Parvo là gì? Bệnh Parvo ở chó có lây sang người không?

Cùng đội ngũ BANDOVIETNAM.COM.VN giải đáp Parvo là gì? Bệnh Parvo ở chó kéo dài bao lâu? Có lây sang người không?

Bệnh Parvo ở chó là gì?

Bệnh Parvo có tên khoa học là Canine parvovirus hay còn biết qua cái tên bệnh viêm ruột - dạ dày. Bệnh do virus parvovirus gây ra nên còn gọi là bệnh Parvovirus. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao và tỷ lệ tử vong trên 80% trong thời gian ngắn. Vi rút thường bùng phát trong dạ dày chó (thường xảy ra ở cún con dưới 3 tuổi).

Bệnh không có thuốc đặc trị mà chỉ có thuốc hỗ trợ thế nên đây được xem là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh bùng phát khi trời chuyển mùa, nắng mưa thất thường, nóng lạnh đột ngột.

Bệnh có thể bị nhầm lẫn với những bệnh khác như vi rút Corona, viêm ruột xuất huyết do vi khuẩn, bệnh trùng cầu và giun móc phá hoại. Vậy nên không được tự ý chữa tại nhà mà cần đến cơ sở uy tín để thăm khám.

PHÒNG BỆNH

  • Phòng bệnh Parvo ở chó bằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo
  • Thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh
  • Những con chó ốm cần phải được cách ly, không được tiếp xúc với những con chó khỏe mạnh
  • Định kì đến phòng khám kiểm tra, xét nghiệm để nắm bắt được tình hinh sức khỏe của bé và phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi đang ủ bệnh
  • Định kỳ tiêm phòng vaccine cho chó. Tiêm vaccine lần đầu khi chó đạt 6-7 tuần tuổi, nhắc lại 3-4 tuần và định kỳ tái chủng 1 năm 1 lần.

TRIỆU CHỨNG GIÚP BẠN CÓ THỂ NHẬN BIẾT BỆNH PARVO

Bệnh Parvo xuất hiện trên chó ở 3 thể:

  • Thể ruột
  • Thể tim
  • Thể tim ruột kết hợp

Đối với chó mắc bệnh Parvo ở thể tim hoặc thể tim, ruột kết hợp thì tỉ lệ tử vong là rất cao, chết nhanh, với các biểu hiện tim, lách, phổi, ruột … xuất huyết nặng.

Tại các cơ sở thú y, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chuyên sâu để phân tích bệnh, kết hợp các phương pháp kiểm tra để biết rằng chú chó của bạn có bị mắc Parvo hay không?

Bệnh Parvo ở chó có lây sang người không?

Parvovirus B19 lây lan qua dịch tiết đường hô hấp, chẳng hạn như nước bọt, đờm hoặc chất nhầy mũi, khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Parvovirus B19 cũng có thể lây lan qua máu hoặc các sản phẩm máu. Phụ nữ mang thai bị nhiễm Parvovirus B19 có thể truyền virus cho em bé. Chính vì vậy, nếu bạn đang trong thời gian thai kỳ và có thể đã tiếp xúc với Parvovirus B19, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn và điều trị càng sớm càng tốt.

Bởi vì Parvovirus B19 chỉ lây nhiễm cho người, nên một người không thể bị nhiễm virus Parvo từ chó hoặc mèo. Ngoài ra, chó và mèo cũng không thể bị nhiễm Parvovirus B19 từ người bị nhiễm bệnh. Chó và mèo cưng có thể bị nhiễm các Parvovirus khác không có khả năng lây nhiễm cho người. Do vậy, thú cưng cần được tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm Parvovirus.

Parvovirus B19 thường gây truyền nhiễm trong khoảng thời gian trước khi phát ban xuất hiện. Khi bị phát ban, tức là người mắc bệnh không còn được coi là truyền nhiễm và không cần phải cách ly.

Bệnh Parvo là do virus gây nên. Khi phân, dịch tiết từ chú chó nhiễm bệnh thải ra mội trường sẽ nhanh chóng phát tán. Tuy nhiên, chỉ lây từ chó sang chó, chứ không lây sang mèo hay những động vật khác. Đặc biệt là con người. Nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan bởi virus tiến hóa rất nhanh, chúng có thể đe dọa con người bất cứ khi nào. Vì vậy khi phát hiện ra mầm bệnh phải điều trị triệt để, tổng vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

Cách chữa bệnh parvo ở chó tại nhà

Chó bị parvo không nên điều trị tại nhà. Vì có thể lây sang chú chó khác. Đặc biệt căn bệnh này cần phải theo dõi, truyền nước, bổ sung thuốc liên tục nếu không chó sẽ tử vong. Nhưng nếu nơi bạn sống không có bệnh viện thú y, phòng khám thú y thì có thể dùng phương pháp dân gian như lá ổi,nhọ nồi, lược vàng,… để chữa trị. Một số đã thành công nhưng không phải tất cả.

Lá ổi có tính ấm, vị đắng, có công tiêu thũng, giải độc và cầm máu. Ngoài ra còn kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả. 

Một số lưu ý khi phát hiện chó bị nhiễm parvovirus

  • Vệ sinh sạch sẽ không gian sống, sinh hoạt. Tuyệt trùng hoặc thay mới tất cả vật dụng củ chú chó bị nhiễm bệnh cùng các chú chó khác đang sống trong gia đình.
  • Kiểm tra sức khỏe, theo dõi tình trạng của tất cả chú chó trong nhà.
  • Nếu điều trị ngoại trú thì kiên trì đưa chó đi truyền nước ngày 2 lần, nếu là chó con. Việc di chuyển có thể làm chú chó mệt hơn nên tốt nhất nên điều trị nội trú.
  • Thường xuyên xoa đầu, vuốt ve và động viên, lên tinh thần cho cún yêu.
  • Không để chó nằm đất, cố gắng giữ thân nhiệt ổn định cho em ấy.
  • Tuyệt đối không ép chó ăn uống, để tránh chó bị nôn mửa, việc truyền nước và thuốc bổ đã thay cho việc ăn uống hằng ngày của chó.
Saigon Uniform