Diêm dân là gì?
"Diêm dân" là một kể chuyện dân gian của người Việt Nam. Đây là một nhân vật trong thể loại truyện dân gian của Việt Nam. Nó thường đại diện cho một người có trí tuệ, sáng tạo và khả năng giải quyết các vấn đề một cách hài hòa và thông minh.
Tuy nhiên, nếu xét theo Hán Việt? Diêm là từ Hán Việt, nghĩa là muối. Như vậy, Diêm dân là Người làm muối tại Việt Nam!
Như vậy, Diêm dân hay diêm nghiệp là khái niệm vô cùng quen thuộc với những người dân vùng biển. Đây là một trong những ngành nghề truyền thống và vẫn được phát triển đến hiện nay. Nghề này còn có tên gọi khác là nghề làm muối, tức là công việc khai thác và sản xuất muối. Lao động trong nghề còn gọi là Diêm dân. Nghề này liên quan đến biển và tập trung ở những nơi có biển. Ngành này thu hút rất nhiều lao động, góp phần tạo thu nhập cho người dân tại địa phương.
Nhọc nhằn đời diêm dân tại Việt Nam
Vào những ngày giữa tháng 3 này, chúng tôi về vùng biển Đồng bằng Sông Cửu Long, đúng thời điểm diêm dân ở đây vào vụ thu hoạch muối. Ở đó, trong cái nắng hơn 35 độ của đất trời miền Tây Nam bộ, những giọt mồ hôi mặn chát, những đôi chân trần nặng nhọc giữa những mảnh ruộng ô vuông rộng mênh mông, kèm theo đó là nụ cười lấp lóa về một vụ mùa bội thu.
Nhọc nhằn mưu sinh trên đồng muối
Giữa buổi trưa, trong cái gió lồng lộng có thể thổi bay mọi thứ ở vùng biển Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), diêm dân quần quật mấy tháng liền trên đồng muối chỉ đủ trang trải sinh hoạt trong cuộc sống.
Ngồi trò chuyện với chúng tôi, anh Lê Văn Công diêm dân Hợp tác xã muối Doanh Điền (xã Điền Hải, huyện Đông Hải) đã gắn bó hơn 20 năm với ruộng muối vùng biển Gành Hào cho biết, trên nền bùn đất, diêm dân phải lấy dụng cụ làm nén để đất có thể cứng như... xi măng, bằng phẳng như sân bóng thì muối mới có thể kết tinh, tạo thành từng mảng lớn được, chứ nếu lẫn bùn, bụi bẩn còn thì chất lượng muối sẽ kém đi rất nhiều.
“Trong khoảng thời gian chờ đợi thu hoạch, diêm dân cũng thường xuyên ở bên ruộng muối của mình để kiểm tra chất lượng muối, tránh bị những tạp chất khác lẫn vào” - Anh Công nói.
“Nghề muối không đơn giản, làm ra được hạt muối, lắm nhọc nhằn” - anh Thạch Riêm, ở ấp Tân Nam, xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng bộc bạch. Ngày thu hoạch muối, vợ chồng anh phải vác và gánh gần 300 gánh từ đồng muối về nhà kho với quãng đường trên 100m, tính cả chục tấn muối đã đi qua đôi vai gầy này. Nhưng vất vả không phải là điều duy nhất diêm dân phải gánh chịu.
“Muối mặn lắm, nó ngấm vào chân, tay và da, dù đã mặc quần áo dày, quấn thêm bao găng ở ngoài, nhưng lớp da vẫn bị bong tróc, bủng beo. Nhưng nếu chăm chỉ, nghề này cũng đem lại thu nhập ổn định, tuy không dư dả nhưng cũng nuôi sống được gia đình” - anh Thạch Riêm chia sẻ.
Nghề làm muối không những vất vả mà còn có không ít rủi ro. Anh Danh Dũng ở ấp Vĩnh Điền, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cho biết: Nghề làm muối sợ nhất những cơn mưa bất chợt đến, nhất là vào những ngày khi hạt muối kết tinh. Chỉ một cơn mưa, công sức của diêm dân bao ngày nhọc nhằn trên đồng ruộng sẽ đổ sông đổ bể mà không có cách nào cứu vãn được.
“Thoạt nhìn qua, nhiều người cứ nghĩ nghề muối đơn giản, bởi chỉ cần bơm nước biển vào ruộng rồi đợi cho chúng bốc hơi hết là có thể xúc muối mang đi bán được” - Anh Dũng ngậm ngùi.
Nắng lên, diêm dân cười!
Nói là “khắc nghiệt”, nhưng hễ năm nào mưa bão nhiều, nắng kém là xem như bà con diêm dân lại thấp thỏm không yên vì đây là công việc phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Trái ngược với phần lớn các ngành nghề khác, nắng gắt, số ngày nắng kéo dài luôn là niềm mong mỏi của bà con nông dân trên những cánh đồng muối.
Những cơn gió chướng khiến cho nhiều người khó chịu, nhưng với diêm dân, đó lại là sự ưu ái của thiên nhiên, bởi nắng nóng thì đồng nghĩa với việc được mùa muối...
Anh Trần Thanh Quang ở ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Năm nay, nắng nóng hạn mặn kéo dài, nhiệt độ cao, là điều kiện tốt cho sản xuất muối. Giá muối đen được thương lái mua tại ruộng từ 800 - 900 đồng/kg, muối trắng từ 1.200 - 1.400 đồng/kg. Với giá này, diêm dân lãi khoảng 50 triệu đồng/ha. Năm nay, nắng nhiều nên muối trúng mùa, được giá, diêm dân chúng tôi rất vui”.
Nghề làm muối cơ cực trăm bề, hễ muối được mùa thì giá quá thấp, còn muối mất mùa thì giá lại đẩy lên cao gấp đôi. Nên diêm dân cứ ở mãi trong vòng luẩn quẩn nghèo khó. Anh Danh Nghĩa, ở ấp Biển Trên, phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho hay, những diêm dân mỗi năm bám nghề khoảng 4-5 tháng/năm, nếu thời tiết thuận, còn những ngày mưa bão đành “treo ruộng”.
Mỗi ngày làm việc quần quật từ sáng sớm đến chiều muộn trên cánh đồng, thu nhập được khoảng 200 nghìn đồng. Đấy là còn đỡ, chứ hôm nào sắp đến lúc thu muối, ông trời ập mưa một cơn, coi như hôm ấy chả có xu nào “Cực lắm, những hôm không ra đồng muối, ai thuê gì tôi làm nấy, chứ không thì nhà 4-5 miệng ăn, khó sống lắm!” - Anh Nghĩa nói.
Muối mặn thì ai cũng biết, nhưng ngay trên đồng muối ấy có những mảnh đời, những nỗi vất vả cùng giọt mồ hôi còn mặn chát hơn cả... muối thì có lẽ ít người biết. Tạm biệt những diêm dân vùng biển Đồng bằng sông Cửu Long trên đường về, trong tôi, hình ảnh những diêm dân đôi chân đang lầm lũi kéo những chiếc cào, nặng gánh trên đồng muối cứ ám ảnh khôn nguôi. Ở đó, ngoài những hạt muối mặn mòi, tôi còn thấy những giọt mồ hôi thấm đầy lưng áo vải.
Bên trên đội ngũ BANDOVIETNAM.COM.VN vừa giải đáp cho quý bạn đọc Diêm dân là gì? Hi vọng những thông tin liên quan đến Diêm dân là hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công.