TẢI Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ đến năm 2030

LINK TẢI FILE Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ (45M)

Chúng tôi cập nhật mới về Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ đến năm 2030. Bạn có thể phóng to, hay tải về thuận tiện trong việc tra cứu bản đồ quy hoạch trên địa bàn huyện Cần Giờ tại Thành phố Hồ Chí Minh chi tiết nhất.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ đến năm 2030

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Chiều 1/4/2021, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong dự Hội nghị duyệt kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của UBND huyện Cần Giờ.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Phong có ý kiến huyện Cần Giờ cần sớm thực hiện công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030, trên cơ sở quy hoạch được duyệt và cập nhật ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng Khu đô thị du lịch Cần Giờ từ 600 ha lên 2.870 ha. Việc điều chỉnh quy hoạch phải hoàn thành trước quý 4/2021. Trong tương lai, huyện Cần Giờ sẽ là thành phố nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

Ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, việc huyện Cần Giờ trở thành thành phố du lịch và nghỉ dưỡng là một trong 49 đề án tạo sự đột phá cho TPHCM. Tuy nhiên, muốn ý tưởng thành hiện thực thì thành phố có thể mời chuyên gia, cố vấn nước ngoài tham gia vào công tác quy hoạch thông qua tổ chức thi tuyển kiến trúc quốc tế.

Chủ tịch UBND TPHCM lưu ý, nếu huyện Cần Giờ lên thành phố thì phải giữ lại cái hồn của huyện, tính đến việc gìn giữ, trùng tu các công trình văn hoá, lịch sử bởi đây là những công trình tạo sự sống động khi địa phương này phát triển du lịch, nghỉ dưỡng trong tương lai.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Cần Giờ

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Cần Giờ

Mục tiêu đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực. Tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021 – 2030 tăng 20,7%/năm; đến năm 2030, tỷ trọng dịch vụ chiếm 74,7% tổng giá trị sản xuất; thu nhập bình quân đầu người đạt 182 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn sử dụng năng lượng sạch đạt 100%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý đạt 100%; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đạt 40%; giảm hộ nghèo theo chuẩn của thành phố còn dưới 3%.

Để thực hiện được mục tiêu trên, thành phố sẽ triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2030 – 2040, để Cần Giờ trở thành một hình mẫu về sự hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên với nâng cao sinh kế và chất lượng sống cộng đồng dân cư, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững. Lập, triển khai kế hoạch đề cử vùng đất ngập nước ven biển huyện Cần Giờ trở thành vùng ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) trong bảo tồn hệ sinh thái biển, ven biển. Triển khai hiệu quả các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xâm thực, xói lở bờ biển, ngập lụt, xâm nhập mặn trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là áp dụng các mô hình thông minh có khả năng thích ứng, chống chịu với thiên tai.

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:

Ngày 14/10/2022, UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3485/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Cần Giờ.

Theo quyết định, Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch của huyện Cần Giờ với tổng diện tích tự nhiên: 70.445,34 ha. Trong đó:

  • Đất nông nghiệp: 46.539,91 ha;
  • Đất phi nông nghiệp: 22.875,98 ha;
  • Đất chưa sử dụng: 1.029,45 ha.

Kế hoạch thu hồi các loại đất trong năm kế hoạch 2022 của huyện Cần Giờ:

  • Đất nông nghiệp: 122,21 ha;
  • Đất phi nông nghiệp: 22,86 ha.
  • Đất chưa sử dụng: 0 ha

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 340,24 ha;
  • Chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp: 31,12 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 0 ha.

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng trong năm 2022 của huyện Cần Giờ là: 0 ha

Theo đó, UBND tỉnh giao UBND huyện Cần Giờ có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất, danh mục công trình, dự án sử dụng đất phân bổ theo địa bàn hành chính cấp xã theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; Thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi biết theo đúng nội dung và thời gian quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Đất đai trước khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất.

Tài liệu kèm theo:

Thông Tin Và Bản Đồ Quy Hoạch huyện Cần Giờ TP HCM

Vừa qua, UBND Tp.HCM đã duyệt nhiệm vụ tuyển chọn ý tưởng quy hoạch phát triển huyện Cần Giờ thành khu đô thị thông minh. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 70.421,58ha, trong đó 2.870ha là quy hoạch khu đô thị du lịch biển.

Đồ án với mục tiêu biến Cần Giờ thành một cực phát triển kinh tế mạnh của Tp.HCM về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng, dịch vụ công nghệ cao, đô thị thông minh, dịch vụ, khách sạn, resort,… Hướng tới một khu vực kinh tế tri thức, thu hút hoạt động khoa học, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo phục vụ hoạt động kinh tế công nghệ cao…

Nhằm đảm bảo gìn giữ hệ sinh thái, yếu tố lịch sử, văn hóa có sẵn của Cần Giờ, việc lựa chọn giải pháp quy hoạch bố trí khu vực nhà tái định cư và nhà ở xã hội, phù hợp với sự thống nhất của quy hoạch tổng thể là điều hết sức quan trọng. Theo đó, Cần Giờ sẽ được đầu tư mạnh tay nhằm phát triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật phối hợp các nguồn lực kinh tế xã hội vùng.

Cụ thể, đồ án đưa ra giải pháp và xác định rõ về phân khu chức năng như khoanh vùng phát triển và phân kỳ đầu tư. Đồng thời, phát triển các khu chức năng nén, không phân tán, khu vực nằm sâu trong đất liền phải kết nối tốt với nhau và đồng bộ khu đô thị lấn biển. Với đồ án này, Cần Giờ sẽ trở thành điểm đến thu hút giới đầu tư trong nhiều lĩnh vực như công nghệ cao, bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng.

Để phát triển nền kinh tế của huyện Cần Giờ ban lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt điều chỉnh nhiều dự án. Các hạng mục nằm trong quy hoạch Cần Giờ bao gồm như sau:

Quy hoạch giao thông huyện Cần Giờ

Bản đồ quy hoạch huyện Cần Giờ liên quan đến mạng lưới giao thông
Bản đồ quy hoạch huyện Cần Giờ liên quan đến mạng lưới giao thông

Quy hoạch Cần Giờ liên quan đến giao thông đường bộ đối ngoại

Trong nội dung quy hoạch Cần Giờ thì đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (đây cũng chính là đường cao tốc Liên Vùng phía Nam) sẽ được thực hiện theo như kế hoạch Bộ Giao thông vận tải duyệt. Còn Rừng Sác sẽ trở đường trục chính để đảm bảo cân bằng giữa cả hai chức năng là không gian đô thị, giao thông và kết nối tuyến giao thông liên khu vực với một số cụm đô thị trên địa bàn.

Quy hoạch Cần Giờ liên quan đến giao thông đường bộ đối nội

Đối với các đường hiện hữu trong quy hoạch Cần Giờ sẽ tiếp tục thực hiện cải tạo theo hướng nâng cấp và mở rộng lộ giới. Mục đích là đảm bảo việc khai thác tối đa hiệu quả về nhiệm vụ giao thông cũng như đạt những chỉ tiêu về tỷ lệ và mật độ giao thông theo quy định.

Đối các đường dự phóng trong quy hoạch sẽ thực hiện theo hướng quản lý chặt chẽ và tiếp tục đầu tư xây dựng. Mục tiêu hoàn thiện mạng lưới giao thông của đô thị để đảm bảo việc khai thác giao thông trên địa bàn được hiệu quả.

Quy hoạch Cần Giờ liên quan đến giao thông đường thủy

Trong số các nội dung quy hoạch Cần Giờ thì các tuyến sông, rạch trên địa phận sẽ đảm nhiệm vai trò giao thông thủy và phân cấp hạng kỹ thuật. Bên cạnh đó, vẫn cần đảm bảo hành lang bảo vệ sông, rạch theo như quyết định của UBND thành phố đã phê duyệt.

Trong quy hoạch Cần Giờ có nhiều tuyến sông và rạch sẽ đảm nhiệm vai trò giao thông đường thủy
Trong quy hoạch Cần Giờ có nhiều tuyến sông và rạch sẽ đảm nhiệm vai trò giao thông đường thủy

Quy hoạch Cần Giờ liên quan đến hệ thống giao thông công cộng

UBND huyện Cần Giờ định hướng xây dựng thêm nhiều bến phà chính phục vụ giao thông thủy như:

  • Phà Cần Thạnh đi Vũng Tàu.
  • Phà Bình Khánh 1 đi tới địa phận Phú Xuân – Nhà Bè.
  • Phà Bình Khánh 2 đi tới địa phận Hiệp Phước – Nhà Bè.
  • Phà Bình Khánh 3 đi tới địa phận Nhơn Trạch – Đồng Nai.
  • Phà Lý Nhơn.
  • Phà An Thới Đông đi đi tới địa phận Cần Giuộc – Long An.
  • Phà Thạnh An.

Hệ thống giao thông công cộng trong quy hoạch Cần Giờ chủ yếu sử dụng phương tiện xe bus cho tuyến đường bộ và dùng phà hay canô cho giao thông thủy.

UBND huyện quy hoạch bến bãi với diện tích đất sử dụng dự kiến là 31,1 ha, cụ thể:

  • Bến phà và sân bãi dự kiến là 10,5 ha.
  • Bến và bãi xe dự kiến là 20,8 ha. Sẽ bao gồm cho những dự án bãi đậu xe Bình Khánh quy mô dự kiến 5 ha; bãi xe Cần Thạnh (thuộc trong khu lấn biển) với quy mô 8 ha; cảng khách Cần Giờ quy mô thiết kế 7 ha và bến xe buýt Cần Giờ quy mô xây dựng là 0,8 ha.

Trong quy hoạch Cần Giờ các nút giao thông cũng được chú trọng đến. Huyện sẽ ưu tiên nghiên cứu giải pháp xây dựng và thay thế nút giao thông khác giữa đường Rừng Sác với với đường cao tốc liên vùng phía Nam. Song song với đó là Rừng Sác và các tuyến đường giao thông chính khu vực. Mục tiêu là đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả giao thông của tuyến đường lớn Rừng Sác.

Quy hoạch Cần Giờ đô thị

Quy hoạch huyện Cần Giờ có nhiều nội dung hướng đến đô thị hóa. Mục tiêu đến năm 2030, địa bàn sẽ có tỉ lệ khu dân cư đô thị nhiều hơn gấp 5 lần so với hiện tại. Nội dung quy hoạch Cần Giờ đô thị cụ thể như sau:

Quy hoạch Cần Giờ các khu dân cư đô thị

Toàn huyện sẽ dự kiến đưa khoảng 230.000 người vào diện khu dân cư đô thị, với 3 khu như sau:

Khu 1: Khu dân cư đô thị Bình Khánh (nằm trên địa bàn xã Bình Khánh).

  • Vị trí địa lý: Phía Bắc xã Bình Khánh.
  • Quy mô: 1.162,0 ha.
  • Dân số đô thị dự kiến: 70.000 người.
  • Mật độ xây dựng: 30 – 45%.
  • Tầng cao xây dựng: từ 2 – 5 tầng.
  • Chức năng: khu ở, các công trình công cộng như bệnh viện, khu văn hóa, thể dục thể thao, trường trung học phổ thông, trung tâm dạy nghề, thương mại dịch vụ.

Khu 2: Khu dân cư đô thị An Nghĩa (nằm trên địa bàn xã An Thới Đông).

  • Vị trí địa lý: thuộc ấp An Nghĩa.
  • Quy mô: 360,5 ha.
  • Dân số đô thị dự kiến: 20.000 người.
  • Mật độ xây dựng: 30 – 35%.
  • Tầng cao xây dựng: từ 2 – 5 tầng.
  • Chức năng: khu ở và các công trình công cộng như thể dục thể thao, thương mại dịch vụ, trường trung học phổ thông, khu văn hóa.

Khu 3: Khu dân cư đô thị Long Hòa (nằm trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh)

  • Vị trí: Thuộc xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh.
  • Quy mô: 2.340,6 ha.
  • Dân số đô thị dự kiến: 140.000 người.
  • Mật độ xây dựng: 30 – 45%.
  • Tầng cao xây dựng: từ 1 – 5 tầng.
  • Chức năng: khu ở, khu trung tâm huyện và các công trình công cộng như bệnh viện, khu du lịch, khu văn hóa, trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ.
Trong quy hoạch Cần Giờ có khu dân cư đô thị Long Hòa
Trong quy hoạch Cần Giờ có khu dân cư đô thị Long Hòa

Quy hoạch Cần Giờ các trung tâm

Để phục vụ tốt cho những nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn, quy hoạch Cần Giờ về hệ thống công trình công cộng được sắp xếp và xây dựng như sau:

Khu trung tâm huyện sẽ được cải tạo và nâng cấp với quy mô khoảng 43 ha. Từ nay đến năm 2025, thì khu trung tâm hành chính huyện được giữ nguyên tại xã Cần Thạnh.

Các công trình cấp thành phố sẽ có tổng quy mô xây dựng khoảng 751,8ha và tập trung ở khu vực Cần Thạnh – Long Hòa và Bình Khánh và Cần Thạnh – Long Hòa, cụ thể:

  • Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ: vị trí nằm trên xã Long Hòa với quy mô 821 ha, trong đó sẽ có 221 ha sẽ được tính vào khu đất dân dụng.
  • Khu du lịch dã ngoại xen kẽ nghỉ dưỡng tại xã Long Hòa với quy mô ước tính khoảng 46,8 ha.
  • Trung tâm nuôi trồng thủy hải sản nằm trên địa bàn xã Bình Khánh với quy mô 100 ha.
  • Viện dưỡng lão thuộc xã Bình Khánh quy mô khoảng 5 ha.
Trong quy hoạch Cần Giờ có khu đô thị du lịch lấn biển
Trong quy hoạch Cần Giờ có khu đô thị du lịch lấn biển

Quy hoạch Cần Giờ các công trình công cộng

Hệ thống công trình công cộng trong quy hoạch Cần Giờ sẽ có diện tích khoảng 271,6 ha. Trong đó sẽ có các loại công trình như: cơ quan hành chính tại các xã, công trình giáo dục đào tạo từ bậc mầm non cho đến trung tâm giáo dục và trường dạy nghề.

Các công trình y tế trên địa bàn huyện sẽ được cải tạo và nâng cấp bao gồm:

  • 2 bệnh viện với quy mô 500 giường tại thị trấn Cần Thạnh và xã Bình Khánh.
  • Bệnh viện dưỡng lão nằm trên địa bàn xã Bình Khánh.
  • Trung tâm y tế dự phòng nằm trên địa phận thị trấn Cần Thạnh.
  • 02 khu điều dưỡng nằm tại hai xã Bình Khánh và Long Hòa.
  • Bổ sung thêm nhiều phòng khám đa khoa cũng như hiện đại hóa các trạm y tế tuyến xã và thị trấn.

Công trình văn hóa thông tin trong quy hoạch Cần Giờ gồm bảo tàng, khu triển lãm, rạp chiếu phim, trung tâm văn hóa, thư viện.

Công trình thể dục thể thao sẽ được định hướng phát triển thêm trong các khu dân cư và trung tâm thể dục thể thao cấp huyện.

Công trình thương mại dịch vụ sẽ tăng thêm diện tích cho phần chợ, trung tâm thương mại dịch vụ, siêu thị…

Trong quy hoạch Cần Giờ có xây dựng bệnh viện dưỡng lão nằm trên địa bàn xã Bình Khánh
Trong quy hoạch Cần Giờ có xây dựng bệnh viện dưỡng lão nằm trên địa bàn xã Bình Khánh

Quy hoạch Cần Giờ phần công viên và cây xanh

Các công viên trong địa bàn huyện sẽ đảm nhiệm chức năng chính là thể thao, nghỉ ngơi, văn hóa và vui chơi giải trí. Đây sẽ là điểm tập trung mang tính cộng đồng cho từng khu vực. Các công viên này sẽ được bố trí ở những vị trí thuận lợi nhất để phục vụ cho người dân trong khu vực và du khách. Các cụm công viên trong quy hoạch Cần Giờ gồm có:

  • Khu du lịch dã ngoại kết hợp với nghỉ dưỡng nằm trên địa bàn xã Long Hòa. Quy mô diện tích đất sẽ sử dụng là 46,8 ha.
  • Công viên văn hóa Cần Thạnh với quy mô xây dựng lên đến 5ha.
  • Các khu công viên tập trung tại xã Long Hòa, Bình Khánh và An Thới Đông sẽ có quy mô khoảng 5ha/1 công viên.

Dọc theo dải biên sát biển Đông, các sông lớn và khu dân cư sẽ được bố trí khoảng lùi cây xanh ít nhất là 25m. Mục đích chính là hạn chế tối đa hiện tượng xói mòn lở đất cũng như ngăn chặn nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn.

Công tác bảo tồn và phát triển vùng đất trồng cây ăn quả dọc bờ biển trên địa bàn xã Cần Thạnh và Long Hòa sẽ xen cài trong các khu dân cư. Việc này cũng là nhằm ngăn chặn xói mòn và giữ vững nền đất.

Bảo tồn và tái tạo xây dựng lại khu rừng lịch sử chạy dọc theo con sông Đồng Tranh. Quy mô diện tích đất sẽ sử dụng là 1.800ha và kết hợp xen kẽ với xây dựng công trình du lịch, giáo dục truyền thống, văn hóa – giải trí.

Cách tra cứu thông tin quy hoạch huyện Cần Giờ

Đối với cư dân tại huyện Cần Giờ các nhà đầu tư đặc biệt giới đầu tư bất động sản thì việc nắm bắt thông tin quy hoạch luôn được quan tâm. Vậy để tra cứu thông tin quy hoạch huyện Cần Giờ có những cách nào? 

Cách 1: Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường được biết đến là một trong những cách phổ biến. Với cách tra cứu này người dân không cần phải chuẩn bị bất kỳ một loại giấy tờ nào. Có tìm kiếm được thông tin quy hoạch huyện Cần Giờ hay không chủ yếu dựa vào sự may mắn và khéo léo trong giao tiếp.

Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường
Tìm kiếm thông tin trực tiếp tại xã phường

Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã phường người dân hãy gặp trực tiếp cán bộ quản lý phòng ban liên quan để xin thông tin quy hoạch. Thế nhưng không phải ai cũng sẽ được cung cấp thông tin quy hoạch. Vì trên thực tế thông tin quy hoạch lộ ra dẫn đến sự biến động không nhỏ đối với thị trường bất động.

Khi có thông tin quy hoạch chính xác, người dân sẽ tăng giá tự do, tách thửa phân lô bán đất ào ạt. Nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được bán với mức giá hấp dẫn. Việc làm trên ảnh hưởng không nhỏ đến những người có nhu cầu mua bán đất thực sự. Đặc biệt, công tác quản lý cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cách 2: Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai

Tại Văn phòng đăng ký đất đai người dân có thể xin thông tin trích lục về đất. Đương nhiên ở phần thông tin trích lục sẽ có thông tin quy hoạch về đất chính xác. Thế nhưng cách này chỉ áp dụng với chủ sở hữu đất. Bởi để xin được thông tin trích lục người dân sẽ phải chuẩn bị hồ sơ. 

Tra cứu thông tin tại Văn phòng đăng ký đất

Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ có liên quan, số chứng minh hoặc số thẻ căn cước,…  Đối với người mua đất, chỉ có thể xin trích lục khi chủ sở hữu đất trợ giúp. Tuy nhiên đối với những thông tin quy không có lợi cho bất động sản thì chủ sở hữu sẽ không sẵn lòng giúp bạn xin trích lục thông tin đất. 

Thêm vào đó, cách này chỉ áp dụng cho những người có đất ở địa phương. Do vậy có thể thấy rằng cách tra cứu thông tin quy hoạch đất trực tiếp tại xã phường và văn phòng đất đai không khả quan và hiệu quả. Vậy tại sao người dân không thử cách khác, đó chính là tra cứu trực tuyến.

Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến

Tra cứu thông tin quy hoạch huyện Cần Giờ, người dân có thể sử dụng cách tra cứu trực tuyến. Các ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến đã xuất hiện một vài năm trở lại đây. Dựa trên những nền tảng công nghệ hàng đầu, ứng dụng hoàn toàn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin quy hoạch tại nhà.

Tìm kiếm thông tin bằng tra cứu trực tuyến

Hay nói đơn giản và ngắn gọn hơn, tra cứu trực tuyến là quá trình tìm kiếm thông tin quy hoạch thông qua ứng dụng có sẵn bằng một thiết bị có kết nối internet như điện thoại, máy tính. Người dân không cần phải di chuyển hay đến bất kỳ một địa điểm nào để tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể tìm kiếm thông tin.

Hiện nay, có rất nhiều trang cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch quận 2 mà người dân có thể thông qua đó nắm bắt thông tin. Ví dụ quyhoach.hanoi.vn, thanhxuan.hanoi.gov.vn, bất động sản INVERT,… Trong đó, Invert được biết đến là ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch huyện Cần Giờ nói chung và thông tin quy hoạch nói riêng được nhiều người ưu ái sử dụng nhất. Vậy bạn đã biết gì về ứng dụng này

Saigon Uniform