổi bật điểm gì?
- Mood and tone (phong cách) của thương hiệu là gì? (Có cách để xác định cái này nhé, bạn chưa biết thì cmt mình gửi lại)
3. Sản phẩm/ dịch vụ
- Thông số/ tính năng.
- Lợi ích.
- Những ai có thể dùng sản phẩm/ dịch vụ này?
- Bạn muốn nổi bật điều gì?
- Giá cả.
- Các ưu đãi hiện hành.
- Sản phẩm có KOLs giới thiệu không?
- Có bằng chứng khoa học?
- Có giải thưởng nào không?
- Có được chuyên gia nào khuyến khích dùng không?
4. Nổi bật mục tiêu của dự án
Giả sử mục tiêu là tạo "brand love", tạo sự yêu thích cho người dùng với thương hiệu, thì bạn có thể nổi bật như sau.
Chia ra làm 2 mục:
1. Khó khăn: Thương hiệu từ xưa tới giờ đang bán hàng theo cách truyền thống. Chỉ đăng kích thước, giá tiền và mẫu đẹp là được. Nhưng thời điểm hiện tại và tương lai giới trẻ đang có xu hướng không thích như vậy.
2. Mục tiêu: Chúng tôi muốn tạo ra một thương hiệu có cá tính, gần gũi với giới trẻ hơn, một brand mà có thể tâm sự với họ.
5. Đối tượng mục tiêu
Cái này thì quá là cơn bản rồi, những thông tin như nhân khẩu học, hành vi mua sắm, thói quen, họ đang suy nghĩ gì & mình muốn họ thay đổi thế nào,... Bạn cần liệt kê ra kỹ thì bộ phận sáng tạo càng làm content sát với nhu cầu người dùng.
6. Đối thủ cạnh tranh
Thường thì mình chỉ cần liệt kê tên hoặc link của họ ra nhằm mục đích tham khảo là chính.
7. Yêu cầu về nội dung
Tùy vào từng dự án mà yêu cầu khác nhau. Ví dụ một dự án viết content chuẩn SEO thì thường có những yêu cầu như dưới đây:
- Số từ: Viết đủ ý, không giới hạn số từ.
- Thông điệp: Ví dụ bây giờ thông điệp ở các bài của mình là: "Dịch vụ viết cam kết hiệu quả của mình đang có ưu đãi 30-40%, đăng ký ngay".
- Độ trùng lặp: 0%, trừ những từ bắt buộc.
- Xưng hô: Mình, bạn.
- Bố cục bài viết: Cái này hơi dài, mình đã cắt qua bài khác. Các bạn vào đây tự lọc ý nhé: 16 yếu tố trình bày nội dung đẹp.
- Cách thức bàn giao: Bàn giao bằng link drive.
- Hình ảnh: Trên 3 ảnh, nét, liên quan, đặt alt, mô tả ảnh, chèn logo, nén ảnh trước khi tải lên.
- Tiêu chí SEO: Cái này khá dài, bạn chưa có checklist cụ thể thì có thể cmt bên dưới mình gửi sau nhé.
- Câu từ: Dễ hiểu, súc tích, đúng ngữ pháp.
8. Ngân sách
Thường thì đây sẽ trong bản Brief giữa khách hàng và Agency, chứ không đưa cho bên Creative cái này. Vì bên Creative nhận lương chứ có ăn theo dự án đâu. Tuy nhiên, nếu thuê Freelancer nên đưa vào: "Một bài 1000 từ, 100k" cho rõ ràng.
9. KPI
KPI của bên sáng tạo có thể là lượt tương tác, leads. Hoặc dễ thấy nhất là số lượng content, số lượng từ, % trùng lặp trên mỗi bài,...
10. Deadline
Đương nhiên rồi.
11. Liệt kê ra những bên liên quan chính
- Ví dụ như ai là người kiểm duyệt, khi có vấn đề thì bên sáng tạo nên báo cáo cho ai?
- Nếu cần hỏi thêm thông tin thì hỏi ai?
- Dự án này cần viết theo tiêu chí đề ra bởi các bên nào?
- Ai là người đăng bài? Đăng như thế nào?
12. Các thông tin liên quan
Một số thông tin khác mà mình thấy nên có để bộ phần sáng tạo làm việc hiệu quả hơn:
- Quy trình kiểm duyệt/ đăng bài/ nhận feedback.
- Mẫu content tham khảo. Mẫu bài bàn giao.
- Những lỗi thường gặp.
- Lưu ý thêm cho mỗi dự án.
Mẫu Creative Brief tham khảo
Bạn có thể xem lại các phần bên trên để tự tạo brief cho team của mình. Nếu muốn khảo thêm của bên mình thì cứ cmt ở bên dưới, mình sẽ gửi bạn sau ^^.
Kết luận,
Vậy là bạn đã hiểu Creative Brief là gì rồi chứ? Đúng là một thứ nhất định phải làm trước cả khi dự án bắt đầu luôn nhỉ? Nếu còn thông tin gì bạn thấy quan trọng nữa thì bình luận bên dưới nhé.