Chỉnh lưu là gì? Khái niệm về Chỉnh lưu là gì? thế nào chính xác, đây là một trong những "cụm từ" được tra cứu nhiều ở Google tại thời điểm hôm nay, Hãy cùng BANDOVIETNAM.COM.VN giải đáp khái niệm Chỉnh lưu là gì? là gì chính xác nhất, đầy đủ dưới đây.
1. Khái niệm Mạch chỉnh lưu là gì?
Theo wiki, Mạch chỉnh lưu là một mạch điện điện tử chứa các linh kiện điện tử có tác dụng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Mạch chỉnh lưu được dùng trong các bộ nguồn một chiều hoặc mạch tách sóng tín hiệu vô tuyến trong các thiết bị vô tuyến. Trong mạch chỉnh lưu thường chứa các diode bán dẫn để điều khiển dòng điện và các đèn chỉnh lưu thủy ngân hoặc các linh kiện khác.
Hiểu đơn giản mạch chỉnh lưu là mạch điện cho phép chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC). Chỉnh lưu giống như một cái van chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều nhất định.
Mạch chỉnh lưu nửa sóng: Một mạch chỉnh lưu nửa sóng chỉ một trong nửa chu kỳ dương hoặc âm có thể dễ dàng đi ngang qua diode, trong khi nửa kia sẽ bị khóa, tùy thuộc vào chiều lắp đặt của diode. Vì chỉ có một nửa chu kỳ được chỉnh lưu, nên mạch chỉnh lưu nửa sóng có hiệu suất truyền công suất rất thấp. Mạch chỉnh lưu nửa sóng có thể lắp bằng chỉ một diode bán dẫn trong các mạch nguồn một pha.
Chỉnh lưu toàn sóng: Mạch chỉnh lưu toàn sóng biến đổi cả hai thành phần cực tính của dạng sóng đầu vào thành một chiều. Do đó nó có hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên trong mạch điện không có điểm giữa của biến áp người ta sẽ cần đến 4 diode thay vì một như trong mạch chỉnh lưu nửa sóng. Điều này có nghĩa là đầu cực của điện áp ra sẽ cần đến 2 diode để chỉnh lưu, thí dụ như 1 cho trường hợp điểm X dương, và 1 cho trường hợp điểm X âm. Đầu ra còn lại cũng cần chính xác như thế, kết quả là phải cần đến 4 diode. Các diode dùng cho kiểu nối này gọi là cầu chỉnh lưu.
Bộ chỉnh lưu toàn sóng biến đổi cả hai nửa chu kỳ thành một điện áp đầu ra có một chiều duy nhất: dương (hoặc âm) vì nó chuyển hướng đi của dòng điện của nửa chu kỳ âm (hoặc dương) của dạng sóng xoay chiều. Nửa còn lại sẽ kết hợp với nửa kia thành một điện áp chỉnh lưu hoàn chỉnh.
Đối với nguồn xoay chiều một pha, nếu dùng biến áp có điểm giữa, chỉ cần 2 diode nối đấu lưng với nhau (nghĩa là anode-với-anode hoặc cathode-với-cathode) có thể thành một mạch chỉnh lưu toàn sóng.
Một mạch chỉnh lưu dùng đèn chân không thông dụng sử dụng một đèn có 1 cathode và 2 anode trong cùng một vỏ bọc; Trong trường hợp này, 2 diode chỉ cần một bóng chân không. Các đèn 5U4 và 5Y3 là những thí dụ thông dụng nhất cho kiểu mạch này.
2. Chức năng của mạch chỉnh lưu
Chức năng chính của mạch chỉnh lưu là tạo nguồn điện một chiều từ nguồn điện xoay chiều. Bộ chỉnh lưu được sử dụng bên trong các bộ nguồn của hầu hết các thiết bị điện tử. Trong các bộ nguồn, mạch chỉnh lưu thường mắc với biến áp, bộ lọc phẳng điện áp và có thể là bộ điều khiển điện áp. Một vài ứng dụng của mạch chỉnh lưu là:
Sử dụng trong máy hàn
Nguyên lý của máy hàn là tạo ra hồ quang giữa hai khi cho tiếp xúc giữa cực dương và cực âm của nguồn thông qua que hàn. Người ta sẽ chuyển điện áp xoay chiều có giá trị lớn thành điện một chiều khoảng 30V. Do ta giảm điện áp ở ngõ ra nên ra máy hàn sẽ có khả năng cung cấp dòng điện ngõ ra lớn.
Sử dụng trong các bộ nguồn
Như chúng ta đã biết, hầu hết các mạch điện bên trong các thiết bị điện đều sử dụng nguồn điện xoay chiều để hoạt động. Sử dụng mạch chỉnh lưu trong nguồn điện giúp chuyển đổi nguồn điện AC thành DC. Trong đó nổi bật nhất là mạch chỉnh lưu cầu, được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị lớn. Nơi chúng có khả năng chuyển đổi điện áp xoay chiều cao thành điện một chiều thấp.
Việc sử dụng máy biến áp là cách đơn giản để thay đổi được ngõ ra là điện áp một chiều mong muốn. Khi đó mạch chỉnh lưu có thể cấp nguồn cho động cơ, đèn led hoặc các thiết bị hoạt động với điện một chiều.
Diode Flyback
Trong một số ứng dụng để bảo vệ các linh kiện khi có điện áp ngược trả về. Khi mạch điều khiển đóng ngắt tải có tính cảm, khi tải bị ngắt điện thì nó sẽ phát ra dòng điện. Để triệt tiêu dòng điện này người ta sử dụng mạch chỉnh lưu với một diode đã xả hết dòng điện trên tải.
3. Phân loại mạch chỉnh lưu
– Phân loại theo loại linh kiện bán dẫn trong mạch
+ Mạch chỉnh lưu không điều khiển sử dụng diode
+ Mạch chỉnh lưu có điều khiển sử dụng SCR hay thyristor
+ Mạch chỉnh lưu bán điều khiển sử dụng diode và SCR
– Phân loại theo số pha nguồn cấp: một pha, hai pha, ba pha, 6 pha…
– Phân loại theo sơ đồ mắc linh kiện có hai loại
+ Mạch chỉnh lưu hình tia: Ở sơ đồ này số lượng linh kiện sẽ bằng với số pha của nguồn cấp cho mạch. Tất cả các linh kiện đấu chung một đầu nào đó với nhau hoặc cực âm chung hoặc cực dương chung.
+ Sơ đồ mạch cầu: Ở sơ đồ này số lượng linh kiện bán dẫn nhiều gấp đôi số nguồn cấp cho mạch. Trong đó một nửa số linh kiện mắc chung cực âm, một nửa kia lại mắc chung nhau cực dương.
=> Như vậy, khi gọi tên một mạch chỉnh lưu người ta dùng 3 dấu hiệu trên để chỉ cụ thể mạch đó. Ví dụ mạch chỉnh lưu cầu 3 pha bán điều khiển là mạch chỉnh lưu mắc theo kiểu sơ đồ cầu, nguồn cấp cho mạch là 3 pha và sử dụng cả diode và SCR.
Bên trên là những thông tin giải đáp của đội ngũ BANDOVIETNAM.COM.VN về khái niệm Chỉnh lưu là gì, hi vọng đây là những thông hữu ích đến với quý bạn đọc, chúc các bạn thành công.