Mừng mùa lễ hội năm 2021 Google Doodle có gì đặc biệt?

Mùa lễ hội cuối năm 2021 là một trong những thông tin xu hướng của hiện nay? Vậy Mùa lễ hội cuối năm 2021 có gì đặc biệt? Google Doodle có gì đặc biệt?. Tại Việt Nam sẽ có những sự kiện gì  để chào đón này đặc biệt này. Cùng BANDOVIETNAM.COM.VN tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Mùa lễ hội cuối năm 2021 là gì?

Tháng 12 là tháng cuối cùng của một năm và đây cũng là dịp tổ chức lễ hội tại nhiều Quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Chính vì vậy, thời điểm này còn được gọi là "Mùa lễ hội".

Và mùa lễ hội hay còn được gọi là mùa lễ hội tháng 12 hay December Global Holidays, đây là một trong những hoạt động thường niên của Google trong những năm gần đây nhằm kĩ niệm sự kiện này.

Năm 2021, Mừng mùa lễ hội ngày nào?

Trên thực tế, hoạt động mừng mùa lễ hội của Google không cố định vào một ngày nào cụ thể. Thông thường, mùa lễ hội là khoảng thời gian từ Lễ Tạ Ơn (ngày thứ năm của tuần lễ thứ 4 của tháng 11) cho đến năm mới. Và trong dịp này sẽ có một số lễ hội lớn có thể kể đến như:

👉 Lễ Giáng Sinh chính thức được tổ chức vào ngày 25/12 theo lịch tháng 12 Dương hàng năm. Nhưng thông thường, từ tối ngày 24/12, người ta đã ăn mừng ngày lễ này. Người ta sẽ trang trí cây thông Noel và tổ chức các hoạt động kỷ niệm vui chơi khác.

👉 Lễ hội Hanukkah (lễ hội Ánh sáng của người Do Thái kéo dài 8 ngày đêm, bắt đầu vào ngày thứ 25 của tháng Kislev theo lịch Do Thái). 

👉 Năm 2020, lễ Hanukkah bắt đầu từ thứ 5 ngày 10/12 tới thứ 6 ngày 18/12. 

👉 Năm 2021 lễ Hanukkah bắt đầu từ Chủ nhật ngày 28/11 tới thứ 2 ngày 6/12.

👉 Lễ hội Kwanzaa (Thời gian kéo dài từ 26/12 đến 1/1): Đây là ngày lễ hội truyền thống của người Mỹ gốc Phi.

👉 Ngày lễ tặng quà hay còn được gọi là Boxing Day được tổ chức ngay sau lễ Giáng Sinh.

👉 Lễ hội đêm Chichibu - Được đất nước Nhật Bản được tổ chức vào ngày 2/12 và 3/12 hằng năm.

👉 Lễ hội Ōmisoka được tổ chức vào ngày 31/12 hằng năm.

Trong khoảng thời gian diễn ra các lễ hội, Google sẽ có thể thay đổi hình Doodle thành những hình ảnh đặc trưng của lễ hội ở một số quốc gia trên thế giới để mọi người được cùng hòa mình, chung vui vào không khí lễ hội rộn ràng.

Mừng mùa lễ hội năm 2021: Google Doodle sẽ thiết kế gì đặc biệt?

Năm 2021 này, để kỷ niệm mùa lễ hội, Google đã vừa công bố một Google Doodle đặc biệt trên công cụ tìm kiếm tên "Seasonal Holidays 2021". 

Cụ thể, Google Doodle được thiết kế dưới dạng ảnh màu sắc với hình ảnh chữ Google được trang trí bởi dây đèn ở phía tiên và phía dưới với các màu sắc rực rỡ theo màu sắc của chữ Google để sẵn sàng cho không khí lễ hội tưng bừng cuối năm 2021.

Nhìn chung, mừng mùa lễ hội hằng năm là một hoạt động thường niên rất có ý nghĩa "tô lên niềm vui" của Google Doodle. Sự kiện mùa lễ hội cuối năm sẽ giúp mang tới không khí vui tươi, rộn ràng để mọi người trên thế giới, chúng ta dễ dàng hòa mình vào những lễ hội đặc biệt, ấn tượng của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, có cả đất nước chữ S Việt Nam xinh đẹp, đáng sống.

Trong năm 2021 này, chúng ta hãy cùng chờ đón những điều mới mẻ trong hoạt động mừng mùa lễ hội của Google nhé.

Google thay ảnh đại diện chào mừng mùa lễ hội tháng 12
Google thay ảnh đại diện chào mừng mùa lễ hội tháng 12 

 

Tổng hợp mới các Mùa lễ hội cuối năm 2021 tại Việt Nam

Mùa lễ hội cuối năm ở miền Bắc 

Mùa lễ hội cuối năm 2021, thời gian diễn ở miền Bắc từ 1/12/2021 – 3/1/2023. Trong khoảng thời gian này, Làng Văn hoá – du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội lớn mang đậm bản sắc văn hoá, nghệ thuật của dân tộc.

Làng và các sắc hoa

Là chủ đề các hoạt động diễn ra trong tháng 12 này tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Chuỗi các hoạt động sẽ có sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 16 dân tộc đến từ 12 tỉnh, thành trong cả nước.

Điểm nhấn sự kiện tháng 12 là “Phiên chợ vùng cao chào Xuân 2021” diễn ra từ ngày 31/12/2021 - 03/01/2022 với không gian chợ vùng cao phía Bắc. Tại không gian chợ sẽ có không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, bày bán sản của các dân tộc Mông, Hà Nhì, Lự…

Ngoài ra, tại không gian chợ sẽ diễn ra trình diễn nghệ thuật múa khèn của dân tộc Mông (tỉnh Bắc Kạn); Trình diễn nghề thủ công truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc vùng cao; Tái hiện Lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu; Tái hiện Tết Khù sự chà của dân tộc Hà Nhì, tỉnh Điện Biên...

Chuỗi hoạt động tháng 12 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam có chủ đề “Làng và những sắc hoa”
Chuỗi hoạt động tháng 12 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam có chủ đề “Làng và những sắc hoa”

Phiên chợ vùng cao chào Xuân 2023

Nét đặc sắc của các phiên chợ vùng cao chắc chắn sẽ làm du khách thích thú trong dịp cuối năm 2021. Sự kiện tái hiện lại khung cảnh chợ phiên quen thuộc của đồng bào dân tộc anh em. Tại đây, bạn không chỉ được tham gia các lễ hội mang đặc trưng của người dân miền núi mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc biệt, hương vị lạ, mang hơi thở của núi rừng. Lễ hội diễn ra từ ngày 31 tháng 12 đến ngày mùng 3 tháng 1 dương lịch.

Phiên chợ vùng cao là một hoạt động hấp dẫn du khách tham quan. Đây là cơ hội quý báu cho những du khách chưa có dịp đến vùng Tây Bắc, Đông Bắc, được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một phiên chợ muôn sắc màu mà mộc mạc, gần gũi, độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao ngay trong lòng thủ đô Hà Nội.
Phiên chợ vùng cao là một hoạt động hấp dẫn du khách tham quan. Đây là cơ hội quý báu cho những du khách chưa có dịp đến vùng Tây Bắc, Đông Bắc, được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một phiên chợ muôn sắc màu mà mộc mạc, gần gũi, độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao ngay trong lòng thủ đô Hà Nội.

Tại Phiên chợ vùng cao chào Xuân 2023, bạn sẽ được chiêm ngưỡng điệu múa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, được đắm chìm trong giai điệu múa khèn của các cô gái người Mông, trải nghiệm lễ hội Tết Khù của người Hà Nhì… Bên cạnh đó là rất nhiều hoạt động thú vị như dân ca dân vũ, biểu diễn múa rối, ném còn…

Lễ hội hoa sở Bình Liêu

Ngày 12-12, tại thôn Đồng Long, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, Hội hoa Sở đã chính thức khai mạc. Đây là năm thứ sáu liên tiếp huyện Bình Liêu tổ chức Hội và là một trong nhiều hoạt động hưởng ứng chương trình kích cầu của tỉnh Quảng Ninh.

Hội hoa Sở Bình Liêu năm 2021 là hoạt động văn hóa tiêu biểu, thiết thực của nhân dân các dân tộc vùng cao Bình Liêu hưởng ứng chủ trương kích cầu du lịch của tỉnh. Đây là dịp để huyện Bình Liêu giới thiệu, quảng bá hình ảnh, khẳng định giá trị của hoa sở và các sản phẩm từ cây sở gắn với những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Bình Liêu đến đông đảo du khách.

Hội hoa Sở Bình Liêu 2021 dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
Hội hoa Sở Bình Liêu 2021 dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Mùa lễ hội cuối năm ở miền Trung 

Lễ hội năm tại miền Trung 

Không chỉ miền Bắc mà các tình miền Trung cũng tổ chức rất nhiều lễ hội ý nghĩa trong dịp cuối năm 2021. Một số lễ hội thu hút được đông đảo khách tham gia như:

Lễ Hội Cầu Ngư: Vào tháng Giêng hằng năm, người dân làng chài sẽ từng bừng tổ chức Lễ Hội Cầu Ngư với mong muốn là cầu cho một vùng trời yên biển lặng, tôm cá vào đầy khoang. Lễ Hội Cầu Ngư diễn ra là để thờ cúng "Cá Ông" - tức là cá voi. 

Lễ Hội Cầu Ngư
Lễ Hội Cầu Ngư

Sở dĩ người dân làng chài ở miền Trung có tục Thờ cúng "Cá Ông" vì đây là một loài cá thần, người xưa kể rằng loài cá này đã giúp ngư dân vượt qua bao hoạn nạn khi đang lênh đênh trên biển cả. Sau khi ăn tết xong, người dân làng chài sẽ lập đền làm Lễ tế Cá Ông, thường thì người ta sẽ lồng ghép dưới hình thức Lễ Hội Cầu Ngư và ra quân đánh bắt vụ cá Nam.

Lễ Hội Cầu Ngư thường được diễn ra trong 2 ngày. Vào ngày lễ chính, làng sẽ chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. 

Lễ Hội Lam Kinh: Được tổ chức tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, là nơi có Điện Lam Kinh và lăng vua Lê. Tại đền vua Lê ngày trước, theo định lệ thì cứ ba năm một lần, vào đúng ngày giỗ của vua Lê Lợi ( 22/8 âm lịch) các vua quan nhà Lê ở Đông Kinh (Tức là Thăng Long) tập trung về Lam Sơn làm lễ, còn nhân dân địa phương hằng năm vẫn mở rộng hội tưởng niệm người anh hùng dân tộc đã khuất tại ngôi đền này.

  • Đây là Lễ Hội nhằm tôn vinh vua Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) - người có công trong lịch sử đấu tranh giải phóng đất nước ở thế kỉ XV.
  • Được tổ chức vào ngày 22 tháng 8 âm lịch hằng năm - tức là ngày mất của vua Lê Lợi
  • Địa điểm: Đền Vua Lê, xã Xuân Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và Đền Bố Vệ, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
Lễ Hội Lam Kinh
Lễ Hội Lam Kinh

Lễ Hội Dinh Thầy Thím: Còn gọi là Lễ Tế Thu, thường diễn ra từ ngày 14 - 16 tháng 9 Âm lịch, tại Dinh Thầy Thím. Lễ Hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến Thầy Thím - một bậc cao nhân đức tài vẹn toàn. Dinh Thầy Thím được xây dựng cách đây 130 năm vào thời Tự Đức (1879), tọa lạc giữa rừng dầu trên khu cát trắng nay thuộc thôn Tam Tân, xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. 

Lễ Hội Dinh Thầy Thím
Lễ Hội Dinh Thầy Thím

Lễ Hội Dinh Thầy Thím không những trở thành một nét văn hóa truyền thống đối với người dân địa phương mà nơi đây còn thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, xin lộc ơn phước từ Thầy Thím mỗi năm.

Lễ Hội Dinh Thầy Thím
Lễ Hội Dinh Thầy Thím

Lễ Hội Katê: Còn được gọi là Lễ Hội Mbang Katé, là một lễ hội của đồng bào dân tộc Chăm. Đây là một Lễ Hội dân gian linh thiêng đặc sắc và quan trong của người Chăm. Lễ Hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất, những vị anh hùng của dân tộc, những vị anh hùng này được người Chăm tôn vinh như những vị thần. Thường được tổ chức vào ngày 25 tháng 7 theo lịch của dân tộc Chăm ( tức là khoảng 25/ 9 - 25/10 dương lịch).

Ngày hội Văn hoá dân tộc Mường

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ 2 diễn ra từ ngày 10 tháng 12 đến ngày 12 tháng 12 tại quảng Trường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hóa. 

Lễ hội mang một nét đặc trưng riêng với các sự kiện như liên hoan văn nghệ tập thể, trình diễn trang phục dân tộc, giới thiệu các nghi thức sinh hoạt cộng đồng, diễn tấu cồng chiêng… Đặc biệt, du khách sẽ được trải nghiệm hoàn toàn miễn phí.

Ngày hội Văn hoá dân tộc Mường là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc Mường các tỉnh tham gia gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế

Lễ hội Ẩm thực Huế cuối năm 2021 diễn ra từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 12. Lễ hội này được tổ chức tại nhiều địa điểm nhằm tạo điều kiện để người dân trong tỉnh và du khách đến từ các vùng miền khác nhau có cơ hội trải nghiệm. Đó là phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, cầu đi bộ gỗ lim, công viên Tứ tượng, công viên Phan Bội Châu…

Dự kiến, không gian dành cho tổ chức Ngày hội Áo dài và Liên hoan ẩm thực sẽ là trục đường đi bộ ven sông Hương từ cầu Trường Tiền đến gần cầu Phú Xuân gắn liền với đường đi bộ trên sông Hương lát gỗ lim do KOICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc) tài trợ.

Đây là dịp để khẳng định Huế là “cái nôi” và cũng là Kinh đô của Áo dài Việt Nam - nơi còn lưu giữ các giá trị đặc trưng của Áo dài truyền thống và là nguồn cảm hứng trong việc sáng tạo nhằm nâng cao giá trị của chiếc Áo dài với “tư cách” là một di sản. Đó cũng là cơ sở để Thừa Thiên Huế từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu “Huế – Kinh đô Áo dài Việt Nam”, thúc đẩy các hoạt động du lịch, dịch vụ gắn với phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

Bên cạnh các hoạt động quảng diễn, trình diễn, triển lãm, tọa đàm về áo dài còn có tiết mục nhảy flashmob của cộng đồng mặc áo dài Huế (dự kiến sẽ có vài trăm người tham gia).

Mùa lễ hội cuối năm ở miền Nam

Những người dân miền Nam cũng nô nức đón chào mùa lễ hội cuối năm 2021 bằng không ít các sự kiện lớn nhỏ. Trong đó, sự kiện lớn nhất và cũng được nhiều người mong chờ nhất đó là Giáng sinh tại Sài Gòn. Khắp ngả đường phố, những ánh đèn lung linh được thắp lên, mang đến bầu không khí ấm áp và vui vẻ. 

Ngoài ra, sự kiện lớn mà người dân miền Nam không thể bỏ lỡ đó là “Tuần lễ món ngon phổ biến Vũng tàu 2021”. Sự kiện này kéo dài từ ngày 19/12 – 27/12/2021. Tuần lễ ẩm thực này giới thiệu các món ăn dân dã đặc trưng đến đông đảo khách tham quan, du lịch.

Các loại thường thấy như: bánh hỏi, bánh khọt hay gọi cá, hải sản,… Đi kèm với đó là các sự kiện giải trí: leo núi, chạy bộ và chào đón Tết Dương lịch 2023.

Saigon Uniform