TẢI Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất đến năm 2030

LINK TẢI FILE Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất đến năm 2030 (58M)

Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất đến năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai chi tiết nhất.

Phạm vi quy hoạch huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

Huyện Thống Nhất có diện tích đất 250,2 km², nằm ở trung tâm của tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp huyện Định Quán
  • Phía đông giáp thành phố Long Khánh
  • Phía nam giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ
  • Phía tây giáp huyện Trảng Bom.

Thống Nhất là huyện trung du nằm ở trung tâm của tỉnh Đồng Nai, huyện này có đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và dự án đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đang được xây dựng đi qua.

Huyện Thống Nhất có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Dầu Giây và 9 xã: Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Bàu Hàm 2, Hưng Lộc, Lộ 25, Quang Trung, Xuân Thiện.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất đến năm 2030

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2023: Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 3731/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Theo quyết định, Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của huyện Thống Nhất, bao gồm: Đất nông nghiệp: 20.806,56 ha; Đất phi nông nghiệp: 4.046,29 ha; Đất chưa sử dụng: 0 ha

Kế hoạch thu hồi các loại đất trong năm kế hoạch 2023 của huyện Thống Nhất, bao gồm: Đất nông nghiệp: 157,64 ha; Đất phi nông nghiệp: 0,58 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2023 được xác định như sau: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 255,32 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 35,00 ha.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2023 của huyện Thống Nhất được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện.

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030: Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 5370/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Thống Nhất.

Theo Điều 1 của Quyết định số 5370/QĐ-UBND, huyện Thống Nhất, Phương án sử dụng đất trong kỳ quy hoạch được xác định thông qua cơ cấu 03 loại đất, gồm:

  • Đất nông nghiệp 16.791,19 ha,
  • Đất phi nông nghiệp 8.061,66 ha,
  • Đất chưa sử dụng: 0 ha.

    Quyết định cũng xác định diện tích chuyển mục đích sử dụng trong thời kỳ quy hoạch bao gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 4.270,69 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 355,00 ha
  • Chuyển đổ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở: 3,50 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-203, huyện Thống Nhất.

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Dầu Giây đến 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Tài liệu kèm theo:

PHÓNG TO

 

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất đến năm 2030

Thông tin quy hoạch huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai mới nhất

Quy hoạch vùng huyện Thống Nhất đến 2030

Quy hoạch định hướng phát triển vùng không gian huyện Thống nhất đã được phê duyệt theo quyết định quy hoạch vùng huyện Thống Nhất đến 2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo quyết định, quy hoạch không gian vùng phát triển trên cơ sở 3 vùng phát triển (vùng phía Bắc, vùng Trung tâm và vùng phía Nam), các vùng có tính chất lan tỏa hỗ trợ cho các vùng chức năng khác.

Xác định các trục phát triển chính và các trục liên kết dựa trên yếu tố địa hình, đồng thời liên kết bằng các hệ thống giao thông chính :

  • Trục phát triển Bắc – Nam : Bám theo Quốc lộ 20, đây là trục liên kết hầu hết trung tâm các xã với hạt nhân trung tâm huyện Thống Nhất (đô thị Dầu Giây).
  • Trục phát triển Đông – Tây : Bám theo Quốc lộ 1A, đây là trục đối ngoại quan trọng liên kết huyện Thống Nhất với các đô thi lớn là TPHCM và TP Biên Hòa ở phía Tây – thành phố Long Khánh (đô thị hạt nhân vùng kinh tế phía Đông – tỉnh Đồng Nai) ở phía Đông.

Vùng không gian phát triển trung tâm huyện: bao gồm thị trấn Dầu Giây và xã Bàu Hàm 2 với quy mô diện tích khoảng 4.426 ha có tính chất là trung tâm phát triển công nghiệp, công nghệ cao, đô thị – dịch vụ, đào tạo – nghiên cứu khoa học, trong đó thị trấn Dầu Giây la trung tâm hành chính, chính trị văn hóa của toàn vùng.

Vùng không gian phát triển phía Bắc huyện: gồm các xã Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Quang Trung, Xuân Thiện với quy mô khoảng 14.967 ha.

Vùng không gian phát triển phía Nam huyện: gồm các xã Lộ 25, Hưng Lộc với quy mô diện tích khoảng 5.460,19 ha.

Về quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Thống Nhất được xác định khai thác và mở rộng thêm diện tích các khu công nghiệp đã được quy hoạch trước đó. Cụ thể:

  • KCN Dầu Giây (diện tích hiện hữu: 328,358ha, quy hoạch mở rộng thêm 150ha)
  • KCN Gia Kiệm (diện tích 330ha)
  • Khu dịch vụ – thương mại – logictics Lộ 25 (diện tích 252ha)
  • KCN Long Khánh (mở rộng thêm 500 ha tại xã Xuân Thiện

Về quy hoạch đô thị, theo UBND tỉnh Đồng Nai, trong kế hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 của đô thị Dầu Giây (huyện Thống Nhất) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì đô thị này có diện tích hơn 1,41 ngàn hécta. Trong đó, đất nội thị khoảng 930 hécta, đất ngoại thị là 483 hécta. Dự kiến đến năn 2030, dân số của đô thị Dầu Giây khoảng 65 ngàn người.

Quy hoạch đô thị Dầu Giây được xác định với tính chất là trung tâm tổng hợp về kinh tế, văn hóa, tài chính, giáo dục, y tế và công nghiệp của huyện Thống Nhất. Đây là cửa ngõ giao thông của tỉnh nên rất thuận lợi để phát triển thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Tỉnh đã đầu tư chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây, dự tính sẽ mở rộng thành chợ đầu mối của vùng Đông Nam bộ.

Quy hoạch giao thông huyện Thống Nhất

Hệ thống giao thông chính của huyện Thống Nhất là đường bộ và đường sắt. Các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện gồm có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện và hệ thống đường giao thông thông nông thôn các xã.

Về quốc lộ có 2 tuyến chính là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 20 đi qua với chiều dài 25,5 km, kết cấu đường bê tông nhựa. Hai tuyến quốc lộ giao cắt nhau tại ngã tư Dầu Giây. Tỉnh lộ có 3 tuyến với tộng chiều dài 29,1 km các tuyến đường đã được nâng cấp lên đường nhựa.

Hệ thống đường huyện quản lý gồm có tuyến chính, tổng chiều dài 79,7 km, lộ giới 32 m. Hiện nay 100% là đường tráng bê tông nhựa rộng từ 5-7m.

Ngoài ra, trên địa bàn các xã có trên 152 tuyến tổng chiều dài hơn 320 km đường giao thông nông thôn nội ô liên ấp thuộc các xã quản lý, trong đó 20,91% tráng hoặc bê tông xi măng. Nhìn chung chất lượng chưa đảm bảo nhu cầu đi lại, lưu thông và vận chuyển hàng hoá của địa phương. Mặt đường rộng từ 3-5 mét chủ yếu là đường đất, đường cấp phối sỏi đỏ. Nhờ có chương trình đầu tư của chương trình 135 đối với các xã đặc biệt khó khăn nên các tuyến đường liên ấp của 2 xã Xuân Thạnh và Xuân Thiện đã cơ bản được nhựa hoá.

Đây cũng là địa phương có đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đi qua và có dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua đang được xây dựng.

Trong thời kỳ 2021-2030, huyện cũng sẽ đầu tư xây dựng và mở rộng một số tuyến đường mới. Do đó, bản đồ quy hoạch giao thông cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất thời kỳ 2021-2030.

Phát triển vùng đô thị huyện Thống Nhất

Theo bản đồ quy hoạch huyện Thống Nhất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện với DT gần 25.000 ha. Thống Nhất được quy hoạch là vùng phát triển đô thị gắn với khu, cụm công nghiệp tập trung, phát triển trung tâm thương mại, dv du lịch, giải trí và cả chợ đầu mối nông sản vùng trung tâm của tỉnh. Đồng thời, đây chính là đầu mối giao thông của tỉnh Đồng Nai liên kết vùng TP.HCM; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuyên canh.

Bên cạnh đó, Thống Nhất được đánh giá có nhiều tiềm năng và động lực phát triển như: Là cửa ngõ đi vào TP.HCM, đầu mối của các tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Phan Thiết – Dầu Giây; Dầu Giây – Liên Khương; nút giao QL1 và QL20, gần sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến tỉnh kết nối cảng Cái Mép – Thị Vải với lợi thế phát triển giao thông; vùng có nguồn tài nguyên đất đai lớn, có giá trị khai thác đa dạng.

Quy hoạch sử dụng đất của huyện Thống Nhất

Thông qua quy hoạch xây dựng của tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Huyện Thống Nhất sẽ thuộc vùng II, là vùng kinh tế phía đông của tỉnh. Đến năm 2025, sẽ phát triển trung tâm hành chính là thị trấn Dầu Giây, với quy hoạch đô thị loại 5 và là đô thị loại 4 đến 2030.

Thống Nhất phát triển đô thị gắn với KCN tập trung. Đi kèm phát triển dịch vụ, giải trí, du lịch và chợ đầu mối nông sản, cấp vùng.

Huyện có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, thuận lợi về giao thông. Là cửa ngõ quốc lộ 1A, nối Long Khánh đến TP Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng là điểm đầu của QL20 đi Đà Lạt.

Quy hoạch phát triển giao thông huyện Thống Nhất

Nhìn vào bản đồ quy hoạch huyện Thống Nhất, huyện có 2 tuyến quốc lộ chính là QL 1 và QL 20 có kết cấu đường nhựa. Hai tuyến quốc lộ này giao cắt nhau tại ngã tư Dầu Giây, thị trấn Dầu Giây. Đây địa phương có nhiều tuyến đường tỉnh. Đã và đang được quy hoạch xây dựng, cải tạo và nâng cấp bao gồm:

  • Tuyến Thống Nhất – Long Thành (tỉnh lộ 769)
  • Tuyến Thống Nhất – Vĩnh Cửu (tỉnh lộ 762)
  • Tuyến Trảng Bom – Xuân Lộc (tỉnh lộ 772)
Bản đồ quy hoạch huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

Xem thêm:

Bản đồ quy hoạch huyện Thống Nhất 2030
Dự An làm đường ở huyện Thống Nhất
Kế hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất 2023
Quy hoạch xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
Gia Kiệm lên thị trấn
Bản đồ quy hoạch xã Lộ 25
Hạ tầng giao thông huyện Thống Nhất
Bản đồ quy hoạch huyện Xuân Lộc 2030 

Saigon Uniform