Bản đồ quy hoạch giao thông Thành phố Cần Thơ đến năm 2030

Thông tin bản đồ quy hoạch giao thông tại Thành phố Cần Thơ năm 2030, giúp bạn tra cứu nắm đước các tuyến giao thông đối ngoại (Đường bộ và đường thuỷ, Đường sắt, đường hàng không) và giao thông đối ngoại ở TP Cần Thơ.

1. Thông tin quy hoạch giao thông thành phố Cần Thơ

1.1 Giao thông đối ngoại

a) Đường bộ: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường cao tốc, gồm: Tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ; tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; tuyến Cần Thơ – Cà Mau; tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn đi qua thành phố Cần Thơ từ cầu mới qua sông Hậu).

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ: 1A, 80, 91B, Nam sông Hậu.

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh kết nối khu vực nội ô với các đô thị ngoại thành, giữa các thị trấn ngoại thành và với các đô thị khác trong vùng.

+ Xây dựng mới cầu qua sông Hậu tại quận Thốt Nốt. Trong định hướng dài hạn, xây dựng mới cầu qua sông Hậu tại quận Ô Môn.

+ Cải tạo, xây mới theo cấp hạng của đường đối với các cầu khác trên hệ thống đường giao thông đối ngoại.

b) Đường thủy: Tăng cường cải tạo nạo vét luồng lạch các tuyến giao thông thủy quốc gia: Sông Hậu, kênh Cái Sắn, sông Cần Thơ, kênh Xà No, sông Ô Môn, kênh Thị Đội, kênh Thốt Nốt.

+ Hoàn thiện, nâng cao năng lực của cụm cảng Cần Thơ, bao gồm các khu bến Cái Cui, Hoàng Diệu – Bình Thủy, Trà Nóc – Ô Môn, trong đó Cái Cui là khu bến chính, là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực.

+ Xây mới và nâng cấp các bến cảng, bến tàu trên các tuyến giao thông thủy quốc gia phục vụ cho vận tải hàng hóa và hành khách, đồng thời sẽ xây dựng thêm một số bến tàu tại các điểm đô thị mới để tăng cường năng lực vận tải thủy của thành phố.

c) Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ và có các tuyến rẽ đi Long Xuyên và Cà Mau.

d) Đường hàng không: Nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ để có thể đón nhận các loại máy bay lớn đạt tiêu chuẩn cấp hạng sân bay 4E theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, công suất khoảng 4-5 triệu hành khách/năm và 400.000 – 500.000 tấn hàng hóa/năm.

1.2 Giao thông đô thị

a) Đường bộ: Khu vực các quận nội ô: Xây dựng mới, cải tạo, hoàn thiện các tuyến đường trục chính đô thị đồng bộ với các nút giao thông, đảm bảo kết nối giữa các tuyến đường đối ngoại với mạng lưới đường chính của thành phố. Các trục chính đô thị hiện hữu gồm: Quốc lộ 91 (đường Cách Mạng Tháng Tám), quốc lộ 91B, quốc lộ Nam sông Hậu, đường Mậu Thân, đường Võ Văn Kiệt, đường 30 tháng 4, đại lộ Hòa Bình, đường Trần Phú, đường Hùng Vương, đường Trần Hưng Đạo, đường Nguyễn Văn Cừ.

+ Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường chính khu vực theo định hướng quy hoạch của các khu đô thị. Quản lý lộ giới của các tuyến đường theo quy hoạch đảm bảo thuận lợi cho nâng cấp mở rộng trong tương lai.

+ Các thị trấn: Mạng lưới đường phát triển trên cơ sở kết hợp giữa nâng cấp cải tạo hệ thống đường hiện hữu với xây dựng mới đồng bộ và hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái đặc thù của các thị trấn, đảm bảo liên hệ nhanh chóng với đô thị trung tâm và các đô thị khác.

b) Giao thông tĩnh: Nâng cấp bến xe hiện hữu tại quốc lộ 91B, bến xe Ô Môn, Thốt Nốt, ngã ba Lộ Tẻ, các bến xe khách tại các thị trấn ngoại thành.

+ Xây dựng mới bến xe chính tại khu vực quận Cái Răng với diện tích dự kiến khoảng 15-20 ha, các bến xe kết nối với hệ thống giao thông đường sắt, đường hàng không, đường thủy.

+ Các bến xe hiện hữu trong nội ô sẽ chuyển thành các bến xe buýt, phương tiện giao thông công cộng.

+ Bố trí các bãi đỗ xe tại các khu vực trung tâm công cộng của đô thị.

c) Nút giao thông: Tại các điểm giao, cắt giữa các trục giao thông đối ngoại, đường cao tốc, đường sắt và các trục đường chính của thành phố cần thiết phải xây dựng các nút giao thông khác cốt để đảm bảo tốc độ và an toàn giao thông.

d) Cầu: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cầu trong thành phố để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giao thông vận tải. Các cầu sẽ được xây dựng theo cấp hạng, chiều rộng và tải trọng của các tuyến đường đồng thời phải đảm bảo tĩnh không thông thuyền theo cấp hạng của các tuyến sông, rạch.

e) Giao thông công cộng: Tổ chức giao thông công cộng trong thành phố bằng hệ thống xe buýt nối các khu đô thị có nhu cầu giao thông cao theo các trục đường chính. Dự kiến xây dựng các tuyến xe điện nối các khu đô thị của thành phố.

1.3 Đường thủy

+ Tăng cường nạo vét, tạo cảnh quan trên các tuyến giao thông thủy nội địa do thành phố quản lý.

+ Khi xây dựng các công trình vượt sông cần đảm bảo tĩnh không và cấm lấn chiếm bờ sông làm ảnh hưởng tới khả năng lưu thông của các phương tiện.

+ Bố trí bến tàu khách chính, bến tàu du lịch tại khu vực trung tâm đô thị truyền thống.

+ Cải tạo và xây dựng thêm các bến tàu hàng hóa và bến tàu hành khách trên các tuyến sông chính của thành phố.

2. Bản đồ quy hoạch giao thông Thành phố Cần Thơ đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch giao thông Thành phố Cần Thơ đến năm 2030

PHÓNG TO

Saigon Uniform