TẢI Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Bù Đăng đến năm 2030

Tải File Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Bù Đăng Đến Năm 2030 PDF CAD (68M)

Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Bù Đăng đến năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn Huyện Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước chi tiết nhất.

Phạm vi quy hoạch Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Huyện Bù Đăng có diện tích đất 1.503 km² ( huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Phước), nằm ở tọa độ 106085’ đến 107067’ kinh đông và có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Đắk Nông
  • Phía tây giáp thị xã Phước Long và các huyện Bù Gia Mập, Phú Riềng
  • Phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và huyện Đồng Phú
  • Phía bắc giáp huyện Bù Gia Mập và tỉnh Đắk Nông.

Huyện Bù Đăng có 16 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Đức Phong và 15 xã: Bình Minh, Bom Bo, Đak Nhau, Đoàn Kết, Đăng Hà, Đồng Nai, Đức Liễu, Đường 10, Minh Hưng, Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, Phú Sơn, Phước Sơn, Thọ Sơn, Thống Nhất.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Bù Đăng đến năm 2030

Trước đó, ngày 7/5/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1176/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, bao gồm: Diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2021, kế hoạch thu hồi đất năm 2021, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021, kế hoạch đưa đất chưa sử dụng đất vào sử dụng năm 2021 (năm 2021, huyện Bù Đốp không còn đất chưa sử dụng).

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030: Quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đến 2030, được xác định theo Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 23/8/2022. Theo đó, diện tích và cơ cấu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch của huyện Bù Đăng được xác định với các loại đất như sau:

  • Đất nông nghiệp: 121.255,30 ha
  • Đất phi nông nghiệp: 28.823,13 ha
  • Đất chưa sử dụng: 0 ha.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch đến 2030, bao gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 14.888,84 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 5.177,44 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 8,24 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất chuyển mục đích sử dụng được xác định trên Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, kèm theo Quyết định này.

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Bù Đăng, còn có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Đức Phong và xã Bình Minh, Nghĩa Trung, Thống Nhất đến 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đăng được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Tài liệu kèm theo:

PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2

Thông tin quy hoạch Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Hưởng lợi từ vị trí “vùng đệm” giao thương nối các trục kinh tế lớn nhất miền Nam

Bù Đăng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được định danh là “vùng đệm” giao thương liên kết Bình Phước - Đông Nam Bộ và Tây Nguyên khi sở hữu “tọa độ vàng” ngay cửa ngõ: tiếp giáp các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai và 4 huyện, thị xã trong tỉnh (Bù Gia Mập, Phước Long, Phú Riềng, Đồng Phú), cách trung tâm tỉnh lỵ 54km, cách TP. HCM 165km về phía Nam với các tuyến giao thông trọng điểm: QL14, ĐT.760, ĐT.755 và đường Sao Bọng - Đăng Hà.

QL14 và ĐT.760 là 2 tuyến giao thông trọng điểm, làm “điểm tựa” cho “vùng đệm” giao thương Bù Đăng phát triển

Bên cạnh lợi thế “vùng đệm”, Bù Đăng còn được chính phủ quan tâm với nhiều tuyến giao thông trọng điểm đang được nâng cấp và mở rộng, đặc biệt là trục ĐT.760 nối Bình Phước và Đắk Nông và tuyến cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) với khi hình thành sẽ tăng khả năng liên kết của Bù Đăng với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là lợi thế lớn cho bất động sản địa phương tăng trưởng.

Tăng trưởng mạnh nhờ định hướng quy hoạch bền vững

Sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng từ đất, nước, khoáng sản, cảnh quan… là những “lực đỡ” quan trọng để Bù Đăng định hướng quy hoạch bền vững; phát triển trở thành vùng giao thương, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và cả đô thị trọng điểm của Bình Phước.

Về công nghiệp, Bù Đăng là huyện có diện tích lớn nhất Bình Phước với 1.501 km2, có tài nguyên đất dồi dào. Bù Đăng đang trở thành “cực nam châm” thu hút đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là về công nghiệp và đô thị. Theo quy hoạch, giai đoạn 2020 - 2030 huyện Bù Đăng sẽ được xây dựng 7 cụm công nghiệp với 225,23ha và tổng mức đầu tư lên đến 1.129 tỷ đồng. Khi hình thành nơi đây sẽ tập trung nhiều lao động, chuyên gia và người dân nhập cư kéo theo nhu cầu nhà ở chất lượng tăng cao, điều kiện lý tưởng để bất động sản Bù Đăng tăng trưởng.

Bản đồ quy hoạch 35 cụm Khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Bình Phước

Về thương mại, hưởng trọn lợi thế “vùng đệm” kết nối Bình Phước -Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, Bù Đăng đang thúc đẩy phát triển thương mại; quy hoạch các vùng kinh tế lấy trung tâm hành chính xã làm đơn vị giao thương để phát huy hết tiềm năng khu vực.

Về du lịch, Bù Đăng với lợi thế lớn về sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên, lịch sử đấu tranh anh hùng gắn với nhiều di tích cùng sự giao thoa văn hóa đa sắc của 34 dân tộc anh em tạo nên nét đặc sắc riêng về du lịch sinh thái, văn hóa và lịch sử cho địa phương. Hiện, Bù Đăng đang quy hoạch nhiều vùng du lịch độc đáo với các điểm gắn kết trên tuyến QL14, vùng du lịch gắn với trảng cỏ Bù Lạch…

Về đô thị, địa phương đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư để phát triển đô thị, đặc biệt khuyến khích loại hình đô thị du lịch để đa dạng hóa loại hình du lịch và thúc đẩy tiềm năng du lịch tăng trưởng.

Ngoài thế mạnh riêng có về vị trí, tài nguyên thiên nhiên, Bù Đăng còn được phát triển đúng hướng nhờ quy hoạch bền vững nên không khó lý giải vì sao BĐS khu vực này tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, một chuyên gia địa ốc chia sẻ.

Saigon Uniform