KINH NGHIỆM CHẠY 1 CHIẾN DỊCH EMAIL MARKETING TỪ A - Z

Digital Marketing hiện đại nói chung là có nhiều ngóc ngách để triển khai, nào là Content MKT, Mobile MKT, Social Advertising, Search MKT… Tuy nhiên có 1 mảng cũng quan trọng không kém là Email Marketing mình lại thấy ít được đề cập tới và rất khó để kiếm 1 bài chia sẻ dạng “case study” hoặc “trải nghiệm có tâm” về nó.

Thực tế thì suốt quá trình 7 năm lăn lội trong mảng Digital, không ít lần mình “đụng chạm” tới Email MKT, dù không phải lần nào cũng thành công và đạt được mục đích đề ra. Trong bài viết này mình xin chia sẻ lại toàn bộ 1 chiến dịch Email MKT mình tự triển khai, hi vọng các bạn có thể áp dụng được cho công việc của mình hoặc chí ít là có thêm 1 bài viết để tham khảo trên con đường làm nghề.

ĐỂ BẮT ĐẦU, CÁC BẠN CẦN PHẢI CHUẨN BỊ NHỮNG THỨ SAU ĐÂY:

  1. Data Email của khách hàng
  2. Sever để gửi Email đi và Sever để nhận Email về
  3. Phần mềm để gửi Email
  4. Content để gửi Email
  5. Theo dõi, đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả

Tuy nhiên nếu các bạn đang làm ở 1 công ty, hoặc bạn là nhân viên của 1 phòng Marketing nào đó, tất cả các chiến dịch đều bắt đầu từ 1 tờ đề xuất và kết thúc bằng 1 tờ báo cáo nghiệm thu, chứ không phải ào vào phát là làm luôn (Công sở là thế).

VÍ DỤ ĐỀ XUẤT SẼ GỒM:

Tổng quan chung về chiến dịch Email MKT

  • Tên chương trình/ Người đề xuất/ Người thẩm định/ Người kí duyệt/ Thời gian thực hiện/ Chi Phí

Lý do thực hiện

  • Tình trạng hiện tại/ Lợi ích khi thực hiện

Mục tiêu

  • Mục tiêu chiến lực/ KPIs con số cụ thể

Nội dung/ Chi tiết/ Quy trình thực hiện

  • Sẽ làm những công đoạn nào/ Ai là người phụ trách/ Chi phí là bao nhiêu/ Timeline thế nào
  • Phân nhóm khách hàng/ phân nhóm Email (Ví dụ Email Welcome, Email Xác nhận, Email chúc mừng, Email cảm ơn, Email khuyến mãi, Email thông tin, Email hướng dẫn, Email tư vấn)
  • Lịch trình gửi Email phân loại theo từng nhóm khách hàng…

Ký duyệt

CÒN NGHIỆM THU SẼ GỒM:

Báo cáo kết quả chiến dịch Email MKT so với KPIs

  • Tổng chi phí là bao nhiêu/ Kết quả thế nào/ Đạt hay không đạt so với KPIs/ Các hình ảnh, mẫu giấy tờ chứng minh

Nhận định

  • Nếu không đạt KPIs thì tại sao/ Nếu đạt KPIs thì cần cải thiện thêm những gì cho lần sau/ Chương trình thành công hay thất bại/ Vấn đề, nguyên nhân, giải pháp

Đề xuất sắp tới

  • Sau khi chương trình này kết thúc, kế hoạch tiếp theo là gì

Các giấy tờ hóa đơn, sao kê thanh toán

  • Những hạng mục nào đã chi tiền thì phải có giấy tờ chứng minh

Ký duyệt và kết thúc

DATA EMAIL CỦA KHÁCH HÀNG LẤY Ở ĐÂU RA:

Nếu trước đó bạn đã có Email của khách thì không nói làm gì, còn nếu không thì mình phải tự đi kiếm, có 2 cách mà mình thường xuyên sử dụng đó là:

1. Đi mua

Hiện tại thì chỉ cần lên fb hoặc gg gõ từ khóa “mua bán Database Email” thì sẽ ra rất nhiều dịch vụ, tuy nhiên theo mình độ trust của các bên này là không cao, đa số là Email rác hoặc không đúng mục tiêu khách hàng, nên đa số là mình tự quét.

2. Tự quét Email khách hàng

Có 1 phương pháp mình hay sử dụng đó là:

Quét UID group khách hàng mục tiêu -> Chuyển UID thành Email (Nếu muốn thì chuyển UID thành SĐT để chạy SMS Marketing cũng được)

Ví dụ bạn đang muốn có tệp Email là khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực thẩm mỹ, thì bạn có thể dùng Tools quét UID những Group như Tâm Sự Dao Kéo, Tâm Sự Làm Đẹp. Sau khi quét xong bạn sẽ có 1 tệp UID, bạn lại dùng 1 Tools khác chuyển các UID này thành Email (Tỉ lệ tầm 40-60%).

Lưu ý là sau khi có tệp Email rồi, bạn phải làm thêm 1 bước nữa đó là lọc các Email không tồn tại, Email không hợp lệ.

Phần mềm quét UID: Mình hay dùng Simple UID của ATP
Phần mềm chuyển UID thành Email: Tracuusodienthoai
Phần mềm lọc Email hợp lệ: TOP Email Verify

SEVER ĐỂ GỬI EMAIL ĐI VÀ SEVER ĐỂ NHẬN EMAIL VỀ

Theo kinh nghiệm của mình, dịch vụ Amazon SES là tốt nhất để dùng cho Email Marketing, với chi phí gửi 1000 Email vào khoảng 0.1 USD. Hiện tại Amazon SES đăng ký cũng rất dễ với hạn mức gửi là 50K Email 1 ngày.

Tới đây thì có thể sẽ thắc mắc là những thằng như Mailchimp, Getresponse..đâu mà không thấy nhắc tới. Với mình thì 2 thằng này đúng là nó sẽ thuận tiện hơn cho người mới, vì nó tối ưu hóa cũng như tích hợp đủ tính năng rồi, chỉ cần kéo thả là được nhưng chi phí đắt hơn, nếu Amazon SES gửi 50K Email chỉ tốn 5 USD, thì Getresponse tốn khoảng 300 USD, nói chung cái gì cũng có cái giá của nó.

Lưu ý là khi sử dụng Server Amazon SES thì phần lọc mail trước rất quan trọng, vì nó sẽ giảm tỉ lệ Bounerate cũng như tỉ lệ gửi không thành công. Gửi xịt nhiều quá sẽ bị khóa tài khoản

PHẦN MỀM ĐỂ GỬI EMAIL

Nếu ai sử dụng Mailchimp, Getresponse thì có thể bỏ qua phần này, bởi vì bản thân nó là 1 công cụ tích hợp đủ thứ để thay thế phần mềm rồi. Các bạn chỉ cần Reg acc, rồi thanh toán tiền và bấm nút chạy.

Còn nếu ai sử dụng Sever Amazon SES như mình thì phải có 1 phần mềm đi kèm để tiến hành gửi Email.

Hiện tại mình đang sử dụng phần mềm Smart Serial Mailer để tiến hành gửi, hướng dẫn và tải phần mềm các bạn có thể tìm thấy trên Google.

CONTENT ĐỂ GỬI EMAIL

Content như thế nào để vào được Inbox là một vấn đề đau đầu, theo kinh nghiệm của mình, khi 1 Email được gửi thì bộ lọc Mail nó sẽ xét tới khá nhiều yếu tố (cái này cũng có thể tìm trên Google). Còn mình thường hay chọn giải pháp gửi 1 Email chỉ toàn Text + 1 link, kể về 1 câu chuyện hoặc 1 bài chia sẻ mà người dùng sẽ không cảm thấy có yếu tố thương mại ở trong đó. Các bạn có thể để lại Email của mình dưới cmt, mình sẽ gửi Email MKT để các bạn thấy nó vào inbox hay là không.

THEO DÕI, ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ

Thường thì phần mềm nó sẽ có phần thống kê, nhưng mình quê mùa nên vẫn thường sử dụng File Excel để cập nhật chỉ số bằng tay, ai cần mình gửi

KẾT

Nói chung thì tùy lĩnh vực từng công ty, hoặc từng mục đích chiến dịch mà mình có thể biến hóa cho nó phù hợp, bài viết tới đây cũng dài rồi, ai có thắc mắc có thể cmt hoặc nhắn cho mình, nếu thấy hay có thể thả 1 cái “cảm xúc” cho bài viết nhé.

Saigon Uniform